Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở Cổng thông tin điện tử thuộc Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng chính phủ (Trang 48 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở Cổng thông tin điện tử thuộc Văn

phòng Chính phủ

3.2.1. Tổng quan bộ máy của Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ

Theo Quyết định số 06/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủbao gồm

Khối hành chính gồm có Ban Lãnh đạo và 03 đơn vị: Văn phòng, Ban Kế hoạch – Tài chính, Ban Hành chính điện tử và Công báo.

Khối sự nghiệp gồm 03 đơn vị: Báo Điện tử Chính phủ, Trung tâm Dữ liệu điện tử và Trung tâm Công nghệ và Truyền thông đa phƣơng tiện.

03 đơn vị sự nghiệp thuộc Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủđều có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm Dữ liệu điện tử, Trung tâm Công nghệ và Truyền thông đa phƣơng tiện là 02 đơn vị thành lập mới; Báo Điện tử Chính phủ là đơn vị cũ đƣợc nâng cấp.

3.2.1. 1. Khối hành chính

- Ban Lãnh đạo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: 4 biên chế;

+ Văn phòng có 03 Phòng nghiệp vụ với 22 biên chế;

+ Ban Hành chính điện tử và Công báo có 2 Phòng nghiệp vụ với 22 biên chế; + Ban Kế hoạch – Tài chính có 2 phòng Nghiệp vụ với 12 biên chế.

Trong tổng số 60 biên chế nói trên, mới có 19 biên chế là công chức, gồm: 04 đồng chí trong Ban Lãnh đạo, 01 chuyên viên cao cấp biệt phái nƣớc ngoài và 14 đồng chí chuyên viên Công báo đƣợc Văn phòng Chính phủ điều chuyển từ Vụ Văn thƣ hành chính sang Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủtừ tháng 3/2013.

41 biên chế còn lại là viên chức đƣợc điều động sang làm việc tại các đơn vị hành chính.

3.2.1. 2. Khối sự nghiệp

03 đơn vị sự nghiệp thuộc Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủcó tổng số 108 biên chế viên chức; 12 Phòng nghiệp vụ; 03 Cơ quan thƣờng trú tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ (Cơ quan thƣờng trú tƣơng đƣơng cấp Phòng).

Trong đó:

- Báo Điện tử Chính phủ có 06 Phòng nghiệp vụ, 03 Cơ quan thƣờng trú với 65 biên chế viên chức;

- Trung tâm Dữ liệu điện tử có 03 Phòng nghiệp vụ với 23 biên chế viên chức; - Trung tâm Công nghệ và Truyền thông đa phƣơng tiện có 03 Phòng nghiệp vụ với 20 biên chế viên chức.

3.2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Báo Điện tử Chính phủ

Báo Điện tử Chính phủ đƣợc nâng cấp từ Ban Nghiệp vụ chuyên môn trƣớc đây trở thành một đơn vị sự nghiệp có con dấu, tài khoản riêng và từng bƣớc mở rộng quy mô hoạt động cả về bề rộng và chiều sâu nhằm thực hiện tốt chức năng là cơ quan thông tin, truyền thông đa phƣơng tiện, tiếng nói của Chính phủ, diễn đàn của các cơ hành chính Nhà nƣớc và nhân dân trên internet.

Nhiệm vụ chủ yếu của Báo Điện tử Chính phủ gồm:

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện bảo đảm thông tin phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ;

- Cung cấp thông tin chính thống về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ và cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp.

- Thông tin về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; thông tin đối nội và đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc.

- Phân tích, bình luận những sự kiện, vấn đề trong nƣớc và quốc tế đƣợc dƣ luận quan tâm. Chủ động đấu tranh với các thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch.

- Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên internet gửi Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nƣớc để chuyển đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các trang phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Trung Quốc. Theo yêu cầu của Chính phủ, Báo Điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục phát triển phiên bản tiếng Nga và tiếng Pháp.

3.2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Dữ liệu điện tử

Trung tâm Dữ liệu điện tử là đơn vị giúp Tổng Giám đốc Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ thực hiện chức năng quản lý, vận hành hạ tầng hệ thống thông tin Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủvà Trung tâm Dữ liệu điện tử của Chính phủ; tổ chức khai thác, cập nhật, tích hợp thông tin nguồn từ hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp; xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin theo các chuyên đề phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và hệ thống Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm Dữ liệu điện tử gồm:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khai thác, cập nhật, tích hợp đầy đủ, kịp thời văn bản pháp luật; văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; văn bản hành chính các cấp; hồ sơ công việc; chỉ tiêu, số liệu báo cáo của cơ quan hành chính các cấp lên Trung tâm dữ liệu điện tử của Chính phủ; bảo đảm sự tƣơng thích, thông suốt trong quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp và lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử.

3.2.1.5. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Công nghệ và Truyền thông đa phương tiện

Trung tâm Công nghệ và Truyền thông đa phƣơng tiện giúp Tổng Giám đốc Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ thực hiện chức năng nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ mới; xây dựng chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến việc quản lý hệ thống thông tin Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phƣơng tiện tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm Công nghệ và Truyền thông đa phƣơng tiện, gồm:

- Nghiên cứu, xây dựng các chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý hệ thống thông tin Cổng Thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ; quản lý vận hành hệ thống thông tin thứ cấp về truyền thông đa phƣơng tiện và Báo điện tử Chính phủ.

- Nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đa phƣơng tiện.

- Tham gia thẩm định, thẩm tra về công nghệ, kỹ thuật đối với các đề án, dự án phát triển của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

- Tổ chức thực hiện các chƣơng trình giao lƣu, đối thoại trực tuyến và các chƣơng trình truyền hình phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ.

- Thực hiện các hoạt động dịch vụ, liên kết, hợp tác thuê, khoán…với các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, nhằm mở rộng và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Cổng Thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ.

3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực ở Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ Chính phủ

3.2.2.1. Về trình độ chuyên môn

+ Thạc sĩ: 14/108 = 12,96% + Đại học: 90/108 = 83,34%

+ Cao đẳng: 04/108 = 3,7%

+ Đảng viên: 56 đồng chí. Tỷ lệ: 56/108 = 51,85%

Đây là một trong những yếu tố cơ bản về chất lƣợng nguồn nhân lực, giúp Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủhoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Khó khăn:

+ Thời gian làm việc ngoài giờ nhiều, áp lực công việc cao, thu nhập hạn chế, phạm vi hoạt động rộng (bao gồm cả trong nƣớc, nƣớc ngoài, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo …)

+ Khối lƣợng công việc lớn, cƣờng độ làm việc cao, công việc đột xuất nhiều, kể cả các ngày nghỉ.

+ Yêu cầu thông tin nhanh, chính xác, chính thống tạo áp lực làm việc cao. Một việc có khi cần nhiều ngƣời. Ví dụ: Triển khai theo dõi chống lụt bão cần nhiều mũi, nhiều tổ phóng viên tham gia …

+ Tổng số biên chế của 03 đơn vị sự nghiệp là 108 biên chế nhƣ hiện có không đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng chính phủ (Trang 48 - 52)