Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty cổ phần thuốc thú y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thương hiệu tại công ty marphavet (Trang 50 - 60)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Hoạt động quản trị thƣơng hiệu của Công ty CP thuốc thú y Marphavet

3.2.1. Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty cổ phần thuốc thú y

3.2.1.1. Đánh giá thị trường ngành thú y

- Về thị trường chăn nuôi nước ta: Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, trong đó đã ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại tự do với các nƣớc. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho tất cả các ngành, bao gồm cả ngành chăn nuôi và thú y của nƣớc ta. Thực tế này đòi hỏi Ngành Thú y phải có các giải pháp đồng bộ vừa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi trong nƣớc phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, nhƣng cũng đồng thời phải đề xuất các biện pháp kỹ thuật bảo đảm khoa học, hợp lý và phù hợp với các quy định của quốc tế đối với các sản phẩm nhập khẩu. Trong những năm qua, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm, chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều chính sách, quy định của pháp luật; trong đó có các chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi và chế biến sản phẩm động vật; đầu tƣ cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và xúc tiến thƣơng mại mở rộng thị trƣờng,…

22131.72 40384 58474 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Kết quả, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng của ngành nông nghiệp. Theo số liệu thống kê của Cục Thú Y Việt Nam trong những năm gần đây, chăn nuôi đã phát triển rất mạnh mẽ, thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi phát triển khá tốt, sản lƣợng các sản phẩm chính đều tăng. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng qua các năm nhƣ sau: năm 2014 đạt 4,06%, năm 2015 đạt 5,28%, năm 2016 đạt gần 6% và năm 2017 đạt 6,3%. Ngành chăn nuôi phát triển tốt nhƣ vậy là nhờ có sự đóng góp quan trọng của ngành thú y, cụ thể: Dịch bệnh động vật trên cạn đƣợc kiểm soát tốt liên tục trong nhiều năm qua, vấn đề vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đƣợc bảo đảm, chế tài xử lý vi phạm trong công tác thú y đủ mạnh và đƣợc thực hiện một cách nghiêm minh, tạo niềm tin cho thị trƣờng tiêu thụ, bảo vệ thị trƣờng trong nƣớc, đẩy mạnh xuất khẩu. Từ năm 2013 đến nay, để tiếp tục tạo điều kiện cho Ngành Chăn nuôi của Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng với thế giới, giữ vững thị trƣờng trong nƣớc, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu, Ngành Thú y đã chủ động hội nhập, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, có tính chiến lƣợc, khoa học và phù hợp với thông lệ quốc tế

- Về thị trường thức ăn chăn nuôi: Việt Nam đƣợc đánh giá là khá màu mỡ về thị trƣờng thức ăn chăn nuôi nhờ sự phát triển của ngành chăn nuôi nƣớc ta. Theo báo cáo của Grand ViewResearch, đến năm 2020 quy mô thị trƣờng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ đạt mức 10,55 tỷ và cần tới 25-26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Những năm gần đây ngành này đã tăng trƣởng và phát triển khá tốt với mức tăng trung bình đạt 13-15%/năm.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu năm 2010 sản lƣợng thức ăn gia súc, gia cầm công nghiệp chỉ đạt 10.598.633 tấn thì đến năm 2016 con số này đã lên đến trên 20.000.000 tấn. Điều này cho thấy sự phát triển của thị trƣờng thức ăn chăn nuôi Việt Nam đƣợc đánh giá là khá màu mỡ. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi đƣợc thống kê từ 2017-2019 nhƣ sau:

Bảng 3.2. Thống kê nhu cầu thức ăn chăn nuôi Việt Nam từ 2017-2019

Tổng nhu cầu TACN Việt Nam từ năm 2017-2019 (Đơn vị: tấn)

