Đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 79 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá kết quả công tác kiểm tra thuế TNDN đối với doanh nghiệp

ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Thanh Trì

3.4.1. Một số kết quả đạt được

Trong những năm qua, công tác kiểm tra thuế đạt được nhiều kết quả. Về cơ bản đã thực hiện triển khai tốt theo quy trình kiểm tra đã đề ra và chỉ đạo của lãnh đạo các cấp.

Đối với công tác xây dựng kế hoạch: Việc lập kế hoạch kiểm tra đã được thực hiện đúng theo quy trình Tổng cục Thuế ban hành. Công tác lập kế hoạch được thực hiện thông qua đánh giá, phân tích thông tin về các đối tượng nộp thuế trên tờ khai thuế hàng tháng, báo cáo tài chính doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế. Kế hoạch kiểm tra được tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên địa bàn, các lĩnh vực, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế. Do đó, danh sách doanh nghiệp rủi ro đã khoanh vùng rất được số đối tượng có rủi ro cao, có khả năng vi phạm pháp luật thuế

Đối với công tác kiểm tra thuế:

Công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên, liên tục. Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra ngày càng tăng, làm tăng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, phát hiện nhiều vi phạm thúc đẩy các doanh nghiệp NQD kinh doanh thực hiện đúng pháp luật và tăng thu cho NSNN. Tuy nhiên, Công tác kiểm tra thuế vẫn còn một số những hạn chế

3.4.2. Một số hạn chế

- Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế chưa cao: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế tại chi cục thuế huyện Thanh Trì đạt trung bình là 58%, thấp hơn tỷ lệ hoàn thành trung bình của ngành (61%)

- Công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thấp: tỷ lệ trung bình đạt 44% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hoàn thành của ngành (62%), đứng thứ 18 trong tổng số 29 chi cục thuộc cục thuế TP Hà Nội

- Việc đôn đốc các doanh nghiệp nộp ngay số thuế xử lý sau kiểm tra chưa quyết liệt, dẫn đến vẫn còn tình trang nợ đọng tiền thuế

- Vẫn xảy ra tình trạng chưa phát hiện ra nhiều khoản gian lận về thuế ở nhiều khoản thu, sắc thuế gây thất thu cho NSNN. Có nhiều doanh nghiệp ẩn lậu thuế mặc dù đã được kiểm tra nhưng không phát hiện ra được mà lại do các đơn vị khác như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước phát hiện ra. Năm 2016, đoàn thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra tại Chi cục thuế huyện Thanh Trì đã phát hiện ra các sai phạm về thuế TNDN là > 1 tỷ đồng, các sai phạm chủ yếu là do DN trích trước chi phí nhưng thực tế chưa chi hết, tiền lương thực tế đến kỳ chưa trả hết, không điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế khi có phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá… ngoài ra còn có các sai phạm về hoá đơn như sử dụng hoá đơn của DN bỏ trốn, kê trùng hoá đơn. Như vậy có thể thấy các vi phạm về thuế không những chưa được phát hiện sau kiểm tra do không tiến hành kiểm tra đúng đối tượng mà còn do chất lượng các cuộc kiểm tra thuế còn hạn chế. Tình trạng này vừa làm thất thu NSNN, vừa chưa thật sự đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật thuế.

3.4.3. Nguyên nhân hạn chế

3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả

Kiến thức về pháp luật thuế của nhiều doanh nghiệp còn rất hạn chế, dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật thuế nghiêm trọng. Công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục, phong phú, đa dạng cả về chiều sâu và chiều rộng dẫn đến nhiều doanh nghiệp có những hành vi vi phạm pháp luật thuế nghiêm trọng do sự thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật thuế. Bên cạnh đấy, nhiều doanh nghiệp có sự hiểu biết nhưng cố tình vi phạm do sự hiểu biết không rõ ràng, không đầy đủ, không hiểu hết được tầm quan trọng của các hành vi mình gây ra.

