CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Công tác tuyển dụng và luân chuyển
3.3.3. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm công chức
Công tác quy hoạch thời gian qua đã đƣợc tiến hành theo đúng quy định, quy trình chặt chẽ, dân chủ, đã xây dựng đƣợc nguồn cán bộ dồi dào từ cấp Lãnh đạo đến cấp Phòng, Ban, sẵn sàng cho việc bổ sung cán bộ lãnh đạo các cấp khi có nhu cầu. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và cán bộ công chức cơ quan về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác quy hoạch cán bộ; làm căn cứ để thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển cán bộ….
Việc rà soát, bổ sung quy hoạch đƣợc thực hiện kết hợp với công tác tổng kết, đánh giá cán bộ cuối năm, đã phản ánh tƣơng đối sát với tình hình cán bộ, tiếp tục đƣa công tác quy hoạch cán bộ đi vào nề nếp và có tác dụng thiết thực.
Công tác bổ nhiệm chức vụ điều hành đƣợc thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 68-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Hƣớng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ƣơng và Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Việc bổ nhiệm cán bộ hầu hết dựa trên cơ sở quy hoạch cán bộ, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; quy trình thủ tục chặt chẽ, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng quy định, do đó đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo ở từng vị trí, góp phần vào kết quả công tác chung của đơn vị.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2014, đa số các trƣờng hợp đƣợc bổ nhiệm đều thuộc diện quy hoạch cán bộ đã đƣợc phê duyệt.
* Về công tác quy hoạch:
- Công tác quy hoạch cán bộ của Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ đã giữ vững nguyên tắc đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên của Đảng ủy và Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ, phát huy trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, của từng đồng chí Đảng ủy viên và Lãnh đạo Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ, nhằm lựa chọn những ngƣời xứng đáng nhất đƣa vào danh sách quy hoạch chức danh lãnh đạo. Trên cơ sở kết quả phê duyệt quy hoạch cán bộ trong mỗi thời kỳ của cấp có thẩm quyền, Lãnh đạo và Thƣờng vụ Đảng ủy Cổng thông tin điện tử luôn xác định công tác quy hoạch cán bộ cần đi vào thực tế, không mang tính hình thức.
- Các công chức trong diện quy hoạch đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng để không ngừng nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn, nhất là những đồng chí còn thiếu tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch, nhằm tạo sự chủ động, sẵn sàng nguồn cán bộ để khi có nhu cầu sẽ có ngay cán bộ đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm vào chức danh quy hoạch.
- Thực hiện tốt phƣơng châm quy hoạch “động” và “mở”. Hầu hết các chức danh đều có quy hoạch ít nhất từ 2 ngƣời trở lên, do đó tạo sự chủ động khi lựa chọn bổ nhiệm cán bộ; một số đồng chí có năng lực, đã kinh qua nhiều vị trí công tác, đƣợc quy hoạch vào nhiều chức danh trong đơn vị. Trên cơ sở quy hoạch đã đƣợc xây dựng, Đảng ủy và Lãnh đạo Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định việc rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm, thực hiện vào dịp tổng kết năm, có nhận xét đánh giá, để bổ sung vào quy hoạch những đồng chí mới có triển vọng, đƣa ra khỏi quy hoạch những trƣờng hợp không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn; do đó công tác quy hoạch tƣơng đối sát với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
- Việc thực hiện công tác quy hoạch bảo đảm sự đồng bộ từ trên xuống dƣới, quy trình chặt chẽ đƣợc thực hiện từ cấp Phòng sau đó là cấp cán bộ chủ chốt, Đảng ủy Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ và cuối cùng là tập thể Lãnh đạo Cổng thông tin điện tử; tuân thủ nguyên tắc quy hoạch cấp dƣới làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch cấp trên.
* Về công tác bổ nhiệm:
- Việc bổ nhiệm cán bộ đã căn cứ vào quy hoạch và kết hợp đánh giá cán bộ để lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Những trƣờng hợp bổ nhiệm ngoài quy hoạch chủ yếu ở các đơn vị mới thành lập chƣa xây dựng quy hoạch nhƣng cần có ngay cán bộ điều hành.
- Các cán bộ đƣợc đƣợc bổ nhiệm nhìn chung đều đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh bổ nhiệm theo quy định, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, do đó đã phát huy tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao trên cƣơng vị đƣợc bổ nhiệm, góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao của đơn vị.
*Một số hạn chế:
- Công tác đánh giá cán bộ trƣớc khi đƣa vào quy hoạch có lúc, có nơi còn làm chƣa tốt, qua loa hình thức, đánh giá chƣa thật đầy đủ, đúng năng lực và triển vọng phát triển của cán bộ, do đó chƣa tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng quy hoạch.
- Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, bố trí cán bộ trong quy hoạch đôi khi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và kịp thời. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong quy hoạch chƣa đƣợc chú trọng, chƣa tạo môi trƣờng cho cán bộ trong quy hoạch có điều kiện rèn luyện, phấn đấu và hoàn thiện bản thân, do đó đến khi có nhu cầu bổ nhiệm thì cán bộ trong quy hoạch có trƣờng hợp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.
- Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, trong quy hoạch Lãnh đạo đã tăng lên sau mỗi kỳ quy hoạch, tuy nhiên vẫn còn thấp.
- Thời gian triển khai mỗi kỳ xây dựng hoặc rà soát bổ sung quy hoạch còn kéo dài so với tiến độ đề ra.
* Nguyên nhân:
- Một bộ phận công chức, viên chức (trong đó bao gồm cả cán bộ lãnh đạo) còn chƣa nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch, chƣa đề cao trách nhiệm trong xây dựng quy hoạch, trong quản lý và thực hiện quy hoạch, còn nhầm lẫn giữa công tác quy hoạch và bổ nhiệm, bố trí cán bộ; do đó đã ảnh hƣởng nhất định đến chất lƣợng công tác quy hoạch của cơ quan.
- Một bộ phận cán bộ còn giữ tƣ duy cũ, chƣa mạnh dạn trong việc bồi dƣỡng phát triển cán bộ trẻ, chƣa quan tâm đúng mức đến cán bộ nữ…
- Nội dung hƣớng dẫn về công tác quy hoạch của Trung ƣơng còn chú trọng nhiều đến các tỉnh ủy, thành ủy; đối với các Bộ, ngành có những điểm quy định chƣa cụ thể, chƣa phù hợp. Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác cán bộ, nhƣng chƣa có văn bản hƣớng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ; đối với công tác đánh giá nhận xét cán bộ, hƣớng dẫn của các cơ quan còn chung chung, khó thực hiện.