CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Hạn chế và các hƣớng nghiên cứu tiếp trong tƣơng lai
Do điều kiện thời gian và yếu tố thuận lợi trong quá trình thu và phát phiếu khảo sát, tác giả không thể khảo sát đƣợc tất cả nhân viên trong công ty Xăng dầu Yên Bái. Hơn nữa, công tác tạo động lực của nhân viên khối văn phòng và lao động trực tiếp hoàn toàn khác nhau nên việc xây dựng chung một bảng hỏi cho cả nhân viên hai bộ phận, xét trên một khía cạnh nào đó sẽ không hợp lý. Vì những lý do trên, kết quả nghiên cứu ít nhiều sẽ bị ảnh hƣởng bởi không thể đạt đƣợc sự chính xác tuyệt đối.
Trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ giành nhiều thời gian và phát phiếu khảo sát tới tất cả các nhân viên trong công ty Xăng dầu Yên Bái cũng nhƣ tách riêng câu hỏi khảo sát của khối văn phòng và lao động trực tiếp để biết rõ
đƣợc nhu cầu của họ để hài lòng đối với công tác tạo động lực cho nhân viên trong công ty.
KẾT LUẬN
Nguồn lao động có vai trò ngày càng quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Khả năng của con ngƣời là vô hạn, nên mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức cần phải chú trong đến việc phát huy yếu tố con ngƣời. Một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng nhằm phát huy hết khả năng của ngƣời lao động, tăng cƣờng sự cống hiến của họ đối với tổ chức chính là công tác tạo động lực.
Tạo động lực lao động là một đòi hỏi tất yếu bởi nó tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Động lực lao động là khao khát khẳng định năng lực và tự nguyện của bản thân nhằm phát huy mọi nỗ lực để đạt đƣợc mục tiêu cá nhân và mục tiêu của doanh nghiệp. Để tạo động lực cho ngƣời lao động, doanh nghiệp cần vận dụng một cách hệ thống các chính sách, các biện pháp, cách thức quản lý nhằm làm cho họ có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn đƣợc đóng góp cho doanh nghiệp.
Luận văn đã hoàn thiện việc đóng góp cả về mặt khoa học và ứng dụng thực tiễn. Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về tạo động lực cho ngƣời lao động. Luân văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho ngƣời lao động, làm rõ những ƣu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất các giải pháp mới về công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty. Các giải pháp mang tính thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản trị trong công ty về việc xây dựng chính sách tạo động lực lao động.
Tạo động lực lao động là một công việc phức tạp, khó khăn đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và thống nhất, quyết tâm của ngƣời lao động cũng nhƣ các cấp quản lý trong công ty cần phải đồng lòng thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Tạ Ngọc Ái, 2009. Chiến lược cạnh tranh thời đại mới. NXB Thanh niên, Hà Nội.
2. Công ty xăng dầu Yên Bái. Báo cáo thường niên 2014-2016.
3. Nguyễn Văn Điềm & Nguyễn Ngọc Quân, 2003. Quản trị nhân lực. NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Lê Thanh Hà, 2009. Quản trị nhân lực I, II. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hồng Hải, 2014. Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nƣớc.
Tạp chí Tổ chức nhà nước.
6. Nguyễn Thị Hẳng, 2012. Đổi mới và phát triển dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Luận văn tiến sỹ. Trƣờng Đại học Tài chính - Marketing, Hồ Chí Minh.
7. Hà Văn Hội, 2007. Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhà xuất bản Bƣu điện, Hà Nội.
8. Lê Ngọc Hƣng, 2012. Tạo động lực cho người lao động tại công ty Điện toán và Truyền số liệu. Luận văn thạc sỹ. Học viên công nghệ bƣu chính viễn thông, Hà Nội.
9. Vƣơng Minh Kiệt, 2005. Giữ châm nhân viên bằng cách nào. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
10. Daniel H. Pink, 2013. Động lực chèo lái hành vi – Sự kinh ngạc về những động cơ thúc đẩy động lực của con người. Dịch từ tiếng Anh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
11. Võ Thị Hà Quyên, 2013. Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần Dệt may 29/3. Luận văn thạc sỹ. Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
12. Ngô Thị Tâm, 2015. Tạo động lực lao động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Luận văn thạc sỹ. Đại học Lao động và Xã hội, Hà Nội.
