Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng chính phủ (Trang 55 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Công tác tuyển dụng và luân chuyển

3.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức; Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công chức giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11tháng 7 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ phê

duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2003 – 2010, Quyết định số 1734/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng giai đoạn 2011 – 2015. Xuất phát từ vị trí, chức năng nhiệm vụ của Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ, công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu sau:

- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức đó là nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc đối với đội ngũ công chức, viên chức đảm bảo cho họ có đủ năng lực phẩm chất trình độ năng lực để làm tốt công việc thƣờng xuyên của mình, luôn phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực thực hiện công việc, tự hoàn thiện mình, đảm bảo các tiêu chuẩn ngạch bậc.

- Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, cụ thể là nâng cao trình độ lý luận chính trị, thấm nhuần chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc với tinh thần vì dân phục vụ luôn là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết thƣờng xuyên đối với đội ngũ công chức, viên chức.

- Đảm bảo xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới đó là yêu cầu về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và thái độ nghề nghiệp, thái độ phục vụ, có tƣ duy độc lập, sáng tạo, khoa học, có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của tình hình nhiệm vụ mới.

Trƣớc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức, viên chức Cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng Chính phủ nói riêng, các Cổng thông tin điện tử thuộc Bộ nói chung phải đáp ứng các yêu cầu là đào tạo đƣợc đông đảo các chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, luật pháp, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, có kiến thức ngoại ngữ và tin học tốt, có đủ khả năng làm tham mƣu, giúp việc cho lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc.

*Những tồn tại, hạn chế:

- Công tác xây dựng, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đồng bộ, chƣa chủ động khai thác các chƣơng trình, nội dung đào tạo cập nhật kiến thức mới nhƣ: bồi dƣỡng kỹ năng tham mƣu tổng hợp, biên tập, tổ chức quy hoạch, đào tạo

đội ngũ chuyên gia đầu ngành về quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực, kỹ năng công tác văn phòng.

- Trong một thời gian dài, biên chế cán bộ phụ trách công tác đào tạo còn thiếu và kiêm nhiệm.

- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng chậm đƣợc đổi mới, cải tiến, chƣa gắn với yêu cầu xây dựng một đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại.

- Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng còn mang tính hình thức, nặng về tiêu chuẩn bằng cấp, chƣa chú trọng bồi dƣỡng năng lực thực hành. Việc triển khai kế hoạch đào tạo cán bộ trong quy hoạch còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có chƣơng trình, giáo trình cho chƣơng trình đào tạo này.

- Kinh phí đào tạo bồi dƣỡng còn hạn chế nhất là kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài.

* Nguyên nhân:

- Công tác quản lý đào tạo, bồi dƣỡng công chức chƣa thống nhất.

- Công tác đào tạo chƣa gắn với quy hoạch, kế hoạch, chƣa thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc.

- Các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng còn chồng chéo, trùng lặp, nặng về lý thuyết, các kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nƣớc chƣa đƣợc thể hiện rõ trong các chƣơng, bài; phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng chậm đƣợc cải tiến; phƣơng thức đào tạo chƣa chú trọng khuyến khích tính tích cực của ngƣời học.

- Việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng chƣa hợp lý; đội ngũ công chức, làm công tác quản lý đào tạo, bồi dƣỡng trình độ không đồng đều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng chính phủ (Trang 55 - 57)