Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 26 - 35)

1.3. Quy trình và nội dung Công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh

1.3.1. Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Đối với kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD cũng áp dụng quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nói chung. Nội dung quy trình bao gồm:

1.3.1.1. Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Sơ đồ 1.1: quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

(Nguồn: 528/QĐ-TCT, 2008)

Bƣớc 1: Thu thập khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế

- Bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của doanh nghiệp trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của doanh nghiệp chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành (nếu có) để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế.

- Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế, bộ phận kiểm tra và cán bộ kiểm tra thuế còn phải tổ chức thu thập thêm thông tin nếu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp từ các nguồn thông tin của các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trường, tài nguyên môi trường, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, công an, toà án...

Bƣớc 2: Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế.

Toàn bộ hồ sơ khai thuế phải được bộ phận kiểm tra của cơ quan thuế phân tích, đánh giá; từ đó lập ra danh sách doanh nghiệp phải kiểm tra bao gồm:

Thứ nhất: Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, theo các tiêu chí:

+ Doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như: (i) Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế. (ii) Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan Thuế đã nhiều lần

Thu thâp khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế Lựa chọn cơ sở kinh doanh đểlựa chọn hồ sơ khai thuế Duyệt và giao nhiệm vụ hồ sơ khai thuế Nội dung kiểm tra hồ sơ Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ

nhắc nhở nhưng chậm khắc phục. (iii) Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan Thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm. (iv) Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế.

+Doanh nghiệp có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước: (i) Có số thuế giá trị gia tăng âm (-) liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan Thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được.(ii) Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%.

Thứ hai doanh nghiệp có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn. Thứ ba doanh nghiệp phải kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên.

Bƣớc 3: Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế.

- Bộ phận kiểm tra của cơ quan thuế phải lập danh sách doanh nghiệp phải kiểm tra của năm sau vào cuối tháng của năm trước đó, sau đó trình thủ trưởng cơ quan phê duyệt danh sách kiểm tra.

- Căn cứ vào danh sách số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được Thủ trưởng cơ quan Thuế duyệt, trưởng bộ phận kiểm tra giao cụ thể số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng cán bộ kiểm tra thuế.

Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các loại hồ sơ khai thuế theo tháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ sơ khai thuế theo năm của các doanh nghiệp được giao.

Bƣớc 4: Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế.

- Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế:

chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các chỉ tiêu chưa phản ánh trong hồ sơ khai thuế.

- Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... theo phương pháp đối chiếu so sánh với (i) các quy định của các văn bản pháp luật về thuế; (ii) các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo; (iii) các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế tháng trước, quý trước, năm trước; (iv) với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh tương đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh; (v) với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác.

Bƣớc 5: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế.

Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải nhận xét hồ sơ khai thuế:

- Trường hợp kiểm tra các hồ sơ khai thuế thấy doanh nghiệp khai đã đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thông tin, tài liệu; không có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.

- Trường hợp kiểm tra các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp kiểm tra các hồ sơ khai thuế, phát hiện thấy số liệu khai chưa chính xác hoặc có những chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số thuế được hoàn... Cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu.

Thời hạn người nộp thuế phải giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu được ghi trong thông báo không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Thủ trưởng cơ quan Thuế ký thông báo.

Trường hợp người nộp thuế trực tiếp đến cơ quan Thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo thông báo của cơ quan Thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải lập biên bản làm việc ghi nhận lại toàn bộ nội dung làm việc:

- Nếu người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu chứng minh được số thuế khai là đúng thì Biên bản làm việc được chấp nhận và lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.

- Nếu người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu nhưng không chứng minh số thuế khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuế ghi nhận lại trong biên bản làm việc và báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo lần 2 yêu cầu người nộp thuế tiếp tục giải trình hoặc bổ sung thêm thông tin tài liệu. Thời hạn yêu cầu người nộp thuế tiếp tục giải trình hoặc bổ sung thêm thông tin tài liệu được ghi trong thông báo không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Thủ trưởng cơ quan Thuế ký thông báo. Hết thời hạn theo thông báo lần 2 của cơ quan Thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu hoặc trong thời hạn theo thông báo của cơ quan Thuế, người nộp thuế giải trình, bổ sung thêm thông tin tài liệu nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuế báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế: (i) Quyết định ấn định số thuế phải nộp hoặc (ii) Quyết định kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.

1.3.1.2. Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp

Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp

(Nguồn: 528/QĐ-TCT, 2008)

Bƣớc 1: Lựa chọn danh sách kiểm tra

Danh sách kiểm tra được lập ra phải dựa trên kết quả phân tích đánh giá rủi ro thông qua phần mềm đánh giá rủi ro được Tổng cục Thuế ban hành thực hiện thống nhất; đồng thời thông qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương

Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra hàng năm phải cân đối trên cơ sở nguồn nhân lực của hoạt động kiểm tra; số lượng thực tế doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, để xác định danh sách các đối tượng cần kiểm tra.