2017 2018 2019

Thức ăn chăn nuôi 23.350.000 23.800.000 24.100.000

Thức ăn thuỷ sản 5.750.000 6.200.000 6.800.000

Tổng 29.100.000 30.000.000 30.900.000

Công nghiệp 20.520.000 21.900.000 22.800.000

Thức ăn chăn nuôi 17.220.000 18.000.000 18.500.000

Thức ăn thuỷ sản 3.300.000 3.900.000 4.300.000

Tự chế 8.580.000 8.100.000 8.100.000

Thức ăn chăn nuôi 6.080.000 5.600.000 5.600.000

Thức ăn thuỷ sản 2.500.000 2.500.000 2.500.000

Tổng 29.100.000 30.000.000 30.900.000

Nguồn: FAS-VN

Nhƣ đã nói ở trên, Việt Nam là một miếng bánh màu mỡ đầy hấp dẫn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành vấp phải sự cạnh tranh khá gay gắt để có thể đứng vững trên thị trƣờng.

- Về công tác quản lý thuốc thú y: Đối với sản phẩm vắc xin thú y, Việt Nam đã sản xuất thành công và đăng ký lƣu hành 107 loại vắc xin từ 07 nhà máy sản xuất vắc xin hiện đại, đạt yêu cầu "Thực hành tốt sản xuất thuốc" (GMP) của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO), từng bƣớc chủ động nguồn vắc xin phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật. Việt Nam cũng đã sản xuất thành công một số vắc xin phòng bệnh quan trọng nhƣ: vắc xin Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) từ năm 2012; vắc xin Tai xanh từ năm 2015; dự kiến trong năm 2017 sẽ sản xuất thành công vắc xin LMLM. Về cơ bản, thuốc thú y sản xuất trong nƣớc đáp ứng trên 70% nhu cầu của thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc. Ngoài việc củng cố thị trƣờng nội địa, nhiều công ty đã tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu, hiện đã có gần 1.000 loại thuốc thú y của Việt Nam đƣợc xuất khẩu đến trên 40 nƣớc trong khu vực và trên thế giới, kể cả các thị trƣờng

khắt khe nhƣ Hà Lan, Bỉ, Nga,… số lƣợng thuốc thú y xuất khẩu tiếp tục có chiều hƣớng gia tăng trong các năm tới. Các loại thuốc thú y đều đƣợc kiểm nghiệm chất lƣợng trƣớc khi đăng ký lƣu hành tại các phòng kiểm nghiệm của Cục Thú y. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành những yêu cầu khắt khe khi sản xuất sản phẩm thuốc thú y đạt chuẩn qua kiểm nghiệm của cục thú y để giúp sản phẩm đạt chất lƣợng trƣớc khi tung ta thị trƣờng. Do vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác quản lý chất lƣợng dản phẩm của doanh nghiệp mình.

3.2.1.2. Phân tích môi trường kinh doanh

 Môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp - Tình hình kinh tế

Trong năm 2017, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức thấp, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Dƣ nợ tín dụng tiếp tục tăng; lãi suất, tỷ giá, thị trƣờng ngoại tệ cơ bản ổn định. Giải ngân vốn ODA và vay ƣu đãi đạt khá; thu hút vốn FDI có chuyển biến tích cực. Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì đà tăng trƣởng cao. Khu vực dịch vụ phát triển khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiếp tục tăng cao về lƣợng, cho thấy các tín hiệu tích cực về phục hồi tăng sức mua, tổng cầu.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê năm 2017 tăng trƣởng kinh tế đạt 6,81%, vƣợt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và là mức tăng trƣởng cao nhất trong 10 năm qua. Đặc biệt, nền kinh tế trong hai quý cuối năm đều ghi nhận mức tăng trƣởng trên 7%. Bên cạnh đó GDP bình quân đầu ngƣời năm 2017 đạt 2.385USD/ngƣời, tăng 170USD so với năm 2016, trong bối cảnh lạm phát đƣợc duy trì ở mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của ngƣời dân.

