Nhân tố ảnh hƣởng tới kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 38 - 42)

Ở cấp Chi cục thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD bao gồm:

1.4.1. Nhân tố chủ quan

- Công tác tổ chức điều hành và phối hợp tại cơ quan thuế

Bộ máy hoạt động tại cấp chi cục về cơ bản được bố trí theo mô hình của Tổng cục thuế. Tuy nhiên, với số lượng tăng không ngừng của các doanh nghiệp như hiện nay đòi hỏi công tác tổ chức tại bộ máy chi cục cần chú trọng sắp xếp lực lượng cán bộ một cách hợp lý theo trình độ nghiệp vụ và năng lực công tác, trong đó cần tập trung đủ cán bộ cho bộ phận chức năng là bộ phận kiểm tra, kê khai kế toán thuế, xử lý nợ, tuyên truyền hỗ trợ và ấn chỉ để đảm bảo cho công tác kiểm tra, phối hợp xử lý hồ sơ kết quả kiểm tra.

Ngoài việc điều hành chỉ đạo kiểm tra đối với danh sách kiểm tra trong kế hoạch rủi ro, Chi cục thuế hàng năm còn phải thực hiện kiểm tra đột xuất

theo sự chỉ đạo của cấp trên, hoặc theo công văn phối hợp của các cơ quan chức năng khác. Đối với những trường hợp này cần sự chỉ đạo của lãnh đạo chi cục, chỉ đạo của lãnh đạo bộ phận chức năng và sự sắp xếp kịp thời lực lượng cán bộ, đoàn kiểm tra có đủ năng lực chuyên môn phù hợp tiếp nhận và thực hiện công việc.

Nhìn chung, trong mọi công tác, đặc biệt là công tác kiểm tra thuế, công tác tổ chức điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng. Công tác chỉ đạo điều hành hoạt động hiệu quả sẽ giúp các kênh thông tin thông suốt, kịp thời từ đó tránh được sự chồng chéo, phối hợp hiệu quả trong thực hiện công tác kiểm tra thuế.

- Công tác phối hợp của các bộ phận chức năng trong nội bộ CQT:

Công tác kiếm tra thuế TNDN liên quan đến từng bộ phận nghiệp vụ của CQT như công tác quyên truyền, hỗ trợ NNT; Công tác quản lý kê khai, kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế do đó việc phối hợp giữa các bộ phận trong nội bộ CQT sẽ giúp cho công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD được hiệu quả từ khâu lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thực hiện thanh tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

- Trình độ, đạo đức của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế

Trong mọi hoạt động của xã hội luôn có các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đó và nhân tố luôn luôn được đề cập đến với ảnh hưởng mang tính quyết định đó là nhân tố con người. Trong công tác kiểm tra thuế cũng vậy; trình độ của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế ảnh hưởng tới kết quả của các cuộc kiểm tra thuế.

Để các cuộc kiểm tra thuế có kết quả tốt thì đòi hỏi cán bộ phải có sự hiểu biết, nắm rõ các quy định của luật pháp về thuế và các quy định về xử phạt liên quan đến các hành vi trái pháp luật. Không những thế, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ kế toán tốt, có kỹ năng kiểm tra, xử lý tranh chấp trong công

việc tốt. Ngoài ra, cán bộ cần có trình độ về công nghệ tin học – công cụ hữu hiệu trong việc đẩy nhanh tiến độ kiểm tra thuế có hiệu quả, trình độ và kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử với người nộp thuế cũng là yếu tố quan trọng để thu thập thông tin từ người nộp thuế.

Có thể nói, để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nói chung và công tác kiểm tra thuế nói riêng thì việc đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện là yếu tố quyết định.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, hƣớng dẫn giải thích chính sách thuế

Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thuế bằng nhiều hình thức, kết hợp với vận động thuyết phục nhân dân thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Công tác tuyên truyền hỗ trợ phổ biến pháp luật, giải đáp thắc mắc về chính sách một cách chính xác, kịp thời mang tính quan trọng trong quá trình triển khai tăng cường công tác kiểm tra thuế.

1.4.2. Nhân tố khách quan

Hệ thống chính sách, pháp luật, quy định của nhà nƣớc

Hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động kiểm tra thuế đi vào khuôn khổ, đồng thời nó còn giúp cho người nộp thuế hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật các chính sách có ảnh hưởng đến kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD có thể kể đến như: các văn bản quy phạm pháp luật chung về kiểm tra; các văn bản quy phạm pháp luật riêng về kiểm tra thuế; các văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế; các văn bản quy phạm pháp luật thuế TNDN; …

Trình độ hiện đại hóa công tác kiểm tra thuế

Hiện nay chúng ta đang chứng kiến quá trình toàn cầu hoá kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc. Thúc đẩy quá trình đó chính là sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Một trong những đặc

trưng nổi bật là sự vượt trội của công nghệ thông tin, chính trào lưu “thông tin hoá” đã thúc đẩy, phát triển sâu rộng và toàn diện hơn trong quá trình toàn cầu hoá. Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ Internet ra đời và phát triển nhanh chóng, đã chuyển từ thế giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịch vụ” và trở thành công cụ quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng quá trình “điện tử hoá”. Chính phủ các nước trong đó có Việt Nam đặc biệt coi trọng hiện đại hoá công tác quản lý thuế.

Trong quá trình tiến hành cải cách và hiện đại hoá công tác kiểm tra thuế dựa trên mục tiêu hiện đại hoá và kỹ thuật phân tích quản lý các khả năng thất thu về thuế để đổi mới nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động kiểm tra thuế đảm bảo sự tuân thủ pháp luật ở mức độ cao, nâng cao hiệu quả công tác , kiểm tra thuế. Sự đầu tư của nhà nước về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc có tác động không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng của công tác kiểm tra thuế. Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc hiện đại giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ kiểm tra thuế.

- Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có liên quan để tiến hành công tác kiểm tra thuế, CQT cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước như: công an, quản lý thị trường, địa chính, Kho bạc nhà nước …. Hoạt động phối hợp có ý nghĩa quan trọng trong xác định thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp NQD. Thậm chí trong một số trường hợp, hoạt động phối hợp còn có tác động trực tiếp đến việc có hay không có hành vi vi phạm pháp luật thuế và mức độ vi phạm cụ thể như thế nào. Bởi vậy, nếu sự phối hợp tốt thì giúp cho hoạt động kiểm tra thuế được thuận lợi và ngược lại.

- Mức độ hiểu biết và ý thức tuân tủ pháp luật của doanh nghiệp NQD có tác động đến hoạt động kiểm tra thuế trên hai phương diện: (i) Họ là NNT, là

đối tượng của kiểm tra thuế; (ii) Họ là quần chúng nhân dân có thông tin về đối tượng kiểm tra. Trên phương diện thứ nhất, với trình độ dân trí cao và ý thức chấp hành pháp luật tốt thì NNT phối hợp tốt với cơ quan kiểm tra; tạo sự thuận lợi cho công tác kiểm tra thuế. Hơn nữa, trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp NQD tốt sẽ giúp giảm khối lượng công tác kiểm tra thuế. Trên phương diện thứ hai, trình độ dân trí càng cao thì người dân càng chủ động đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng, người dân sẽ tích cực giúp đỡ CQT trong quá trình kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)