13. Hồ Bá Thâm, 2004. Động lực và tạo động lực phát triển xã hội. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Tô Thị Bích Thảo, 2015. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xăng dầu Yên Bái.
Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.
15. Bùi Anh Tuấn, 2003. Giáo trình Hành vi tổ chức. NXB Thống kê, Hà Nội. 16. Trang web: https://yenbai.petrolimex.com.vn/.
17. Vũ Thu Uyên, 2008. Giải pháp tạo động lực cho người lao động quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội và ở Việt Nam đến năm 2020.
NXB trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Tiếng Anh
18. Bedeian, A. G., 1993. Management. New York: Dryden Press.
19. Anne Bruce, 2002. How to motivate every employee: 24 prove tactics to spark productivity in the workplace. McGraw – Hill Professional Education.
20. Business Edge, 2006. Tạo động lực làm việc – phải chăng chỉ có thể bằng tiền, NXB trẻ, Hà Nội.
21. Herzberg F. Mausner B & Snyderman B B, 1959.The motivation to work. New York: Wiley, 157.
22. F. Herzberg, 1969. Work and the nature of man. Cleveland. OH: World Publishing Company.
23. Higgins, J. M., 1994. The management challenge. New York: Macmillan. 24. Kreitner, R., 1995. Management. Boston: Houghton Mifflin..
25. Abraham Maslow, 1943. A Theory of Human Motivation. Psychological Review, 50: 381- 382.
26. McCleland D.C, 1961. Human motivation. Glenview. IL: Scott, Foresman. 27. Vroom, V. H., 1964. Work and motivation. New York: Wiley.
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI
Xin chào các bạn đồng nghiệp trong công ty Xăng dầu Yên Bái!
Tôi là Nguyễn Thùy Dung, hiện đang công tác tại Công ty Xăng dầu Yên Bái. Tôi đang thực hiện nghiên cứu về công tác tạo động lực cho ngƣời lao động trong công việc của cán bộ nhân viên tại công ty. Rất mong các bạn đồng nghiệp dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi sau, tất cả các câu trả lời đều có giá trị đối với nghiên cứu này.
Tôi cam kết các thông tin thu thập đƣợc từ phiếu khảo sát này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, những thông tin do các đồng chí cung cấp sẽ đƣợc bảo mật.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của các bạn!
I. THÔNG TIN CHUNG 1. Vị trí công việc hiện tại:
⃞ 1. Khối văn phòng ⃞ 2. Lao động trực tiếp
2. Số năm công tác tại công ty Xăng dầu Yên Bái:
⃞ 1. < 1 năm ⃞ 2. 1 năm - < 3 năm ⃞ 3. 3 năm - < 5 năm
⃞ 4.5 năm <10 năm ⃞ 5.trên 10 năm
3. Độ tuổi của bạn:
⃞ 1. < 25 ⃞ 2. 25- 35
⃞ 3. 36-45 ⃞ 4. >45
II. CÂU HỎI VỀ VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC TRONG CÔNG VIỆC
1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng
3. Bình thường 4. Hài lòng
5. Rất hài lòng
I Bản chất công việc
1 Công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng 1 2 3 4 5
2 Công việc ổn định 1 2 3 4 5
3 Công việc có cơ hội thăng tiến 1 2 3 4 5
4 Đƣợc chủ động trong công việc 1 2 3 4 5
5 Công việc thú vị, thách thức
II Thu nhập
1 Tiền lƣơng hợp lý và công bằng dựa trên kết quả
thực hiện công việc 1 2 3 4 5
2 Tiền lƣơng làm việc ngoài giờ hợp lý so với công
sức và đóng góp với công ty 1 2 3 4 5