Trình độ, đạo đức cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế

Trong những năm qua, tuy được tăng cường về cả số lượng và chất lượng nhưng lực lượng kiểm tra thuế còn mỏng (chiếm 27% trong tổng số cán bộ thuế), trình độ còn yếu so với yêu cầu thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện đại. Mặc dù đã rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ thuế nói chung và cán bộ kiểm tra nói riêng song nhìn chung trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra còn thấp. Cán bộ thuế còn yếu về kỹ năng và nghiệp vụ kiểm tra và về khả năng sử dụng các thiết bị tin học, trình độ ngoại ngữ kém. Thậm chí một số cán bộ kiểm tra còn chưa nắm vững chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp để phát hiện các gian lận về thuế. Nhiều đoàn kiểm tra chỉ thực hiện chủ yếu về tính pháp lý trên các hóa đơn mà không đi sâu vào xem xét, phân tích sổ sách kế toán của đơn vị, chưa đi sâu vào phân tích tổng hợp để đối chiếu với chế độ chính sách quy định, vì vậy không phát hiện ra được việc hạch toán sai so với chuẩn mực kế toán; thực hiện chưa đúng các quy định của pháp luật nên vẫn bỏ qua, bỏ sót các sai phạm của NNT.

Ngoài ra, phong cách ứng xử của một số cán bộ kiểm tra chưa văn minh, lịch sự, cách thức làm việc thiếu tính khoa học và chuyên nghiệp

Công tác tổ chức điều hành và phối hợp tại cơ quan thuế còn nhiều bất cập

Thực tế cho thấy số lượng DN ngày càng tăng nhanh, trong khi cán bộ làm công tác kiểm tra thuế không tăng và khối lượng công việc các Đội kiểm tra phải làm quá nhiều nên đã làm giảm tỷ lệ số DN được kiểm tra so với tổng số DN đang quản lý. Hiện nay, Các Đội kiểm tra thuế đang phải thực hiện quá nhiều việc, chưa đúng với chức năng nhiệm vụ được quy định tại QĐ528/QĐ- TCT và hiện tại là QĐ 746/QĐ-TCT, ví dụ như cán bộ kiểm tra thực hiện cả việc phân tích nợ - nhiệm vụ của Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế, thực

hiện hoàn thuế, đối chiếu sô liệu- nhiệm vụ của phòng kê khai và kế toán thuế, trả lời phôi hợp các công văn của các cơ quan liên ngành như Công an, Quản ly thị trường, Toà án, Thi hành án,... và thường xuyên phải thực hiện các báo cáo đột xuất - những báo cáo mà các phòng tổng hợp có thể chủ động khai thác trên hệ thống quản lý thuế…làm mất thời gian, công sức của cán bộ, hạn chế việc thực hiện nhiệm vụ chính là kiểm tra hồ sơ khai thuế, phân tích rủi ro DN để đưa vào diện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Tỷ lệ số doanh nghiệp được tiến hành kiểm tra hàng năm chưa cao, khi lập kế hoạch có nhiều trường hợp năm nào cũng được kiểm tra, còn có những trường hợp quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý vẫn chưa được tiến hành kiểm tra hoặc chưa kịp tiến hành kiểm tra thì NNT đã giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ thuế, thậm chí còn chiếm đoạt NSNN thông qua hoàn thuế.

Bên cạnh đó, sự phối hợp trong công tác giữa các bộ phận trong cơ quan đôi khi còn chưa thường xuyên, kịp thời, vì vậy việc xử lý thông tin chậm, ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thuế

3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập

Luật Quản lý thuế và chính sách thuế còn khá phức tạp, chưa được qui định chi tiết, các văn bản Luật, đặc biệt các văn bản dưới luật nhiều và thường xuyên sửa đổi gây khó khăn cho quản lý thuế cũng như khó khăn cho nhà đầu tư do chính sách thuế thay đổi. Thủ tục hành chính thuế còn nhiều mẫu biểu, thời gian giải quyết thủ tục về thuế còn dài. Quy trình quản lý thuế qui định chưa rõ chức năng nhiệm vụ từng khâu, từng bộ phận gây ra sự đùn đẩy, thiếu thống nhất ngay trong nội bộ cơ quan thuế dẫn đến có vụ việc bị kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ cho NNT.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác kiểm tra còn chậm

Cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra thuế chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng NNT

tăng lên nhanh chóng, hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin để có thể phân tích, xử lý khối lượng thông tin từ các NNT…Tuy nhiên, việc triển khai các ứng dụng tin học vào phục vụ công tác kiểm tra vẫn còn chậm, chưa được khắc phục kịp thời những bất cập như: Phần mềm tra cứu hoá đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn còn sai sót mà chưa được nâng cấp, sửa chữa đó là: nếu mã số thuế được đánh dạng text nhập vào mà có đuôi (-1) hoặc có khoảng trắng đằng sau thì phần mềm sẽ không nhận diện được, dù là đã bỏ trốn thì vẫn được chấp nhận.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH DO CHI CỤC THUẾ HUYỆN THANH TRÌ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thanh trì (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)