Tình hình nuôi chồng thuỷ sản đạt khá, sản lƣợng cả năm đạt 3.853 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2016. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm diễn biến tích cực, dịch bệnh đƣợc khống chế. Hình thức nuôi chuyển dịch theo hƣớng từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết với các doanh nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Qua phân tích có thể thấy, tình hình kinh tế trong giai đoạn hiện nay khá ổn định và thuận lợi cho ngành chăn nuôi, qua đó cũng tạo điều kiện phát triển ngành thuốc thú y nói chung và công ty thuốc thú y Marphavet nói riêng.

- Tình hình chính trị pháp luật

Một doanh nghiệp không thể yên tâm sản xuất kinh doanh dƣới một nền chính trị bất an. Việt Nam đƣợc đánh giá là một nƣớc có nền chính trị ổn định, nhà nƣớc luôn chăm lo, khuyến khích các cá nhân, tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh. Điều này đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng đầu tƣ và phát triển thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng. Song, chính yếu tố này đang tạo sức hút không nh với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; dẫn tới tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt.

Hiện tại, đối với ngành thú y, Việt Nam có một hệ thống văn bản pháp luật về thú y đồng bộ với các quy định chi tiết, phù hợp với thực tiễn của đất nƣớc, dễ áp dụng và tƣơng đồng với pháp luật của quốc tế và nhiều nƣớc phát triển, bao gồm: Luật thú y năm 2015, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP, Quyết định số 16/2016/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, các Thông tƣ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quy định chi tiết về: Phòng chống dịch bệnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, quản lý thuốc thú y, kiểm soát giết mổ động vật và vệ sinh thú y;... Các văn bản này đã đƣợc xây dựng đồng bộ ngay khi Luật thú y có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 với quan điểm phòng bệnh là chính, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm dịch động vật và quản lý thuốc thú y, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi nhất cho hội nhập quốc tế

Nhƣ vậy, với hệ thống pháp luật ngành thú y ngày càng đƣợc hoàn chỉnh, các doanh nghiệp trong ngành thú y nói chung và công ty Cổ phần nên thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động. Nhằm hạn chế rủi ro, công ty luôn chú trọng nghiên cứu, theo sát, thực hiện nghiêm chỉnh đƣờng lối, chủ trƣơng Nhà nƣớc, nắm bắt kịp thời các quy định mới của pháp luật, để từ đó xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn và phù hợp cho từng thời kỳ.

- Vị thế đối thủ cạnh tranh

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, công ty cổ phần Thuốc thú y Marphavet đã vấp phải sự cạnh tranh khá gay gắt trong ngành. Cụ thể theo báo cáo của Cục chăn nuôi, đến năm 2017 cả nƣớc hiện có khoảng 218 doang nghiệp ngoại và nội sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất khoảng 28.200.000 tấn/năm; trong đó, có 71 doanh nghiệp FDI và 147 doanh nghiệp Việt. Số liệu trên cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nƣớc giữa các doanh nghiệp trong ngành đòi hỏi các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc phải không ngừng nỗ lực phát triển hoạt động sản xuất, chiếm lĩnh và trụ vững trên thị trƣờng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay.

Về sản xuất thuốc thú y, theo thống kê của Tổng cục thú y Việt Nam. Tính đến cuối năm 2016, cả nƣớc có 61 nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt GMP. Số liệu trên phần nào phản ánh những thách thức trong ngành thú y.

- Môi trường Văn hoá – Xã hội

Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên là một vùng núi Trung du, có diện tích tự nhiên là 3562,82km2, dân số khoảng 1 triệu ngƣời, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số cả nƣớc. Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Dân cƣ tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, tỉnh chú trọng phát triển các cụm công nghiệp nhằm giúp tăng trƣởng nhanh kinh tế tính nhà. Riêng ngành nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi ít có điều kiện phát triển. Ngƣời dân cũng không chú trọng phát triển ngành này do vậy những doanh nghiệp ngành chăn nuôi và doanh nghiệp ngành thú y nhƣ công ty Marphavet chủ yếu phát triển mảng xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Môi trường bên trong doanh nghiệp + Tài chính