3 Tiền lƣơng phân chia phù hợp với các chức danh
công việc 1 2 3 4 5
4 Tiền lƣơng trả đúng thời hạn 1 2 3 4 5
5
Tiền phụ cấp độc hại hợp lý so với mức độ độc hại mà nhân viên hàng ngày phải tiếp xúc với xăng dầu
III Điều kiện làm việc
1 Điều kiện làm việc tốt 1 2 3 4 5
2 Đƣợc trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao
động nhƣ quần áo, khẩu trang, mũ, găng tay, … 1 2 3 4 5
3 Thời gian làm việc hợp lý 1 2 3 4 5
III. CHỌN NHÂN TỐ BẠN NGHĨ CÓ ẢNH HƢỞNG NHẤT TỚI CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TRONG CÔNG VIỆC CỦA BẠN
⃞ Bản chất công việc ⃞ Thu nhập
⃞ Điều kiện làm việc
PHỤ LỤC 2: PHỎNG VẤN SÂU VỚI GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CÔNG TY XĂNG DẦU YÊN BÁI
Xin chào Ông/Bà
Tôi là Nguyễn Thùy Dung, hiện đang công tác tại Công ty Xăng dầu Yên Bái. Hiện tại, tôi đang nghiên cứu về công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty Xăng dầu Yên Bái. Tôi thực sự cảm ơn ông/bà đã dành thời gian cho tôi hôm nay. Tất cả những thông tin ông/bà cung cấp chỉ đƣợc áp sử dụng trong bài nghiên cứu của tôi và với mục đích phục vụ cho nghiên cứu này.
1. Ông/Bà đã làm việc tại vị trí Giám đốc phụ trách Công ty Xăng dầu Yên Bái đƣợc bao lâu?
2. Ông/Bà đánh giá thế nào về lao động trong Công ty Xăng dầu Yên Bái (về kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công việc và với đồng nghiệp)?
3. Ông đánh giá thế nào về hoạt động của công ty trong những năm gần đây? 4. Ông/Bà đánh giá nhƣ nào về các khó khăn và thách thức về quản lý nhân
viên của công ty?
5. Theo Ông/Bà, nhân viên công ty đã có những đóng góp gì cho hoạt động kinh doanh của công ty?
6. Thời gian gần đây, Công ty đã đƣa ra những chế độ đãi ngộ nào cho nhân viên khi làm việc trong công ty?
7. Ông/ Bà đánh giá chung thế nào về hiệu quả làm việc của nhân viên?
PHỤ LỤC 3: PHỎNG VẤN SÂU VỚI TRƢỞNG BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CÔNG TY XĂNG DẦU YÊN BÁI
Xin chào Ông/ Bà
Tôi là Nguyễn Thùy Dung, hiện đang công tác tại Công ty Xăng dầu Yên Bái. Hiện tại, tôi đang nghiên cứu về công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty Xăng dầu Yên Bái. Tôi thực sự cảm ơn ông/bà đã dành thời gian cho tôi hôm nay. Tất cả những thông tin ông/bà cung cấp chỉ đƣợc áp sử dụng trong bài nghiên cứu của tôi và với mục đích phục vụ cho nghiên cứu này.
1. Ông/ Bà đã làm việc tại vị trí Trƣởng bộ phận hành chính nhân sự công ty xăng dầu Yên Bái đƣợc bao lâu?
2. Ông/ Bà đánh giá thế nào về nhân viên trong công ty?
3. Trong những năm gần đây, tình hình quản lý nhân viên nhƣ thế nào? 4. Theo Ông/ Bà, mức độ biến động nhân sự của công ty trong những
năm gần đây có gì đặc biệt?
5. Nhân viên trong công ty có ý kiến phàn nàn gì về chế độ làm việc, lƣơng thƣởng và các vấn đề khác hay không?
6. Công ty, đặc biệt là phòng Hành chính nhân sự có đƣa ra những chính sách, chế độ để tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động hay không? 7. Theo Ông/ Bà, mức lƣơng hiện tại cho ngƣời lao động tại các phòng,
ban, vị trí có phù hợp không?
8. Ông/ Bà có thể đƣa ra các giải pháp để tạo động lực làm việc cho nhân viên trong công ty Xăng dầu Yên?