Phƣơng pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty xăng dầu yên bái (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.4. Thiết kế nghiên cứu

2.4.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Thông tin dữ liệu trong bài viết đƣợc tác giả thu thập từ hai nguồn dữ liệu chính là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, trong đó cách thức thu thập nhƣ sau:

a) Nguồn dữ liệu thứ cấp

Đây là nguồn dữ liệu đã đƣợc công bố rộng rãi hoặc đƣợc công bố trên các hình thức báo cáo, tài liệu tham khảo, website về du lịch, hoặc các bài báo có liên quan do các tổ chức, cá nhân thực hiện về mức độ hài lòng của nhân viên về công tác tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động, các nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động, các báo cáo về mức độ hài lòng của ngƣời lao động, để từ đó tác giả có thông tin hình thành mô hình nghiên cứu của riêng mình cũng nhƣ rút ra đƣợc các kinh nghiệm cũng nhƣ bài học quý giá từ các công trình nghiên cứu cũ đã đƣợc thực hiện.

Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2014 – 2016.

Trong bài, tác giả tiến hành thu nhập dữ liệu sơ cấp bằng hai hình thức là phỏng vấn sâu và phát phiếu điều tra khảo sát, chi tiết cách thức đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Phỏng vấn sâu

Việc phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện với hai nhóm đối tƣợng cụ thể nhƣ sau:

TT Đối tƣợng Nội dung

1 Giám đốc phụ trách công ty xăng dầu Yên Bái

 Hoạt động chung của công ty những năm gần đây;

 Các khó khăn và thách thức về quản lý nhân viên của công ty;  Đóng góp của nhân viên cho hoạt động kinh doanh của công ty;  Các chế độ đãi ngộ cho nhân viên khi làm việc trong công ty;  Đánh giá chung về hiệu quả làm việc của nhân viên.

2 Trƣởng bộ phận hành chính nhân sự công ty xăng dầu Yên Bái

 Tình hình quản lý nhân viên trong những năm gần đây;

 Mức độ biến động nhân sự của công ty trong những năm gần đây;

 Các ý kiến và phàn nàn của nhân viên trong công ty;

 Các chính sách, chế độ công ty thực hiện để tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động.

Thông tin và kết quả phỏng vấn sâu sẽ đƣợc sử dụng trong bài viết, làm cơ sở để tác giả điều chỉnh bảng câu hỏi điều tra với cán bộ, quản lý của công ty xăng dầu Yên Bái, cũng nhƣ giúp cho tác giả có cái nhìn khách quan về thực trạng các công tác tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động công ty xăng dầu Yên Bái.

Điều tra khảo sát

Dựa vào cơ sở lý luận đã trình bày ở chƣơng 1, dựa vào nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và qua phỏng vấn chuyên sâu với 02 cán bộ phụ trách và quản lý tại công ty xăng dầu Yên Bái, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát với nhân viên đang làm việc tại công ty, chi tiết cụ thể nhƣ sau:

- Mẫu tham gia khảo sát

Đối tƣợng tham gia khảo sát là nhân viên đang làm việc tại công ty xăng dầu Yên Bái.

- Kích thước mẫu

Số lƣợng nhân viên trong công ty xăng dầu Yên Bái không nhiều nên tác giả chọn để thả phiếu sẽ là 100 ngƣời, đảm bảo mức độ tin cậy của nghiên cứu.

- Công cụ khảo sát

Khảo sát đƣợc tiến hành bằng bảng hỏi, trong đó bảng hỏi đƣợc thiết kế chi tiết gồm 3 phần (Đã trình bày trên phần 2.4.3).

Việc thả phiếu phiếu đƣợc áp dụng trong nghiên cứu với hình thức thuận tiện cho tác giả nên các phiếu đƣợc chuyển tới ngƣời tham gia qua hình thức trực tiếp; sau đó tác giả sẽ thu thập các bảng hỏi hoàn thiện; khi thu thập bảng hỏi, với bảng hỏi nào chƣa đƣợc hoàn thiện hoặc không rõ thông tin, hay chƣa đầy đủ, tác giả sẽ trực tiếp nhờ ngƣời tham gia bổ sung thêm. Sau khi lọc hết các dữ liệu hợp lý và bảng hỏi hợp lý, tác giả sẽ chọn ra các bảng hỏi cuối cùng và hợp lệ để làm căn cứ phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty xăng dầu yên bái (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)