7. Kết cấu của luận văn
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang ảnh hƣởng đến quản lý
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang
Tăng trƣởng GRDP của tỉnh năm 2016 ƣớc đạt 101,66% so với kết hoạch, đạt 106,29 % so với cùng kỳ, tuy chƣa đạt so với mục tiêu tăng trƣởng của tỉnh đề ra cả năm là 10%, nhƣng đây là mức tăng trƣởng khá cao so cùng kỳ.( So với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhƣ: An Giang tăng 6,00%; Đồng Tháp: 6,07%; Vĩnh Long 6,80%; Trà Vinh 8,31%; Cần Thơ 12,28%; Hậu Giang 6,18%; Tiền Giang 9,00%; Sóc Trăng 6,95%... )
Trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tuy có những thuận lợi cơ bản, nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn, song Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp theo Nghị quyết của Chính phủ: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng cơ bản, thu hút đầu tƣ….. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 của tỉnh tiếp tục ổn định và đạt đƣợc kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2012 đến 2016 (GRDP) điều tăng ổn định, cụ thể nhƣ sau:
Bảng: 2.2. Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2012-2016
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 (GRDP)
NĂM Đơn vị tính: Triệu đồng So cùng kỳ % 2012 55.183.053 111,82 % 2013 60.369.768 109,40 % 2014 65.819.023 109,03 % 2015 72.151.468 109,62 % 2016 76.689.795 106,29 %
(Nguồn: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2012 – 2016 của Cục Thống Kê tỉnh Kiên Giang)
Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt đƣợc 400,00 triệu USD, bằng 76,38% kế hoạch năm và giảm 16,12% so với cùng kỳ năm 2015 (giảm 76,89 triệu USD). Bao gồm: hàng nông sản 237,44 triệu USD, bằng 94,87% kế hoạch và giảm 13,89% (giảm 38,28 triệu USD) so cùng kỳ; hàng thủy sản đạt 137,37 triệu USD, bằng 80,81% kế hoạch năm và giảm 19,49% (giảm 33,25 triệu USD) và hàng hóa khác đạt 25,17 triệu USD, bằng 61,41% kế hoạch năm và giảm 12,37% so với cùng kỳ.
Trị giá nhập khẩu cả năm ƣớc đạt 4.268 nghìn USD, giảm 26,91% so cùng kỳ năm trƣớc, kinh tế trong nƣớc đạt 1.983 nghìn USD và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2.285 nghìn USD. Các mặt hàng nhập khẩu trong 12 tháng nhƣ: chất dẽo nguyên liệu 1.973 nghìn USD, giảm 22,73% so cùng kỳ năm trƣớc; hàng thủy sản 1.584 nghìn USD, giảm 10,15%; hàng hóa khác 179 nghìn USD, giảm 69,08%.
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) năm 2016 ƣớc thực hiện 53.401 tỷ đồng, đạt 101,32% kế hoạch năm và tăng 4,41% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó: nông nghiệp đạt 30.430,06 tỷ đồng, đạt 101,28% kế hoạch và tăng
Tổng sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cả năm ƣớc thực hiện 715,14 ngàn tấn, đạt 107,19% kế hoạch năm và tăng 11,33% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: sản lƣợng khai thác là 519,01 ngàn tấn, đạt 111,99% kế hoạch năm và tăng 13,18% so cùng kỳ, sản lƣợng nuôi trồng là 193,0 ngàn tấn đạt 97,19% kế hoạch năm và tăng 09,06% so cùng kỳ.
Tổng lƣợt khách du lịch cả năm ƣớc thực hiện đạt 5.410.322 ngàn lƣợt khách,
đạt 109,52% kế hoạch năm, tăng 23,96 % cùng kỳ năm trƣớc, trong đó: (khách đến
các khu vui chơi, điểm du lịch là 2.718.603 ngàn lượt khách đạt 112,81% kế hoạch và tăng 13,42% so cùng kỳ; Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 2.691.719 ngàn lượt khách, đạt 106,39% kế hoạch và tăng 36,80%), khách trong nƣớc là: 2.372.510 ngàn lƣợt khác đạt 105,44 % kế hoạch năm, tăng 37,55% cùng kỳ năm trƣớc, khách quốc tế 319.209 ngàn khách, đạt 114% kế hoạch và tăng 31,43% so cùng kỳ. Khách du lịch đến Phú Quốc là 5.501 ngàn lƣợt khách và khách quốc tế là 4.500 ngàn lƣợt khách.
Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ƣớc thực hiện cả năm là 42.652,25 tỷ đồng, đạt 97,77% kế hoạch, tăng 5,27% so cùng kỳ năm 2015.
Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý đạt 34.975,40 tỷ đồng, đạt 87,82% kế hoạch, tăng 07,45% so cùng kỳ; vốn đầu tƣ của Bộ ngành quản lý 7.676,85 tỷ đồng, đạt 202,02% kế hoạch; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 448,50 tỷ đồng, đạt 56,06% kế hoạch, bằng 107% so cùng kỳ; vốn ngoài nhà nƣớc của doanh nghiệp, hộ dân cƣ, hộ kinh tế cá thể 27.996,50 tỷ, đạt 86,67% kế hoạch, tăng 26,57% so cùng kỳ.
Trong năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 33.800 lƣợt ngƣời, đạt 100,8% kế hoạch năm, trong đó: giải quyết việc làm trong tỉnh đƣợc 14.950 lƣợt ngƣời, ngoài tỉnh 18.800 lƣợt ngƣời, xuất khẩu lao động 50 ngƣời (chủ yếu tại thị trƣờng nhật Bản, Hàn
cấp nghề 5.146 và dạy nghề dƣới ba tháng đƣợc 38.457 ngƣời góp phần nâng tỷ lệ qua đào tạo đạt 43%.
Chính vì đặc điểm địa đình, điều kiện tự nhiên của tỉnh Kiên Giang đã tác động rất lớn đến việc quản lý thu thuế SDĐPNN nhƣ sau:
- Do có đặt điểm, vừa đồng bằng, đồi núi và biển đảo nên diện tích đất tự nhiên rất
lớn, địa hình phức tạm, chủ yếu là song ngòi, kênh rạch, đồi núi và biển đảo. Vì vậy phần lớn diện tích của tỉnh Kiên Giang đƣợc xếp vào điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nên phần lớn diện tích đất ở trong hạn mức điều đƣợc miễn, giảm thuế SDĐPNN, số thu thuế SDĐPNN chiếm một phần nhỏ so với tổng thu NSNN ở Kiên Giang nói chung và các Chi cục Thuế huyện thị xã thành phố nói riêng.
- Điều kiện đi lại hết sức khó khăn, do địa bàn rộng lớn lại có song ngòi, kênh
rạch, đồi núi và biển đảo nên việc đi lại của công chức làm công tác tuyên truyền, quản lý thu thuế SDĐPNN mất nhiều thời gian và công sức, làm ảnh hƣởng sức khoẻ và đời sống gia đình của công chức.
- Đối tƣợng chịu thuế là rất rộng, địa bàn quản lý lớn nhƣng số thu thuế
SDĐPNN chiếm một phần rất nhỏ so giới số tổng thu ngân sách ở địa phƣơng, có khi chi phí NSNN bỏ ra để tuyên truyền cho sắc thuế mới, quản lý thu thuế SDĐPNN còn cao hơn số thu thuế SDĐPNN ở địa phƣơng.