Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát cho vay

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10549342 (Trang 113 - 116)

- Chi nhánh Chương Dương

3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công

3.2.3. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát cho vay

- Trước giải ngân:

Hoạt động tín dụng hết sức đa dạng, mỗi khoản vay đều có tính chất đặc thù riêng, do đó ngoài các yếu tố cần thẩm định theo quy trình như: hồ sơ pháp lý của khách hàng vay vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh... thì đối với từng khoản vay cụ thể ngân hàng cần thẩm định thêm các yếu tố đặc thù riêng biệt như: đối với cho vay theo dự án đầu tư phải xác định xem dự án có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hay không, các sản phẩm và đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chất lượng sản phẩm mà dự án tạo ra so với các sản phẩm hiện có trên thị trường, khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh

thị phần của sản phẩm, các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới đến dự án.; đối với cho vay cán bộ công nhân viên không có đảm bảo bằng tài sản trả bằng thu nhập thì phải là cán bộ công nhân viên có hợp đồng lao động dài hạn, có uy tín, có nguồn thu nhập tương đối thường xuyên và phải được cơ quan xác nhận thu nhập..

Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay giúp cho Chi nhánh nắm được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng về triển vọng và khả năng thanh toán của khách hàng thông qua phân tích chỉ tiêu về cơ cấu tài sản có, tài sản nợ, cơ cấu nguồn vốn, đánh giá các chỉ tiêu tài sản có trong khâu dự trữ và khâu luân chuyển có phù hợp với loại hình và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng không, phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán để đánh giá tính cân đối của việc sử dụng tài khoản nợ và khả năng tự chủ về tài chính, phân tích các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, doanh thu trên tổng tài sản để đánh giá khả năng về triển vọng của khách hàng, phân tích các chỉ tiêu đòn cân nợ để đánh giá rủi ro tài chính, phân tích các chỉ tiêu thu nhập để đánh giá hiệu quả hoạt động của khách hang... Chi nhánh cũng tiếp tục chủ động đề nghị đơn vị bổ sung tài sản đảm bảo như nguồn thu từ hợp đồng kinh tế, L/C xuất khẩu hay đưa tài sản của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát vào làm đảm bảo tiền vay.

Phân tích thông tin về năng lực và khả năng điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp thông qua các thông tin về vị trí của bộ máy lãnh đạo đối với người lao động để nhận xét và đánh giá khả năng điều hành của bộ máy lãnh đạo. Thu thập và phân tích các thông tin về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bộ máy quản lý có đáp ứng yêu cầu của công việc và phù hợp với công việc được phân công hay không? Ngoài chất lượng và khả năng của bộ máy quản lý còn được phân tích và đánh giá thông qua khả năng hoạch định các chính sách trong sản xuất và kinh doanh như chiến lược về sản phẩm, về thị trường, chiến lược về khách hàng và định hướng phát triển của doanh nghiệp, năng lực tổ chức, các phương án sản xuất kinh doanh, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

dịch với ngân hàng trong 03 năm gần nhất như: khách hàng có quan hệ tín dụng sòng phẳng không? Có thực hiện đúng cam kết với ngân hàng không? Có sử dụng vốn vay đúng mục đích không?... Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng tín dụng ngân hàng còn phải thực hiện phân tích thông tin từ bên ngoài như: triển vọng phát triển của khách hàng vay, số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, vị thế cạnh trạnh của khách hàng, sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh theo ngành và theo thị trường...

- Trong giải ngân

Cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay cần thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình giải ngân, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết trong hoạt động tín dụng. Phải đảm bảo được nguyên tắc cơ bản đối với việc giải ngân và sử dụng vốn vay: Sự vận động của dòng tiền phải đồng bộ với sự vận động của hàng hóa. Trong quá trình tổ chức việc kiểm tra phải cập nhật tiến độ triển khai dự án, thu nhập khách hàng đã có được từ dự án, những thiệt hại khách quan và bất khả kháng đã xảy ra cho phương án đầu tư.

- Sau giải ngân

Trong quá trình kiểm tra, giám sát sau giải ngân, Chi nhánh cần linh hoạt thực hiện các biện pháp xử lý. Tạm ngừng cho vay trong trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật. Chấm dứt cho vay trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng nhưng không khắc phục, sửa chữa, khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến phá sản; quá trình tổ chức lại sản xuất không xác định được người chịu trách nhiệm chính thức trước pháp luật và ngân hàng trong việc trả nợ. Thực hiện khởi kiện trong trường hợp khách hàng có hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn ngân hàng; có nguồn thu nhưng chây ỳ, cố tình không trả nợ.

Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát khách hành, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro tín dụng. Do vậy, cần thiết phải tăng cường vai trò giám sát đối với bộ phận kinh

doanh, bộ phận trực tiếp khởi tạo khoản vay. Bộ phận tác nghiệp, cụ thể ở đây là Phòng Hỗ trợ tín dụng phải đảm bảo định kỳ đánh giá những nội dung sau:

+ Chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ quan hệ khách hàng trong khâu khởi tạo và giám sát khoản vay (theo định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần);

+ Chất lượng công việc của cán bộ hậu kiểm (cán bộ quản lý khoản vay) trong việc nhập dữ liệu, lưu trữ thông tin, hồ sơ;

+ Việc tuân thủ các quy tắc rủi ro và các hạn mức (hàng ngày);

+ Kiểm tra tính đầy đủ, trung thực của hệ thống thông tin quản lý tín dụng (hàng tuần)

Các nhiệm vụ trên được thực hiện trước hết dựa trên các báo cáo hàng ngày/hàng tuần và kiểm tra trực tiếp. Trường hợp nhận thấy có sai sót hoặc những hạn chế, Phòng Hỗ trợ tín dụng cần thiết phải có ý kiến đề xuất chỉnh sửa. Tại Chi nhánh Chương Dương, hiện tại cán bộ hỗ trợ tín dụng chỉ có thể thực hiện một phần công việc trên do hạn chế về hệ thống báo cáo rủi ro độc lập và chưa được phân chức năng nhiệm vụ này một cách cụ thể. Do đó, đối với Chi nhánh, cần thiết phải xem xét lại chức năng nhiệm vụ của bộ phận Hỗ trợ tín dụng và những công cụ phục vụ nhiệm vụ giám sát hoạt động của khối kinh doanh.

Nội dung đề cập trên mới chỉ nói lên một phần của yêu cầu giám sát rủi ro trong Chi nhánh, một phần quan trọng hơn nữa, đó là giám sát của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ đối với hoạt động quản lý rủi ro. Tại Chi nhánh, bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ chưa được thành lập. Rủi ro tín dụng nên được đánh giá một cách độc lập, khách quan bởi một khối khác, đó là bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ. Các cán bộ kiểm tra kiểm toán ngoài công việc truyền thống là kiểm toán nội bộ đối với các hoạt động kinh doanh, cần thiết phải đánh giá được chất lượng của quản lý rủi ro tín dụng, hiệu quả công tác của cán bộ hỗ trợ tín dụng và Phòng Hỗ trợ tín dụng nói chung. Chi nhánh nên bổ sung thêm cán bộ có nghiệp vụ kiểm toán, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cán bộ hỗ trợ tín dụng và cán bộ kiểm tra kiểm toán.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10549342 (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w