Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10549342 (Trang 123 - 128)

- Chi nhánh Chương Dương

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

a. Nâng cao, hoàn thiện hệ thống đo lường RRTD

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tín dụng, được coi là khâu quyết định trước khi đưa đến việc chấp nhận cho vay. Tuy nhiên, bất kể một hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nào cũng không thể bao quát được hết các tình huống xảy ra trong thực tế, chưa thực sự cụ thể và áp dụng được cho tất cả các khách hàng. Việc đánh giá này chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính khi mà chất lượng các báo cáo tài chính tại Việt Nam hiện nay chưa được bảo đảm. Một số doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo tài chính, chưa có những báo cáo được kiểm toán chất lượng. Điều đó làm cho hệ thống xếp hạng khách hàng dựa trên các báo cáo tài chính chưa đem lại hiệu quả thực sự, phản ánh đúng chất lượng của dự án khi cho vay. Ngoài ra còn có sự tác động của các yếu tố vô hình như khả năng quản lý, vị thế của người vay, lĩnh vực hoạt động của người vay còn mới chưa có trong danh mục chấm điểm của ngân hàng... Để khắc phục các nhược điểm trên, VietinBank cần xây dựng các chỉ tiêu cụ thể, khoa học, các chỉ số thể hiện năng lực của khách hàng như tình hình vay và trả nợ, khả năng thanh toán của khách hàng.

Hệ thống chấm điểm khách hàng cần được thường xuyên điều chỉnh trước sự biến động của nền kinh tế cũng như theo yêu cầu cụ thể của quản lý trong từng thời kỳ. Khi có bất kỳ nhân tố mới nào xuất hiện như ngành nghề mới hay loại hình doanh nghiệp mới, ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng và thay đổi hệ thống chấm điểm phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, ngân hàng cần sử dụng các đánh giá chuyên môn của cán bộ tín dụng trong quá trình ra quyết định về mức độ rủi ro của các khoản cho vay. Các đánh giá định tính (như chất lượng quản lý) được làm cho dễ dàng hơn thông qua một số các câu hỏi với các tiêu chí định lượng. Tuy nhiên, cần đảm bảo độ tin cậy của thông tin cao bởi lẽ nếu các thông tin không đáng tin cậy, lợi ích của việc tính điểm sẽ bị giảm đi một cách đáng kể. Các cán bộ tín dụng

cần sử dụng linh hoạt hệ thống chấm điểm tín dụng, tùy theo đối tượng khách hàng cụ thể.

VietinBank nên áp dụng mô hình đánh giá rủi ro dựa trên 6 yếu tố (6C) cho các Chi nhánh.

Tính cách (Character)

Với tiêu chí này, cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng để làm gì, có hợp pháp hay không và khách hàng có thiện chí trả cả gốc lẫn lãi khi dự án kết thúc hay không. Mục đích đó có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Đồng thời cán bộ tín dụng cần xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng, uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác. Nếu thấy có vấn đề thì cán bộ tín dụng ngay lập tức dừng việc thẩm định cho vay. Đặc biệt đối với khách hàng mới thì các cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài để có cái nhìn toàn diện về khách hàng. Trách nhiệm với khoản vay, tính trung thực khi cung cấp thông tin cũng như khi sử dụng khoản vay, mục đích vay rõ ràng hợp pháp và thiện chí khi có khả năng trả nợ của người vay sẽ tạo nên tư cách của người vay.

Năng lực của người vay (Capacity)

Tại mỗi quốc gia khác nhau, quy định này sẽ biến đổi để phù hợp với luật pháp của quốc gia đó. Tại Việt Nam, đối với cá nhân, trên 18 tuổi có đủ năng lực hành vi à năng lực pháp lý sẽ đảm bảo đủ tư cách ký hợp đồng tín dụng. Đối với doanh nghiệp còn phải đáp ứng đủ các điều kiện có phải là người đại diện hợp pháp hay không.

Tiền mặt (Capital)

Đây là yếu tố thể hiện tình hình tài chính của người vay. Yếu tố này bao gồm đóng góp của chủ sở hữu trong công ty là bao nhiêu, tỷ số nợ hiện giờ của họ ở mức nào để nắm được tổng nợ trên tổng đầu tư, chủ sở hữu sẽ thua lỗ bao nhiêu khi công ty phá sản. Nguồn vốn chủ sở hữu đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sở hữu (nếu có). Kết quả sản xuất kinh doanh các năm trước, quý trước và nhận xét nguyên nhân

lãi, lỗ. Đặc biệt ngân hàng cần quan tâm đến tình hình công nợ (nợ các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác) và tình hình thanh toán với người mua, người bán.

