Quá trình đào tạo và bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng chính phủ (Trang 26 - 28)

1.6. Đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực

1.6.2. Quá trình đào tạo và bồi dưỡng

Quá trình đào tạo: Quá trình đào tạo bồi dƣỡng đƣợc minh hoạ bằng sơ đồ

Hình 1.1: Quá trình đào tạo

Nguồn: Nguyên Thị Vân, 2007, Tr21)

Quá trình đào tạo và bồi dƣỡng gồm ba giai đoạn.

Giai đoạn 1: Phân tích nhu cầu:

Mục đích của giai đoạn này là xác định nhu cầu đào tạo về các kiến thức kỹ năng, năng lực cần thiết và cung cấp thông tin để thiết kế chƣơng trình đào tạo

+ Phân tích nhu cầu cấp tổ chức: Mục đích của phân tích nhu cầu cấp này là xác định nhu cầu tổng thể của tổ chức và mức độ hỗ trợ cùa công tác đào tạo

+ Phân tích nhu cầu cấp nhiệm vụ: là đi phân tích công việc thực hiện tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể của công việc trong tổ chức và xác định công việc nào cần phải đào tạo bồi dƣỡng.

+ Phân tích nhu cầu cá nhân: Phân tích ở cấp này nhằm xác định cá nhân nào cần đƣợc bồi dƣỡng thông qua mức độ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của công việc. Đào tạo cá nhân không chỉ đào tạo về kiến thức, kỹ năng mà còn phải đào tạo cả về đạo đức, thái độ làm việc và hợp tác với ngƣời khác.

Sau khi phân tích nhu cầu, nhà quản lý cần đƣa ra mục tiêu cho chƣơng trình đào tạo. Mục tiêu đƣa ra phải chính xác, có thể đạt đƣợc và là tiêu chuẩn để đánh giá tính hiệu quả của quá trình đảo tạo

Giai đoạn 2: Tiến hành đào tạo

Khi tiến hành đào tạo cần xem xét những nội dung cơ bản sau: * Phƣơng pháp đào tạo

- Đào tạo gắn với thực hành công việc (đào tạo tại chỗ) là cách đào tạo mà những ngƣời học thực hiện công việc thực tế dƣới sự hƣớng dẫn của những nhân lực có kinh nghiệm, những ngƣời quản lý hoặc giảng viên.

- Đào tạo không gắn với thực hành công việc: Là đào tạo theo các hình thức khoá học, đào tạo mô phỏng.

* Kỹ thuật đào tạo

Những kỹ thuật này chỉ sử dụng với đào tạo không gắn với thực hành công việc thực tế bao gồm dùng máy chiếu và băng từ đĩa hình; dùng mô hình, thiết bị, tình huống mô phỏng...

* Nội dung đào tạo

- Đào tạo kỹ năng thực hiện công việc nhằm bổ xung những kỹ năng còn thiếu hụt của nhân viên dƣới dạng đào tạo lại hoặc đào tạo mới

- Đào tạo nhiều chức năng: Nội dung đào tạo liên quan đến việc trang bị cho nhân lực khả năng thực hiện linh hoạt nhiều công việc trong tổ chức.

- Đào tạo hoạt động theo nhóm: Nội đung đào tạo tập trung vào hƣớng dẫn cho học viên làm thế nào để làm việc theo nhóm có hiệu quả nhất

- Đào tạo tính sáng tạo: Nội dung này giúp nhân lực có cơ hội để suy nghĩ tự do, để giải quyết vấn đề theo phƣơng pháp mới mà không lo ngại sự đánh giá của các nhà quản lý hay đồng nghiệp

Giai đoạn 3: Đánh giá quá trình đào tạo

Giai đoạn này tập trung vào đánh giá hiệu quả của một chƣơng trình đào tạo theo tiêu chuẩn đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng chính phủ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)