Có nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Song có thể kể đến một vài chỉ tiêu quan trọng sau:
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn
Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay, căn cứ vào tính chất rủi ro, người ta có các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn sau:
a. Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn:
Tổng dư nợ có nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = ---—;--- x 100%
■ ■ ■ Tổng dư nợ
Do chỉ tiêu “Tổng dư nợ có nợ quá hạn” bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro (chất lượng) tín dụng của ngân hàng. b. Chỉ tiêu khách hàng có nợ quá hạn: Tổng số khách hàng quá hạn Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = x 100% Tổng số KH có dư nợ 32
lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.
1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ mất vốn
Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5. Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà ngân hàng bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp. Thông thường, mất vốn nếu lớn hơn 2% có nghĩa là chất lượng tín dụng có vấn đề. 1.3.3. Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng a. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng RRTD đã trích lập trong kỳ Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = Dư nợ bình quân
Tuỳ theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng RRTD từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị TSBĐ đã được định giá lại). Như vậy, nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao. Thông thường, tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 0 dến 5%.
b. Tỷ lệ xoá nợ: Xoá nợ
Tỷ lệ xoá nợ = --- Dư nợ bình quân
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xoá theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD. Như vậy, một ngân hàng có tỷ lệ xoá nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này lớn (thường là từ 2% trở lên), thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề.
1.3.2. Các chỉ tiêu phân tán rủi ro:
Gồm các chỉ tiêu:
- Giới hạn cho vay tối đa một khách hàng theo quy định của pháp luật. - Phân tán rủi ro theo ngành kinh tế
- Phân tán rủi ro theo khu vực địa lý
- Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất trên tổng dư nợ.
1.3.3. Mức độ tập trung tín dụng
Mức độ tập trung tín dụng là tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng phân theo từng đối tượng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng thời hạn, từng loại tiền và khu vực địa lý và mức độ tập trung cụ thể đối với từng chỉ tiêu là bao nhiêu thì lại tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng dựa trên quy định của NHNN trong từng thời kỳ.
- Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng: Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng được xét theo hai chỉ tiêu là theo một khách hàng và theo một nhóm khách hàng.
Theo quy định của NHNN thì tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD.
Theo quy định của NHNN thì tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD; Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD. Mức độ dồn vốn tín dụng vào một nhóm khách hàng càng cao thì lợi nhuận đem lại càng lớn và đồng thời rủi ro tiềm ẩn càng cao.
- Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn: Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn là tỷ trọng vốn tín dụng mà ngân hàng đang cấp cho các hình thức tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn trong danh mục đầu tư của ngân hàng đó. Mức độ dồn vốn vào hình thức tín dụng nào càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn.
- Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền: Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền là tỷ trọng dồn vốn tín dụng vào VNĐ hay ngoại tệ, phụ thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng trong từng thời kỳ. Mức độ dồn vốn vào loại tiền nào càng cao thì lợi nhuận đem lại cho ngân hàng từ loại tiền đó càng lớn nhưng rủi ro lại càng cao.
- Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh: Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh là mức độ dồn vốn tín dụng theo danh mục các ngành nghề kinh tế.
- Mức độ tập trung tín dụng theo khu vực địa lý: Mức độ tập trung tín dụng theo khu vực địa lý là mức độ đầu tư vốn tín dụng cho các khách hàng hoạt động theo khu vực nào ở trong nước và nước ngoài. Ngân hàng cho vay ở khu vực nào nhiều nhất thì có thể hiểu đây chính là đoạn thị trường mục tiêu của ngân hàng.