Quản lý thu thuế sử dụng đất cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về thu thuế sử dụng đất trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 25 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2 Quản lý thu thuế sử dụng đất cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm

Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nƣớc theo luật định thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách Nhà nƣớc để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc và cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho lợi ích cộng đồng.

- Quản lý thuế là khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong

cơ quan thuế; xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế. Công tác quản lý thuế để ngày một nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả thu cho ngân sách nhà nƣớc, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tƣợng nộp thuế và phải coi đó nhƣ một bổn phận và trách nhiệm của đối tƣợng nộp thuế. (nguồn tài liệu tham khảo)

- Quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế là nguồn thu chủ yếu của

ngân sách, vì vậy công tác quản lý hành chính nhà nƣớc trong lĩnh vực thu thuế nói chung và thuế SDĐPNN nói riêng đặt ra cho Cục Thuế tỉnh Kiên Giang là cơ quan

chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực thuế những yêu cầu nhất định trong quá trình triển khai thực hiện. Theo quan điểm về quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực thu thuế

SDĐPNN: “Quản lý thu thuế SDĐPNN là hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà

nước thuộc các lĩnh vực hành pháp và tư pháp về thuế SDĐPNN của các cơ quan thuế từ Trung ương đến địa phương; với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do luật định; nhằm thực hiện chính sách thu thuế SDĐPNN đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nói cách khác, quản lý thu thuế SDĐPNN là khâu tổ chức thực hiện chính sách thuế của cơ quan thuế các cấp; là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong thực thi chính sách thu thuế SDĐPNN nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra ở từng giai đoạn cụ thể, trong điều kiện môi trường quản lý luôn biến động”. (Bộ Tài chính, 2011)

Khái niệm quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Quản lý thuế SDĐPNN là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nƣớc đối với quá trình tính và thu thuế SDĐPNN để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt đƣợc các mục tiêu nhà nƣớc đặt ra (Bộ Tài chính, 2013).

1.2.2 Đặc điểm

Quản lý thu thuế SDĐPNN là một bộ phận của quản lý hành chính Nhà nƣớc. Nói đến quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế SDĐPNN là nói đến các vấn đề chủ yếu sau:

Một là, xác lập chính sách thuế, xây dựng pháp luật quản lý thu thuế, chế độ trong lĩnh vực thuế SDĐPNN theo quy định pháp luật ở địa phƣơng.

Hai là, xây dựng và thực hiện quy trình, thủ tục quản lý và vận hành thu thuế SDĐPNN.

Ba là, tổ chức bộ máy ngành thuế nói chung và thu thuế SDĐPNN từ Tổng cục Thuế cho đến Cục Thuế và Chi cục Thuế ở địa phƣơng, cùng với việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những vấn đề nhân sự trong nội bộ ngành Thuế đồng thời xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thu cũng nhƣ mối quan hệ giữa các bộ phận trong các cơ quan quản lý thu thuế với nhau và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nƣớc với công dân.

Bốn là, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho công tác quản lý thu thuế SDĐPNN ở Kiên Giang.

Nhƣ vậy, có thể hiểu quản lý thu thuế SDĐPNN là sự điều hành, tổ chức thực hiện và giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế SDĐPNN của cơ quan hành chính Nhà nƣớc trong lĩnh vực cơ quan thuế đối với các chủ thể thực hiện pháp luật thuế SDĐPNN ở địa phƣơng (còn gọi là đối tƣợng nộp thuế SDĐPNN) nhằm hƣớng tới các mục tiêu cơ bản là: Huy động và tập trung đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN nói chung, ngân sách địa phƣơng nói riêng, phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã hội.

1.1.3. Phân cấp quản lý thu thuế sử dụng đất

Theo Quyết định số 2845 QĐ-BTC ngày 30 12 2016 của Bộ Tài chính về ban hành quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối ngƣời nộp thuế (phân công đối tƣợng NNT thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố, Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố), theo đó trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thì Cục thuế đƣợc phân cấp cụ thể trong quản lý thu thuế sử dụng đất nhƣ sau:

Các doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc (doanh nghiệp do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ); doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác có quy mô kinh doanh lớn; DN dự án hoặc DN trực tiếp thực hiện dự án BOT, BTO, BT, BOO, BLT, BTL, O&M theo quy định của pháp luật về đầu tƣ; DN có hoạt động kinh doanh chính thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, nhƣ hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểu, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, luật sƣ, công chứng, khai khoáng và ngành nghề kinh doanh khác theo yêu cầu quản lý thuế của từng địa phƣơng; DN thành lập và hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế; DN có hoạt động xuất khẩu thƣờng xuyên thuộc đối tƣợng đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng; hoặc DN có quan hệ liên kế, quan hệ với một thành viên góp vốn với DN theo quy định của giao dịch kinh doanh giữa các bên có liên quan đang co Cục Thuế quản lý trực tiếp; DN có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn kê khai tập trung tại trụ sở chính và phân bổ số nộp ngân sách cho các địa bàn; đối tƣợng thu phí, lệ phí là các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh trở lên nhƣ sở, ban, ngành…

- Cấp Chi cục Thuế trực tiếp quản lý thu đối với:

+ Hộ kinh doanh công, thƣơng nghiệp; Các doanh nghiệp có quy mô hoạt

động kinh doanh nhỏ, doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra hằng năm từ 2.000.000.000 tỷ đồng Việt Nam trở xuống hoặc doanh số trên 2.000.000.000 tỷ đồng Việt Nam nhƣng hình thức kinh doanh chủ yếu là bán lẻ hay mang tính chất là cửa hàng, cửa hiệu, kinh doanh dịch vụ, ăn uống, khách sạn nhà nghỉ; các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, cách xa các thị trấn di lại khó khăn; các doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã; các doanh nghiệp đƣợc thành lập mới trên cơ sở

chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ hộ kinh doanh do các Chi cục Thuế đang quản lý thu thuế;

+ Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác: Phí, lệ phí thuộc cấp huyện,

thị xã, thành phố trở xuống, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuê mặt nƣớc biển và thuế SDĐPNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về thu thuế sử dụng đất trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)