Tổng quan côngty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing mix tại công ty chè kim anh (Trang 33 - 38)

2.1. Giới thiệu về côngty cổ phần chè KimANh

2.1.1. Tổng quan côngty

2.1.1.1. Khái niệm

Công ty cổ phần chè Kim Anh với bề dày trên 50 năm hình thành và phát triển là một trong những doanh nghiệp đầu đàn trong ngành chè Việt Nam.Công ty là thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty chè Việt Nam.

Trụ sở công ty: xã Mai Đình - Huyện Sóc Sơn - Hà Nội Tel: 04.8843222- 8843263, Fax: 04. 8840724

Website: http://www.kimanhtea.com Email: kimanhtea@netnam.vn

Công ty cổ phần chè Kim Anh chuyên sản xuất các loại chè xanh, chè đen xuất khẩu và chè hƣơng tiêu dùng nội địa.

Công ty cổ phần chè Kim Anh đƣợc thành lập trên cơ sở nhà máy chè Vĩnh Long và nhà máy chè Kim Anh sát nhập lại.

địa. Sau năm 1975, do yêu cầu tập trung của ngành, nhà máy chè Kim Anh chuyển về xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội.

Nhà máy chè Vĩnh Long đƣợc thành lập năm 1959 ở Hà Nội chuyên sản xuất chè hƣơng tiêu dùng nội địa.Trong những năm chiến tranh nhà máy phải sơ tán lên Vĩnh Long, Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Ngày 15/5/1980, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định sát nhập 2 nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh Long thành nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh, trụ sở tại xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội. Trong thời gian này, nhà máy gặp nhiều khó khăn nhƣ phải di chuyển địa điểm, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của liên hiệp chè, cán bộ và công nhân nhà máy đã vƣợt qua những khó khăn ban đầu, đi vào sản xuất ổn định. Do quy mô sản xuất đƣợc mở rộng, sản lƣợng chè tăng, nhà máy đã mở rộng thị trƣờng tiêu thụ đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu với các thị trƣờng nƣớc ngoài. Trong giai đoạn này nhà máy nhận đƣợc nhiều bằng khen các loại.Tháng 2/1990, nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh đƣợc đổi tên thành nhà máy chè Kim Anh.Ngày18/12/1995, nhà máy chè Kim Anh đƣợc đổi tên thành công ty chè Kim Anh trực thuộc tổng công ty chè Việt Nam.

Từ năm 1995 đến năm 1999, công ty có những bƣớc tiến đáng kể, những sản phẩm mang nhãn hiệu “Chè Kim Anh” đã trở nên quen thuộc với nhiều ngƣời tiêu dùng Việt Nam và còn xuất hiện ở nhiều nƣớc trên thế giới.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

 Chức năng:

Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh chè và cung cấp sản phẩm chè cho thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu.Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh các loại sản

Công ty có chức năng hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực công ty đã đăng ký khi thành lập và làm dịch vụ xuất nhập khẩu cho các đơn vị có nhu cầu.

 Nhiệm vụ:

Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đúng với lĩnh vực đăng ký và hoạt động kế toán tài chính theo quy định của nhà nƣớc.

Công ty hoạt động phối hợp với tất cả các thành viên và các đại lý trên thị trƣờng để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mà công ty đã đề ra.

Bên cạnh đó, công ty kết hợp với tổng công ty để phối hợp hoạt động thực hiện sản xuất kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện các hoạt động xúc tiến chung của ngành cũng nhƣ xây dựng thƣơng hiệu chè của cả ngành nói chung và của các thành viên nói riêng.

2.1.1.3. Sơ đồ tổ chức

Công ty cổ phần chè Kim Anh đƣợc thành lập thông qua đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).Và ĐHĐCĐ bầu ra hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát (BKS). Công ty có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng hạch toán độc lập cơ cấu bộ máy đƣợc tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mƣu. Cụ thể ta sẽ xem sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lí Công ty cổ phần chè Kim Anh

(Nguồn: http://kimanhtea.com)

- Đại hội đồng cổ đông: trong công ty, cơ quan có quyền quyết định cao nhất là Đại hôị đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thay mặt các cổ đông điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần để thông qua báo cáo tài chính năm của công ty và thông qua định hƣớng

phát triển của công ty. Đại hội đồng cổ đông cũng có quyền quyết định việc chào bán cổ phần và mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có 5 thành viên trong đó có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 3 thành viên khác. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản lý chung hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách đƣa ra các nghị quyết, phƣơng hƣớng hoạt động của công ty, các quy chế kiểm soát nội bộ.

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của công ty gồm có 3 ngƣời trong đó có 1 trƣởng ban và 2 kiểm soát viên có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ kế toán. Ban kiểm soát phải thẩm định BCTC năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý điều hành các hoạt động của công ty nhằm phát hiện ra các sai sót gian lận của các bộ phận và đƣa ra Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát cũng có thể kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý của công ty.

- Giám đốc điều hành: là thành viên của hội đồng quyết toán, có nhiệm vụ điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nghị quyết của Hội đồng quản trị và phƣơng án kinh doanh của công ty, đƣợc uỷ quyền là đại diện hợp pháp của công ty.

- Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về việc tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp quản lý phòng kinh tế thị trƣờng.

- Phó giám đốc nguyên vật liệu: phụ trách việc thu mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất ở hai xí nghiệp thành viên và phân xƣởng Ngọc Thanh.

- Phòng kinh tế thị trƣờng: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trƣờng, giới thiệu sản phẩm, lập kế hoạch cung ứng vật tƣ, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ,

- Phòng Tài chính Kế toán: có nhiệm vụ tổ chức các vấn đề liên quan đến công tác kế toán của công ty theo đúng chế độ kế toán, cung cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận có liên quan, cố vấn cho giám đốc trong quản trị doanh nghiệp.

- Phòng hành chính tổng hợp: Giải quyết các vấn đề liên quan đến ngƣời lao động nhƣ: tuyển lao động, đào tạo lao động, khen thƣởng, kỷ luật công nhân viên và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lƣơng.

- Phòng KCS: theo dõi quy trình công nghệ, đảm bảo về mặt kỹ thuật cho quá trình sản xuất, xây dựng định mức nguyên vật liệu.

- Phòng cơ diện: có nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật cho máy móc trong quá trình vận hành.

- Phân xƣởng thành phẩm: Có nhiệm vụ đóng gói chè và vận chuyển về các kho thành phẩm.

- Phân xƣởng chế biến: Thực hiện toàn bộ quá trình tinh chế từ chè búp khô thành chè thành phẩm.

- Hai xí nghiệp thành viên: là nhà máy chè Đại Từ, và Định Hoá, xƣởng chế biến chè Ngọc Thanh có nhiệm vụ thu mua chè sơ chế thành chè búp khô làm nguyên liệu cho sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing mix tại công ty chè kim anh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)