Vị trí địa lý, địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về thu thuế sử dụng đất trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang ảnh hƣởng đến quản lý

2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Kiên Giang là một tỉnh ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tọa độ địa lý từ 104040’ đến 105032’40” kinh độ Đông và 9023’50’’ đến 10032’30” vĩ độ Bắc (phần đất liền); Phía Đông Nam giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau; Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan; Phía Bắc giáp Campuchia với đƣờng biên giới đất liền dài 56,8 km.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 6.269 km2, trong đó đất liền

là 5.638 km2 và hải đảo là 631 km2 (Đảo lớn nhất là Phú Quốc 567 km2).

Dự kiến dân số toàn tỉnh Kiên Giang đến hết năm 2016 đạt gần 1.751.005 ngƣời, mật độ dân số đạt 276 ngƣời km², trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 478.435 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 1.272.570 ngƣời; dân tộc chủ yếu là ngƣời Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thƣờng tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo, quy mô dân số đến năm 2020 dự kiến dƣới 1,8 triệu ngƣời.

Kiên Giang có bờ biển dài 200 km2 với 63.290 km2 ngƣ trƣờng, tập trung

khoảng 105 hòn Đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 Đảo có dân cƣ sinh sống.

Kiên Giang tuy cách xa trung tâm kinh tế của cả nƣớc, song cũng có các điểm thuận lợi sau: là nơi có khoảng cách tới các nƣớc ASEAN tƣơng đối ngắn, các nƣớc

triển và mở rộng các cửa khẩu với Campuchia, tạo mối qua hệ với Thái Lan thông qua mạng lƣới đƣờng bộ; là cửa ngõ ra biển của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến một số nƣớc trên thế giới, có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở cửa, hƣớng ngoại.

Đơn vị hành chính

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố (trong đó có 145 xã, phƣờng, thị trấn): thành phố Rạch Giá, thị Xã Hà Tiên, huyện Kiên Lƣơng, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh Thƣợng và huyện Giang Thành.

Tài nguyên, thiên nhiên

Rừng: Là nguồn tài nguyên quý của tỉnh Kiên Giang, có vai trò quan trọng trong việc giữ nguồn nƣớc ngọt Đảo Phú Quốc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho bán đảo Cà Mau, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu động vật, thực vật tự nhiên, lập các kho bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái.

Thủy hải sản: Vùng biển Kiên Giang đƣợc xác định là một ngƣ trƣờng trọng điểm. Theo tài liệu của FAO và viện nghiên cứu biển Việt Nam, trữ lƣợng hải sản của Biên Tây Nam khoảng 464.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 44%. Ngoài các nguồn tôm, cá, mực, vùng biển Tây Nam còn có nhiều đặc sản quí nhƣ: Hải sâm, sò huyết, đồi mồi, ngọc trai, nhiều loại rong biển dùng làm thực phẩm, dƣợc phẩm,… với hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt là điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản: Nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi cá nƣớc ngọt trong ao, đầm, kết hợp nuôi cá trên ruộng, trong rừng tràm, nuôi cá nƣớc lợ ven biển, nuôi nghêu, sò huyết, cua biển dọc theo bờ biển, bải bồi ven biển, nuôi cá lồng bè trên biển,..

Khoáng sản: Trên 30 ngọn núi đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát, đất sét chất lƣợng tƣơng đối tốt cho sản xuất xi măng, gốm sứ, gạch ngói phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng. Ngoài ra còn có đá huyền ở Phú Quốc và đá hoa cƣơng, thạch anh ở TX. Hà Tiên có thể làm hàng thủ công mỹ nghệ.

Một số ngành thuế mạnh: Ngành Công nghiệp, ngành nông nghiệp, ngành hải sản, ngành du lịch (có 4 khu du lịch trọng tâm: Khu 1: Thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lƣơng và vùng phụ cận; Khu 2: Đảo Phú Quốc; Khu 3:TP. Rạch Giá và vùng phụ cận; Khu 4: Vùng đệm U Minh Thƣợng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về thu thuế sử dụng đất trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)