Thực trạng nội dung kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 66 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. Thực trạng nội dung kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoà

ngoài quốc doanh

3.3.2.1. Kiểm tra đăng ký thuế

Từ 01/01/2007, Chi cục Thuế huyện Thanh Trì thực hiện việc cấp đăng ký thuế tại bộ phận một cửa liên thông của Thành phố. Việc tiếp nhận hồ sơ cấp mã số thuế mới và sửa đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo thời gian quy định, đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan kiểm tra sự biến

động của doanh nghiệp trên địa bàn, phát hiện những doanh nghiệp không còn kinh doanh trên địa bàn nhưng không làm thay đổi đăng ký kinh doanh. Đến 31/12/2016 số doanh nghiệp hoạt động đăng ký trên địa bàn Chi cục thuế huyện Thanh Trì là 5.155 người nộp thuế

Các doanh nghiệp còn mắc những sai sót sau:

- Không xác định đúng ngành nghề kinh doanh chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề; không xác định đúng chỉ tiêu năm tài chính;

- Không xác định chính xác các loại thuế phải nộp, điều này dẫn đến việc nếu kê khai thiếu thuế khi có thay đổi phải bổ sung, nếu khai thừa thì phải khai thay đổi bổ sung hoặc phải khai thuế định kỳ mặc dù không phát sinh loại thuế này làm mất thời gian của doanh nghiệp…

Một số cuộc điều tra cho thấy có những doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh đã chuyển địa điểm, trụ sở và hoạt động ngoài vòng pháp luật, thoát khỏi những ràng buộc pháp lý đối với nhà nước. Không ít doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không đi vào hoạt động hoặc thay đổi chức năng hoạt động nhưng không đăng ký lại. Chính những doanh nghiệp này là mầm mống của hoạt động làm ăn phi pháp với các hành vi nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản của Nhà nước như bán hoá đơn tài chính, làm giả hồ sơ để hoàn thuế, sản xuất hàng giả…ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của nền kinh tế.

Theo báo cáo tại hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Tổng Cục Thuế và Tổng Cục Cảnh Sát, trong thời gian qua hàng nghìn vụ gian lận thuế, lập công ty “ma” để mua bán hoá đơn GTGT đã bị lực lượng liên ngành này phát hiện. Để thực hiện hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn trái phép, các đối tượng vi phạm thường mở công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc DN tư nhân và đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Để tránh sự theo dõi của các cơ quan chức năng, các công ty này chỉ tồn tại một thời gian

ngắn, sau đó lại lập một công ty khác. Sau khi lập công ty, chúng thường bán hoá đơn có nội dung ghi khống theo yêu cầu của khách hàng. Theo thống kê của Tổng cục cảnh sát tại các tỉnh, thành hiện có hàng nghìn công ty “ma” đã bỏ trốn khỏi địa phương. Tại địa bàn Chi cục Thuế huyện Thanh Trì trong năm 2014 có 215 doanh nghiệp không tồn tại địa chỉ kinh doanh, năm 2015 có 278 doanh nghiệp không tồn tại tại địa chỉ kinh doanh, năm 2016 có 315 doanh nghiệp không còn tồn tại tại địa chỉ kinh doanh.

Sở kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng thiếu giám sát sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong khi đó, cơ quan thuế chưa thường xuyên xác minh, đối chiếu, chính quyền địa phương lại không biết đến sự tồn tại của các doanh nghiệp này, điều đó phản ánh sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa cơ quan thuế, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh và chính quyền địa phương, trong khi chính sách thành lập doanh nghiệp này ngày càng được thông thoáng.

3.3.2.2. Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán

Số liệu trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp được ghi chép đúng sẽ phản ánh thực trạng tình hình kinh doanh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Nhìn chung, việc tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp đều tuân thủ theo quy định hiện hành của Luật và chuẩn mực kế toán. Qua công tác kiểm tra phát hiện thấy: nhóm doanh nghiệp lớn có hệ thống kế toán và lưu giữ sổ sách kế toán tốt và khoa học hơn rất nhiều so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong quá trình thực hiện hệ thống kế toán, các doanh nghiệp còn một số sai sót trong các hoạt động sau:

Thứ nhất, Về chấp hành luật kế toán: Ý thức chấp hành luật kế toán của doanh nghiệp còn kém. Doanh nghiệp đã lợi dụng những kẽ hở, cố ý vi phạm để trốn tránh, gian lận thuế….