Năng lực tài chính của công ty Marphavet thể hiện qua quy mô tổng tài sản của công ty hàng năm, theo báo cáo tài chính của công ty Marphavet trong năm 2017 thì tổng tài sản công ty đạt 452.263 triệu đồng, tăng 13.12% so với năm 2016. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 45,14% tổng tài sản, tỷ lệ nợ/tổng tài sản là

47,32%. Nhƣ vậy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm khoản 52.68%. Tỷ số này cho thấy, công ty Marphavet đang ở thế chủ động về nguồn vốn của mình, giảm áp lực vào các khoản vay. Bên cạnh đó, theo phân tích về kết quả kinh doanh công ty giai đoạn 2015-2017 ở trên cho thấy mức tăng trƣởng lợi nhuận của công ty hằng năm khá cao, cụ thể năm 2016 tăng 82,47% so với năm 2015, năm 2017 tăng 18.090 triệu đồng tƣơng ứng tăng 44,79% so với năm 2016. Qua đây cho thấy công ty Marphavet có đủ năng lực về tài chính giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.

+ Cơ sở vật chất

Chất lƣợng sản phẩm là vấn đề nên công ty luôn đầu tƣ, cải tiến, hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất. Marphavet không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tích cực hiện đại hoá dây chuyển sản xuất để đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lƣợng đạt chuẩn quốc tế thông qua hợp tác mua bán máy móc, chuyển giao công nghệ, nhập khẩu dây chuyền sản xuất với tập đoàn lớn tại nƣớc ngoài.

Tại trụ sở Công ty thuộc xóm Thanh Tân, xã Trung Thành, TX. Phổ Yên, Thái Nguyên với 5,6 ha Công ty có có 10 dây chuyền sản xuất và 2 phòng thí nghiệm, trong đó có 3 dây chuyền thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP – WHO; có 3 dây chuyền vắc xin đạt tiêu chuẩn GMP – WHO; có 2 dây chuyền sản xuất chế phẩm sinh học. Hệ thống máy móc, trang thiết bị chính phục vụ cho công tác nghiên cứu, sản xuất đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc uy tín về chế tạo, sản xuất máy móc, công nghệ nhƣ Đức, Italia, Hà Lan…

Công ty cũng đang tiến hành hoàn thiện 1 dây chuyền sản xuất dƣợc thú y Beta Lactam, 1 dây chuyền sản xuất vắc xin LMLM riêng theo tiêu chuẩn GMP- WHO, khối lƣợng công việc đã thực hiện đƣợc trên 80%. Công ty đã đầu tƣ xây dựng và đƣa vào sử dụng 2 phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP/WHO, trong đó có 1 phòng kiểm nghiệm vacxin, nuôi cấy vi sinh vật, an toàn sinh học đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 14644.

Không dừng lại ở đó, năm 2016, Công ty tiếp tục đầu tƣ các dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Công ty đã ký hợp đồng trị giá 5.616.600 USD về

hợp tác mua bán máy móc, chuyển giao công nghệ, nhập khẩu 3 dây chuyển sản xuất với đơn vị Buhler (Thụy Sỹ) – Tập đoàn hàng đầu Châu Âu về cung cấp giải pháp công nghệ; ký hợp đồng mua dây chuyền công nghệ của Ý (công ty La Meccanica Srl di Reffo); dây chuyền công nghệ của Belleting Technology Metherlands B.V (Hà Lan). Trong năm 2016 và năm 2017, Công ty đã đầu tƣ xây dựng các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Thái Nguyên, Yên Bái, Hải Dƣơng, Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tƣ gần 800 tỷ đồng. Công ty CP thuốc thú y Marphavet hiện là doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên

Nhƣ vậy, việc đầu tƣ nhà máy, dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại, một lần nữa khẳng định tầm nhìn chiến lƣợc của ban lãnh đạo Marphavet, thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thương hiệu tại công ty marphavet (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)