CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp
4.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế
Một là, nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra thuế
Kết quả công tác kiểm tra thuế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế. Đó là việc nắm vững những quy định của pháp luật, không chỉ là pháp luật về thuế mà còn nắm vững pháp luật liên quan và vận dụng vào thực tế, xử lý các vấn đề phát sinh trong thẩm quyền của mình. Ngoài ra, cán bộ kiểm tra thuế nhất thiết phải có kỹ năng sử dụng công nghệ tin học, biết khai thác thông tin và có trình độ ngoại ngữ nhất định để phục vụ kiểm tra đối với doanh nghiệp NQD.
- Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cho từng nhóm công chức thực hiện từng chức năng quản lý của ngành, đặc biệt chú trọng chức kiểm tra thuế. Phân cấp cán bộ công chức theo năng lực và hiệu quả công việc. Đây là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực của bộ máy ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Đó chính là điều kiện để Chi cục có một tổ chức bộ máy hiện đại, hiệu quả. Rà soát, đánh giá năng lực cán bộ toàn Chi cục thuế, phân loại cán bộ ngành theo trình độ, độ tuổi, năng lực. Xác định số lượng cán bộ có thể bố trí vào các chức năng, bộ phận quản lý theo cơ cấu mới. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo
lại cán bộ phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Xác định số cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tiếp tục sử dụng trong bộ máy mới. Xây dựng phương án xử lý, sắp xếp đối với số cán bộ này.
- Xây dựng các chương trình đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để nâng cao năng lực cán bộ kiểm tra. Đặc biệt, chú trọng đào tạo kỹ năng kiểm tra chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức kế toán doanh nghiệp, kỹ năng tin học. Tạo điều kiện để cán bộ kiểm tra tham gia các lớp ngoại ngữ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế giỏi thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, quy hoạch và đề bạt một cách minh bạch, công bằng, nhằm nâng cao năng lực điều hành của CQT.
- Thường xuyên tổ chức các buổi phổ biến chính sách mới, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình làm việc giữa các đội kiểm tra thuế. Định kỳ tổ chức sát hạch kiến thức và căn cứ vào kết quả sát hạch để đánh giá, xếp loại công chức, buộc cán bộ kiểm tra phải chú trọng tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.
- Thành lập Hội đồng chuyên môn bao gồm các cán bộ làm đoàn trưởng các đoàn kiểm tra, chuyên nghiên cứu về từng sắc thuế để luôn có chương trình phân tích, phổ biến chính sách cũng như kiến nghị Cục thuế về những bất cập trong chính sách. Xây dựng nhật ký kiểm tra thuế cho cán bộ kiểm tra về quy trình, các phần việc cần thực hiện cũng như các vấn đề cần xử lý khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Phân công đội kiểm tra kết hợp đội tuyên truyền hỗ trợ luân phiên viết các chuyên đề phục vụ kiểm tra thuế như: chuyên đề xử lý hoá đơn bất hợp pháp, chuyên đề về kiểm tra giá vốn hàng bán doanh nghiệp thương mại, chuyên đề về thanh toán qua ngân hàng... nhằm nâng cao năng lực cán bộ kiểm tra, phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra thuế.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật thuế, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Áp dụng quy chế trách
nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo trực tiếp khi có cán bộ cấp dưới vi phạm pháp luật về thuế.
Hai là, tăng cường số lượng cán bộ kiểm tra thuế
Để đáp ứng nhu cầu kiểm tra thuế, với khối doanh nghiệp do Chi cục quản lý ngày càng tăng về số lượng và tính chất phức tạp, nhất thiết phải tăng cường số lượng cán bộ thực hiện kiểm tra thông qua:
- Thực hiện luân chuyển cán bộ làm công tác kiểm tra, giữa các đội kiểm tra, luân chuyển doanh nghiệp quản lý, bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác kiểm tra một cách hợp lý, theo trình độ, độ tuổi để đạt hiệu quả cao nhất. Việc luân chuyển phải đảm bảo mục tiêu phát triển cán bộ chuyên sâu và cần được tiến hành hợp lý, công khai, minh bạch.