Các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng chính phủ (Trang 32 - 37)

1.7.1. 1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trò quyết định đến trình độ công tác quản lý NNL của nƣớc đó. Tại một quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, thì ở đó NNL có chất lƣợng cao, kể cả trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe, tuổi thọ. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan trọng vào việc nâng cao mức sống có điều kiện chăm sóc sức khỏe nâng cao thể lực, trí lực, nâng cao tuổi thọ của ngƣời lao động. Trình độ kinh tế - xã hội càng phát triển, càng có điều kiện nâng cao chất lƣợng quản lý NNL.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao càng có điều kiện đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo, khi giáo dục đào tạo phát triển lại góp phần quyết định trực tiếp vào việc tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Do đó, trình độ phát triển kinh tế xã hội và nguồn nhân lực có mối quan hệ biện chứng với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói cách khác, kinh tế là nền tảng của phát triển xã hội, của con ngƣời, trong đó có NNL và đến lƣợt nó nguồn nhân lực là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Đối với Việt Nam, do trình độ kinh tế - xã hội còn ở mức thấp nên chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, do đó việc quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế là khâu đột phá nhằm tạo ra bƣớc phát triển mới trong thế kỷ XXI.

1.7.1.2. Giáo dục và đào tạo

Theo kết luận số 51-KL/TW, ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Trung ƣơng Đảng tại Hội nghị lần thứ 6 (Khóa XI) về Đê án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa” khẳng định quan điểm: “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn dân”, “Phát triển giáo dục là quổc sách hàng đầu" và “Đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo là đầu tƣ cho phát triển”.

Để quản lý tốt NNL không phải tự nhiên mà có đƣợc, phải thông qua quá trình giáo dục đào tạo lâu dài và phù hợp với yêu cầu của tiến bộ xã hội. Giáo dục là nhân tố cơ bản để hình thành, phát triển ở mỗi con ngƣời nhân cách, sức lao động tạo ra cho con ngƣời sự phát triển hài hòa cả thể lực - trí lực - tâm lực. Kết quả của giáo dục đối với mỗi ngƣời là nội lực của ngƣời ấy và hơn nữa, nội lực ấy phải có khả năng tạo ra của cải vật chất, tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội. UNESCO đã đƣa ra bốn nguyên lý của giáo dục, còn đƣợc gọi là 4 trụ cột của nền giáo dục: học để biết (Learning to know); học để làm (learning to do); học để chung sống với mọi ngƣời (learning to love together); và học để tôn tại (Learning to be).

Đối với nƣớc ta, để thực hiện mục tiêu trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020, thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn tiếp cận kinh tế tri thức đƣa đất nƣớc đuổi kịp các nƣớc trong khu vực và thế giới đòi hỏi phải thực sự coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nói cách khác, giáo dục và đào tạo là phƣơng tiện để khai trí, thiếu nó thì trí tuệ của một dân tộc sẽ kém cỏi và do vậy không có sức mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

1.7.1.3. Trình độ phát triển khoa học công nghệ

Cơ cấu nòng cốt của đội ngũ lao động là đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, quản lý kinh tế - xã hội,... Việt Nam đang thực hiện quá trình đổi mới khoa học, công nghệ, quá trình này diễn ra rộng khắp, từ các doanh nghiệp, các ngành, địa phƣơng và chính quá trình này kéo theo sự đổi mới về NNL. Trong lịch sử phát triển của loài ngƣời, bao giờ các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ cũng dẫn đến sự biến đổi có tính cách mạng, sự biển đổi về chất của lực lƣợng sản xuất xã hội; trong đó con ngƣời là một thành phần chủ yếu của lực lƣợng sản xuất ấy. Trƣờng hợp của Việt Nam cũng thế, sự đổi mới khoa học công nghệ đang và sẽ tác động ngày càng mạnh đến nguồn nhân lực và công tác quản lý nguồn nhân lực.

Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ sổ cạnh tranh tăng trƣờng (GCI nhằm đo lƣờng khuynh hƣớng của thể chế, chính sách, những nhân tố tạo thành tình trạng hiện thời và những mức giới hạn về thịnh vƣợng

kinh tế) của nền kinh tế nƣớc ta từ vị trí thứ 60/101 năm 2003 đã lùi xuống vị trí thứ 81/117 năm 2005, năm 2011, xếp hạng 65/142 quốc gia đƣợc khảo sát.

Phân tích các yếu tố đánh giá để xếp hạng, trong tổng số 12 các chỉ số chính của GCI bị mất điểm: Thâm hụt ngân sách năm 2010 còn quá lớn, ở mức 6% GDP, và lạm phát đã trở lại mức hai con số sau khi hạ một thời gian ngắn. Thách thức đáng kể là cải thiện hiệu quả của thị trƣờng lao động (vị trí 46), khả năng đổi mới của nó (66) cho giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng chƣa theo kịp tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Đặc biệt là chất lƣợng đƣờng giao thông (123) và cảng biển (111). Giáo dục đạt yêu cầu về chất lƣợng đào tạo cho ngƣời dân, tỷ lệ nhập học các cẩp vẫn còn thấp (64, 103, và 110 tƣơng ứng cho các cấp tiểu học, trung học và đại học). Để nâng cao khả năng cạnh tranh, về điều kiện kinh doanh, để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam, cần chín thủ tục, mất 44 ngày và chi phí chiếm khoảng 12,1% so với thu nhập trên đầu ngƣời. Vì vậy mà quy chế thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam đƣợc coi là nặng nề (vị trí 113). Nhƣ vậy, thù tục hành chính tiếp tục là rào cản lớn với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngoài ra, còn những quan ngại về mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ (127), và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ (98).

