Xây dựng danh sách kiểm tra theo rủi ro tại Chi cục Thuế huyện Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 63 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Xây dựng danh sách kiểm tra theo rủi ro tại Chi cục Thuế huyện Thanh

thuế theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thay thế Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

3.3.1. Xây dựng danh sách kiểm tra theo rủi ro tại Chi cục Thuế huyện Thanh Trì Thanh Trì

Điểm khác của quy trình kiểm tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp là công tác kiểm tra thuế không tiến hành tràn lan mà tiến hành kiểm tra thuế có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào một số đối tượng “có vấn đề”.

Hàng năm, thực hiện sự chỉ đạo của Cục thuế TP Hà Nội, Chi cục Thuế huyện Thanh Trì thực hiện đánh giá rủi ro và lập danh sách rủi ro.

Bảng 3.2: Số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh kiểm tra rủi ro

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tổng số doanh nghiệp phải kiểm tra 3.007 4.718 5.115 Doanh nghiệp kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế 1.402 1.615 1.034 Doanh nghiệp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế 531 635 779

(Nguồn: CCT huyện Thanh Trì)

Năm 2014, 2015 việc đánh giá rủi ro dựa trên việc phân tích, nhận định rủi ro theo từng ngành nghề. Căn cứ vào tờ khai và báo cáo tài chính mà đơn vị gửi cơ quan thuế kết hợp với phân tích tình hình kinh tế và kinh nghiệm kiểm tra, chi cục Thuế huyện Thanh Trì đã tiến hành phân tích và chọn ra được: năm 2014 có 531 đơn vị thuộc diện kiểm tra tại tại trụ sở người nộp thuế; 1402 đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; năm 2015 có 635 đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, 1615 đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Năm 2016, công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào công tác đánh giá rủi ro, Chi cục Thuế huyện Thanh Trì đã thực hiện đánh giá rủi ro theo phần mềm TPR (đánh giá dựa trên các chỉ tiêu rủi ro

như dư có 331, dư có 131, ...) và chọn ra được 779 đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và 1.034 đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Những đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế là những đơn vị có dấu hiệu rủi ro thấp hơn, những đơn vị thuộc diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế là những đơn vị có mức độ rủi ro cao theo đánh giá của từng chỉ tiêu, cụ thể:

Bảng 3.3 Tổng hợp kế hoạch kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế năm 2014, 2015, 2016 STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Đội kiểm tra 1 Đội kiểm tra 2 Tổng Tỷ trọng Đội kiểm tra 1 Đội kiểm tra 2 Tổng Tỷ trọng Đội kiểm tra 1 Đội kiểm tra 2 Tổng Tổng Tổng 531 100% 635 100% 779 100% 1 Kinh doanh nhà hàng, khách sạn 25 22 47 8,85% 22 33 55 8,66% 2 Xây dựng, bất động sản 38 26 64 12,05% 32 28 60 9,44%

3 Kinh doanh ô tô, xe máy 10 12 22 4,14% 11 15 26 4,09%

4 Kinh doanh dược, thiết bị y tế 36 32 68 12,81% 34 39 73 11,49%

5 Doanh nghiệp có giao dịch liên doanh liên kết 7 5 12 2,25% 9 8 17 2,67% 23 27 50 6,41%

6 Doanh nghiệp có tỷ suất bất thường 43 42 85 16% 32 46 78 12,28% 66 53 119 15,27%

7 Doanh nghiệp có số thuế GTGT âm liên tục nhưng không xin hoàn

45 42 87 16,38% 47 38 85 13,38% 45 67 112 14,37%

8 Doanh nghiệp lỗ nhiều năm 23 26 49 9,22% 36 45 81 12,75% 47 46 93 11,93%

9 Doanh nghiệp bán hàng dưới giá vốn 56 52 108 13,86%

11 Khách hàng trả tiền trước lớn 50 76 126 16,17%

12 Chi phí phải trả lớn 61 59 120 15,4%

13 Dấu hiệu rủi ro khác 42 55 97 18,26% 72 88 160 25.24% 26 25 51 6,59%

Giai đoạn 2014 – 2016, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản gần như đóng băng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng bị trững lại, doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh sang một số lĩnh vực như Dược, thiết bị y tế. Độ rủi ro của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dược, thiết bị y tế được đánh giá cao hơn: năm 2014, có 68 đơn vị thuộc lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, thiết bị y tế được đưa vào danh sách rủi ro, chiếm 12,81% trong tổng số các doanh nghiệp được kiểm tra rủi ro; năm 2015 có 73 đơn vị thuộc lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, thiết bị y tế được đưa vào danh sách rủi ro, chiếm 11,49% trong tổng số các doanh nghiệp được kiểm tra rủi ro. Năm 2016, phần mềm đánh giá rủi ro không căn cứ vào ngành nghề kinh doanh nữa mà dựa trên các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, nhận thấy nhóm doanh nghiệp có độ rủi ro cao nằm ở các chỉ tiêu như khách hàng trả tiền trước lớn (126 doanh nghiệp được đưa vào danh sách rủi ro, chiếm 16,17% tổng số doanh nghiệp rủi ro), doanh nghiệp có dấu hiệu bán hàng dưới giá vốn (108 doanh nghiệp được đưa vào danh sách rủi ro, chiếm 13,08% tổng số doanh nghiệp rủi ro...)

Việc xây dựng tốt kế hoạch kiểm tra thuế giúp hạn chế được việc kiểm tra thuế tràn lan do hoạt động kiểm tra thuế được tiến hành trên cơ sở chương trình kế hoạch đã được cơ quan các cấp phê duyệt ngay từ đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)