Thứ hai, Về tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán: Việc lựa chọn hình thức kế toán nào là do doanh nghiệp quyết định trên

cơ sở phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua thực tế kiểm tra thì công tác kế toán chỉ là công cụ đối phó với việc kiểm tra, quyết toán thuế; trong đơn vị tồn tại hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống được gọi là “kế toán nội bộ” theo dõi tính hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, chỉ có chủ DN được biết, không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ 2 được gọi là “kế toán thuế” về hình thức thì theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin số liệu không phản ánh đúng tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh của DN. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên để tiện theo dõi, quản lý, các công ty này còn lập một số loại sổ dành ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và hành văn không rõ ràng, thậm chí còn tẩy xoá số liệu, không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ quy định.

Ngoài ra, các DN thường sử dụng nhiều phầm mềm kế toán khác nhau, và như thế mẫu sổ không giống nhau, điều đó làm giảm tính hiệu quả và thống nhất về nguyên tắc vận dụng theo hình thức kế toán quy định, đồng thời gây khó khăn cho công tác kiểm tra.

Thứ ba, về việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp ghi chép trên các tài khoản: Vận dụng đúng đắn hệ thống tài khoản kế toán hiện hành phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ bắt buộc đối với DN. Trên thực tế qua thấy, có DN chưa thực hiện đúng nội dung kinh tế trên tài khoản kế toán đã quy định, đặc biệt là chưa xây dựng được cho DN một phân hệ tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị gồm tài khoản kế toán và tài khoản quản trị. Trong hạch toán một số phần, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở một số tài khoản kế toán còn lẫn lộn, chưa thống nhất giữa các DN.Ví dụ như tài khoản 642 và 811…

Một số DN quá ỷ lại vào phần mềm kế toán, nên chủ quan hàng năm công ty không in toàn bộ sổ sách phát sinh, nếu có in thì không có chữ ký và con dấu.

Thứ tư, về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu: Đây là khâu quan trọng, là cơ sở bảo đảm tính đúng đắn khi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào trong sổ sách kế toán.Thực tế hiện nay, hầu như chưa có DN nào lập được danh mục chứng từ cần thiết còng như thiết lập cho mình một quá trình luân chuyển chứng từ hợp lý và phổ biến nó tới từng kế toán viên của DN.

Mặt khác, doanh nghiệp còn vi phạm những quy định mang tính bắt buộc của chế độ chứng từ kế toán như: lập chứng từ không theo biểu mẫu quy định, có nhiều loại chứng từ viết tay không đảm bảo tính pháp lý, không đủ chữ ký kiểm soát theo quy định, không đầy đủ và chính xác về số lượng và giá trị…

Trong hệ thống chứng từ kế toán thì hoá đơn là chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Luật kế toán, và là yếu tố quyết định trực tiếp đến nghĩa vụ của doanh nghiệp, do đó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả cơ quan thuế và doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, tại một số doanh nghiệp có hiện tượng vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn bán hàng như: lợi dụng người mua hàng không lấy hoá đơn bán hàng để không xuất hoá đơn hoặc liên 1 liên 3 không ghi gì còn liên2 bị xé ra khỏi quyển sổ hoá đơn hoặc hóa đơn ghi sai, gạch xoá nhiều, hoặc sử dụng hoá đơn không hợp pháp như Công ty TNHH TM và DV Thanh Phát, Công ty cổ phần Tân Hưng, Công ty TNHH Bao bì Việt Úc ….

Thứ năm, về hệ thống báo cáo tài chính: Các doanh nghiệp đều tiến hành lập BCTC theo đúng quy định. Tuy nhiên, BCTC không đảm bảo độ chính xác do quá trình ghi chép, hạch toán chưa trung thực. Thực chất, doanh nghiệp lập BCTC chỉ mang tính chất đối phó với cơ quan kiểm tra,

3.3.2.3. Kiểm tra việc kê khai, tính và nộp thuế

Hàng năm, sau khi danh sách đánh giá rủi ro được cục thuế Hà Nội phê duyệt, Chi cục thuế huyện Thanh Trì thực hiện phân đoàn kiểm tra và phân tích hồ sơ khai thuế đối với các đơn vị thuộc danh sách kiểm tra rủi ro.

Kiểm tra hồ sơ khai thuế

Công tác kiểm tra gồm kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Đối với cả hai hình thức kiểm tra này, cán bộ kiểm tra đều phải thực hiện kiểm tra tính rõ ràng và chính xác của các nội dung ghi trên hồ sơ khai thuế.