Trình độ phát triển y tế, dân số các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng trƣởng dân số có tác động trực tiếp tới công tác quản lý NNL. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, cứ tăng dân số 1% thì yêu cầu tăng GDP phải ít nhất là 3% thì mới đảm bảo đƣợc sự phát triển kinh tế - xã hội bình thƣờng, tức là theo đó có đủ sản phẩm và dịch vụ ở mức cần thiết để đảm bảo duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm và mức sống nhƣ hiện tại.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số đần đến cung lao động của nền kinh tể lớn luôn tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp có khả năng chọn lựa, sàng lọc một NNL có chất lƣợng nâng cao.

Bảng 1.1: Mức gia tăng về dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam đến năm 2020

Năm Số ngƣời vào tuổi lao động

Số ngƣời ra khỏi tuổi lao

động

Tổng số ngƣời trong tuổi lao động tăng thêm

2000 1.747,7 356,9 1.390,8 2005 1.812,4 369,9 1.442,5 2010 1.879,9 491,6 1.388,3 2020 1.862,9 892,0 970,9

Nguồn: Quỹ dân số Liên hợp quốc – Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010)

Tăng trƣởng dân số phù hợp với mức tăng trƣởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lƣợng của NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định.

Trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Sức khỏe tốt thì chất lƣợng NNL và công tác quản lý nguồn nhân lực ở cả hiện tại và tƣơng lai đều có thể phát triển, ngƣời lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc. Việc nuôi dƣỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tƣơng lai, giúp trẻ em nhanh chóng đạt đƣợc những ngƣời khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần; giúp trẻ em nhanh chóng đạt đƣợc những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thông qua giáo dục ở nhà trƣờng và hệ thống y tế. Nếu nhƣ có đẩu tƣ về y tế tốt thì sẽ đảm bảo sức khỏe cho nguồn nhân lực. So với nền kinh tế có cùng mức phát triển thì tuổi thọ ngƣời Việt Nam cao hơn 11 năm. Đầu tƣ hằng năm cho chăm sóc sức khỏe ngƣời dân Việt Nam chỉ khoảng 6 USD/ngƣời, mới bằng 1/10 của Thái Lan nhƣng nhiều chỉ số về sức khỏe của ta vẫn cao hơn. Tuy nhiên, mức đầu tƣ nhƣ vậy còn thấp. Xã hội hóa y tế của ta có chính sách nhƣng chƣa thực hiện đƣợc theo những chính sách đó.

Ngoài những yếu tố về giáo dục và y tế thì công tác quản lý nguồn nhân lực còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác: Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con ngƣời liên quan đến môi trƣờng pháp luật, thể chế và các chính sách, cơ chế

giải phóng sức lao động, tạo động lực để con ngƣời phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Truyền thống lịch sử và nền văn hóa của một quốc gia cũng bồi đắp và kết tinh trong mỗi con ngƣời và cả cộng đồng dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý chí, tác phong của con ngƣời trong lao động.

Sự tác động của các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc Có thể nói chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc có tác động quan trọng tới công tác quản ]ý NNL, đặc biệt là các chính sách kinh tế - xã hội nhƣ:

- Chính sách phát triển dân số: Bao gồm các chính sách về truyền thông dân số, các chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là các chƣơng trình truyền thông dân số ở các khu vực vùng sâu, vùng xa... Các chính sách kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình đã góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số và mức sinh, làm chậm lại tốc độ tăng nguồn lao động.

- Chính sách phát triển giáo dục cơ bản: tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo NNL và là một nhân tố cơ bản của phát triển NNL. Vì vậy, việc đánh giá phát triển NNL của một quốc gia, trƣớc hết ngƣời ta dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ ngƣời biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục - số năm giáo dục bát buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học...).

- Chính sách phát triển đào tạo NNL (phát triển kỹ năng) bao gồm chính sách về quy mô đào tạo, chính sách về cơ cấu đào tạo, chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL. (bao gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trƣờng, cơ sở dạy nghề và trong sản xuất...). Đây là hệ thống chính sách mang tính chất chiến lƣợc dài hạn có tác động lớn đến chất lƣợng, trình độ NNL của một đất nƣớc, của một địa phƣơng.

- Chính sách bảo vệ và tăng cƣờng thể lực NNL:

Đó là những chính sách chăm sóc, bảo vệ và tăng cƣờng sức khỏe cho ngƣời dân, nhằm tạo dựng nên những thế hệ ngƣời Việt Nam cân đối, cƣờng tráng, góp

phần phát triển nguồn nhân lực có thể lực tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện con ngƣời và thực hiện công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

- Chính sách thu hút và sử dụng NNL:

Đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp nhất đến quá trình quản lý nguồn nhân lực, bao gồm chính sách về việc làm (chính sách đa dạng hóa việc làm, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm, chính sách về cơ cấu việc làm); chính sách về thị trƣờng lao động; chính sách khuyến khích tài năng...

- Chính sách về tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp:

Chính sách về bảo hiểm xã hội, các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, quy định mức lƣơng tối thiểu... là môi trƣờng pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội, góp phần thúc đẩy NNL xã hội ngày một phát triển.

Ta biết rằng khi chính sách vĩ mô của nhà nƣớc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội thì nó thúc đẩy phát triển nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, ngƣợc lại nếu không phù hợp nó sẽ kìm hãm hoặc làm lãng phí nguồn nhân lực và rất khó khăn trong việc nâng cao công tác quản lý NNL.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại cổng thông tin điện tử thuộc Văn phòng chính phủ (Trang 32 - 37)