- Chi nhánh Chương Dương
3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, đào tạo lại
với khách hàng kinh doanh thu lỗ, năng lực tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Phấn đấu tăng trưởng dư nợ cho nay khu vực ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể có đủ năng lực tài chính và kinh doanh có hiệu quả.
3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương
Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại VietinBank - Chi nhánh Chương Dương, tôi xin đưa ra giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh như sau:
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, đào tạolại lại
Trình độ cán bộ tín dụng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hoạt động tín dụng. Cán bộ có trình độ, có năng lực nghề nghiệp quyết định sự thành công của Ngân hàng về hiện tại cũng như tương lai. Vì vậy công tác đào tạo đội ngũ
cán bộ là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Để công tác đào tạo có hiệu quả (tránh lãng phí về thời gian cũng như kinh phí) cần thiết phải tiến hành phân loại cán bộ theo các chức danh trước khi tổ chức đào tạo. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm bắt một cách chính xác, cụ thể và khả năng truyền đạt các nội dung văn bản. Hình thức đào tạo ngắn ngày tập trung tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng trên cơ sở nội dung văn bản của Trung ương kết hợp với tình hình thực tế địa phương, xây dựng chương trình cụ thể và cuối khóa có đánh giá kết quả.
Do đó, Chi nhánh cần có những biện pháp để nâng cao hơn trách nhiệm, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng:
+ Công tác đào tạo: Chi nhánh cần có sự phối hợp với các tổ chức ngân hàng tài chính quốc tế để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm cũng như các kiến thức mới nhất về thẩm định khách hàng, về nghiệp vụ tín dụng đang được áp dụng để hạn chế rủi ro tín dụng. Đặc biệt, nhân sự ở bộ phận quản lý rủi ro, cụ thể ở đây là các cán bộ Phòng Hỗ trợ tín dụng của Chi nhánh cần đảm bảo tiêu chuẩn về kiến thức quản trị rủi ro, kiến thức về tín dụng. Ngoài ra, các cán bộ đều phải đạt yêu cầu tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong công tác tín dụng ngân hàng mới được công tác tại Phòng Hỗ trợ tín dụng của Chi nhánh.
+ Chi nhánh cần quy định rõ những ưu đãi về chế độ thưởng phạt cũng như các quy định về trách nhiệm và quyền lợi để tạo ra động lực nhằm tăng thêm tinh thần trách nhiệm và sự năng động sáng tạo của mỗi nhân viên ngân hàng
+ Cần có sự trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các cán bộ tín dụng thông qua các buổi thảo luận nhằm rút kinh nghiệm và học hỏi thêm kiến thức cho bản thân. + Thường xuyên có buổi họp phân tích các mặt tích cực và hạn chế trong công tác tín dụng là một phương pháp hiệu quả để nâng cao trình độ cho các cán bộ, đặc biệt là các cán bộ cấp cơ sở.