Bƣớc 2: Ban hành quyết định kiểm tra

TH1: Trường hợp qua kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế mà không đủ cơ sở để ấn định thuế thì ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Hồ sơ ban hành quyết định kiểm tra gồm:

- Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra

- Các tài liệu kèm theo thông báo giải trình, bổ sung hồ sơ và thông báo yêu cầu khai bổ sung thuế.

TH2: Trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Lựa chọn danh sách kiểm tra Ban hành quyết định kiểm tra Công bố quyết định kiểm tra, thực hiện kiểm tra Lập biên bản kiểm tra Xử lý kết quả kiểm tra Giám sát kết quả kiểm tra

Phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế căn cứ trên cơ sở dữ liệu hiện có khi xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm tra gồm

- Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra - Dự thảo quyết định kiểm tra thuế (như đã nêu trên)

- Các tài liệu phân tích rủi ro kèm theo (kèm theo Mẫu số 04/QTKT ban hành kèm theo quy trình này).

TH3: Trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.

Căn cứ phân loại hồ sơ kiểm tra trước khi hoàn thuế quy định cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm tra gồm

-Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra được ghi cụ thể kiểm tra vấn đề gì.

- Dự thảo quyết định kiểm tra thuế .

-Hồ sơ đề nghị hoàn thuế (đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau) hoặc hồ sơ giải quyết hoàn thuế (đối với trường hợp kiểm tra sau hoàn thuế).

- Các tài liệu phân tích rủi ro kèm theo (nếu có).

TH4: Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề, hoặc trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản, cổ phần hoá doanh nghiệp và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Căn cứ vào kế hoạch, chuyên đề kiểm tra đã được duyệt, các trường hợp phát sinh sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản, cổ phần hoá doanh nghiệp và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền trưởng Bộ phận kiểm tra phân công công chức thu thập, nghiên cứu,

phân tích các thông tin chuyên sâu về người nộp thuế được kiểm để ban hành quyết định kiểm tra.

Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm tra gồm

- Tờ trình nêu rõ lý do phải kiểm tra; nội dung kiểm tra được ghi cụ thể kiểm tra vấn đề gì.

- Dự thảo quyết định kiểm tra thuế.

- Các tài liệu phân tích kèm theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra đã được phê duyệt hoặc công văn đề nghị kiểm tra quyết toán thuế đối với trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản, cổ phần hoá doanh nghiệp và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Bƣớc 3: Công bố quyết định kiểm tra, thực hiện kiểm tra

Việc kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế. Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung kiểm tra theo quyết định. Sau khi công bố quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra thuế và doanh nghiệp được kiểm tra thuế phải có biên bản xác định thời gian và nội dung công bố quyết định kiểm tra

Các thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện phần công việc theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về phần công việc được giao. Kết thúc phần việc được giao, thành viên đoàn kiểm tra phải lập biên bản xác định số liệu kiểm tra với đại diện người nộp thuế.

Trong quá trình thực hiện kiểm tra, Đoàn kiểm tra được quyền kiểm tra tài sản, vật tư, hàng hoá, xem xét chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra thuế. Đối với những thông tin, tài liệu, số liệu người nộp thuế đã nộp cho cơ quan thuế theo quy định hiện hành như: Tài liệu, hồ sơ về đăng ký, kê khai, nộp thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn,... thì đoàn kiểm tra không yêu cầu

người nộp thuế cung cấp mà khai thác, tra cứu tại cơ quan thuế để phục vụ cho việc kiểm tra.

Bƣớc 4: Lập biên bản kiểm tra

Căn cứ vào số liệu và tình hình được phản ánh trong biên bản kiểm tra từng phần việc mà Trưởng đoàn kiểm tra đã giao cho từng thành viên trong đoàn thực hiện, Đoàn kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

Bƣớc 5: Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế

Căn cứ vào biên bản kiểm tra thuế, trong vòng năm ngày làm việc, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra để trình Thủ trưởng cơ quan thuế về kết quả kiểm tra thuế và dự thảo các quyết định xử lý về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế

Trường hợp phải xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn không quá bảy ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra (trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì trong thời hạn tối đa không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản kiểm tra), Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế theo mẫu quy định. Trường hợp không phải xử lý truy thu về thuế; không phải xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn không quá bảy ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ký kết luận kiểm tra thuế.

Bƣớc 6: Giám sát kết quả sau kiểm tra

Sau khi kết thúc cuộc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp và ra quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, bộ phân kiểm tra phải có trách nhiệm phối hợp với bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo dõi và đôn đốc việc thực hiện nộp các khoản thuế truy thu, truy hoàn, tiền phạt theo kết quả kiểm tra vào ngân sách nhà nước đúng quy định trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp vào ngân sách nhà nước các khoản kiến nghị qua kiểm tra ghi trên quyết định xử lý vi phạm về thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)