+ Hồ sơ khai thuế TNDN: Nội dung số liệu không tương ứng với đơn vị tính đã ghi bên trên biểu mẫu, không ghi đầy đủ các khoản chi phí theo đúng mẫu quy định.

+ Hồ sơ thuế Nhà thầu: Hiểu sai dẫn đến tính nhầm thuế TNDN phải nộp thay.

- Thời gian nộp hồ sơ khai thuế:

+ Đối với từng hồ sơ khai thuế khác nhau thì thời gian khai thuế khác nhau. Hầu hết các hồ sơ khai thuế đều đúng thời hạn quy định, tuy nhiên trong một số trường hợp NNT không nắm được các quy định về thời hạn nộp thuế và nộp hồ sơ khai thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, nên bị cơ quan thuế nhắc nhở và bị phạt nộp chậm..

- Thời điểm kê khai thuế

+ Đối với thuế TNDN xảy ra trường hợp, doanh thu chịu thuế được kê khai trước hoặc sau kỳ báo cáo, bỏ sót doanh số, kê khai sai doanh số tại kỳ báo cáo.

Phân tích hồ sơ khai thuế

Đối với hồ sơ kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

+ Nếu hồ sơ khai thuế đầy đủ nội dung thì chấp nhận.

+ Nếu hồ sơ khai thuế chưa đầy đủ nội dung hoặc khai không chính xác thì CQT thông báo cho DN bổ sung hoặc giải trình trong thời gian 10 ngày.

Sau khi khai bổ sung hoặc giải trình mà không đủ căn cứ chứng mình số thuế khai đúng thì CQT yêu cầu DN khai bổ sung lần 2 trong thời gian 5 ngày.

khai đúng thì CQT tiến hành: ấn định thuế hoặc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Đối với hồ sơ kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

Ngoài việc kiểm tra hồ sơ khai thuế của đơn vị, cơ quan thuế còn thực hiện phân tích hồ sơ thông qua việc phân tích theo chiều ngang và chiều dọc.

- Phân tích theo chiều ngang: Cán bộ kiểm tra thực hiện so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính so với các năm như chỉ tiêu: doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý, ….để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn trong mỗi chỉ tiêu. Ngoài ra còn thực hiện phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu dư Có 131: kiểm tra việc doanh nghiệp ghi nhận doanh thu có đủ và đúng thời điểm không.

+ Chỉ tiêu dư có 511+dư Có 3331< dư có 131, doanh nghiệp có dấu hiệu trốn doanh thu hoặc ghi nhận doanh thu ở thu nhập khác.

+ Chỉ tiêu dư Có TK 331: kiểm tra điều kiện được khấu trừ thuế GTGT - Phân tích theo chiều dọc: thông qua phân tích các chỉ số

+ Tỷ suất thử nhanh: (tiền mặt + chứng khoán có thể lưu động trên thị trường + tài khoản phải thu) / nợ ngắn hạn (càng <1 bao nhiêu thì khả năng trốn thuế, nợ thuế càng lớn).

+ Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu : lãi gộp/ doanh thu thuần (mối quan hệ giữa doanh thu thuần và giá vốn, kết hợp phân tích trên báo cáo tài chính)

+ Tỷ suất quay vòng vốn lưu động thuần (doanh thu trên vốn lưu động): doanh thu thuần / vốn lưu động bình quân.

Tỷ suất này cho biết vòng quay của vốn lưu động trong một năm. Tỷ suất thấp so với năm trước hoặc so với DN kinh doanh cùng ngành nghề, thì chứng tỏ DN kinh doanh kém hiệu quả, cần phải so sánh tỷ suất này trong hai, ba năm, thu thập liên kết thông tin trên tài khoản doanh thu thuần, các khoản

nợ phải thu, các hợp đồng tiêu thụ để xác định chính xác doanh thu tiêu thụ trong năm, chống việc trốn thuế, khai thuế thiếu của DN.

+ Tỷ suất quay vòng tài sản cố định: doanh thu thuần / tài sản cố định thuần. Tỷ suất này cho biết khả năng sử dụng và chất lượng tài sản cố định. Tỷ suất thấp so với năm trước hoặc so với DN kinh doanh cùng ngành nghề chứng tỏ DN sử dụng tài sản cố định kém hiệu quả, cần phải thu thập phân tích thông tin về loại tài sản cố định, về tình hình tăng giảm tài sản cố định cho sản xuất kinh doanh của DN…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)