Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về thu thuế sử dụng đất trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 42 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thu thuế sử dụng đất

1.3.1 Yếu tố chủ quan

- Thủ tục hành chính thuế còn phức tạp, trùng lắp và thiếu đồng bộ giữa các

Bộ, Ngành, cơ quan, các cấp. Có phần do chậm đổi mới, cải cách trong một số khâu quan trọng trong quản lý hành chính thuế (kê khai, thu nộp, quyết toán, thanh tra, kiểm tra, thuế SDĐPNN…) nên dẫn đến quản lý thuế hiệu quả chƣa cao, chi phí tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế còn lớn so với khu vực và các nƣớc trung bình, tiến tiến trên thế giới.

- Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận ngƣời nộp thuế

còn chƣa cao, tình trạng thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn phổ biến.

- Sự phối hợp với cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế đã có nhiều chuyển

biến tích cực nhƣng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục, do đó chƣa quản lý chặt chẽ hết đối tƣợng nộp thuế.

- Chƣa có sự kết hợp quản lý thu thuế với quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chƣa kết nối thông tin giữa cơ sở dữ liệu với các cơ quan hữu quan có liên quan.

- Mức thu thuế SDĐPNN hiện nay là rất thấp, do chủ trƣơng khoan sức dân

của Đảng, Nhà nƣớc ta và hơn nữa đây là một sắc thuế mới mà đối tƣợng chịu thuế rất rộng nếu mức thu cao sẽ ảnh hƣởng toàn dân. Do đặc điểm Kiên Giang là địa bàn vùng sâu, vùng sa kinh tế xã hội khó khăn nên phần lớn hộ gia đình, cá nhân thuộc diện miễn, giảm. Vì vậy số thu thuế SDĐPNN chiếm một phần nhỏ trong tổng thu NSNN, mà lại tốn rất nhiều thời gian, công sức của công chức ngành thuế Kiên

Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về thu thuế sử dụng đất trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)