Bảo đảm tiền vay (Collateral)

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của VietinBank dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng. Tài sản bảo đảm là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay; giảm thấp rủi ro tín dụng, mặc dù đây không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn. Do vậy khi xem xét tài sản đảm bảo cần hết sức nhạy cảm với tình trạng của tài sản tại thời điểm xem xét như thời gian, nguyên giá, khấu hao. Khía cạnh công nghệ cũng cần đặc biệt quan tâm, một số tài sản có các yếu tố công nghệ mới sẽ không tránh khỏi hao mòn vô hình. Do vậy hợp đồng cho vay nên xác định cẩn thận những mục được coi là khoản thế chấp.

Các điều kiện (Conditions)

Liên quan đến môi trường kinh tế của từng ngành, từng địa phương, từng quốc gia. Doanh số của công ty ảnh hưởng thế nào đến toàn bộ nền kinh tế? Nếu nền kinh tế bị suy thoái, liệu doanh số của công ty có giảm mạnh hay không, hoặc có thể không bị ảnh hưởng (ví dụ, giống như một chuỗi cửa hàng buôn bán tạp phẩm). Những công ty có doanh số ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thì thông thường sẽ được các ngân hàng ưu ái hơn. Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước theo quy định từng thời kỳ.

Kiểm soát (Control)

Nhân tố cuối cùng luôn hiện hữu từ khi xuất hiện khoản vay đến khi khoản vay được đưa vào thực hiện là nhân tố kiểm soát. Nhân tố này tập trung vào những vấn đề. Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tín dụng của ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước hay không.

Ngân hàng nên đưa vào sử dụng các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng như: mô hình chất lượng, mô hình điểm số Z và mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng. Đây sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng.

b. Định hướng và có chiến lược cụ thể về hạn chế rủi ro tín dụng

- Trong chiến lược kinh doanh, VietinBank cần sớm đưa ra những hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế và hạn mức cho một khách hàng theo từng ngành phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó.

- Xác định được chiến lược phát triển tín dụng tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng thế mạnh của mình. Từ đó xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các quy luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng dẫn hoạt động của ngân hàng theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro. Đưa ra chính sách cho vay đối với các khách hàng có quan hệ thân tín, quy trình cấp tín dụng thận trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn tập trung viết về định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương, đề ra những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, một số kiến nghị đối với NHNN, các cơ quan ban ngành. Từ những phân tích cụ thể và xác thực qua số liệu ở chương 2, nội dung trong chương 3 đã đưa ra một hệ thống những biện pháp phù hợp với tình hình tín dụng của Chi nhánh, cụ thể hóa những hành động nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả cho vay một cách cao nhất, góp phần vào sự tăng trưởng của Chi nhánh trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng luôn gắn liền với rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Để thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình, việc hạn chế rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra với hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương. Thời gian gần đây, nhiều dấu hiệu biến động thị trường cho thấy nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng đang tăng lên, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, vấn đề cấp bách của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương là tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng.

Từ lý luận chung về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, cùng với thực tiễn đang diễn ra tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương, với đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương”, một số giải pháp nhằm tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng đã được đưa ra như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo, đào tạo lại; Bổ sung nhân sự cho Phòng Hỗ trợ tín dụng; Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát cho vay; Phân tán rủi ro tín dụng; Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng; hoàn thiện quy trình xếp loại và chấm điểm tín dụng. Đồng thời, để hỗ trợ Chi nhánh tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, một số kiến nghị với các cấp quản lý vĩ mô, Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng đã được đề cập trong luận văn.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức chuyên môn chưa vững chắc nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Hải Đăng (2011), Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

2. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình “Tín dụng ngân hàng”, NXB Lao động - Xã hội;

3. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), “Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại”, NXB Tài Chính;

4. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính; 5. Tưởng Thiều Nga (2009), Giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích

lập dựphòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Đồng Nai; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

6. Phòng Tổng hợp VietinBank - Chi nhánh Chương Dương;

7. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 8. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lỷ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;

9. Nguyễn Thái (2007), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lỷ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

10.Huỳnh Thị Hương Thảo (2014), Quản lỷ rủi ro tín dụng thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính;

11.Đào Thị Thanh Tú (2014), Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam, Tạp chí Tài Chính;

12. Nguyễn Văn Tiến (2012), Giáo trình“Ngân hàng Thương mại”, NXB Thống kê;

13. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình “Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng”,

NXB Thống kê;

14. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

II. Danh mục tài liệu Tiếng Anh

15. Ara Hosna, Bakaeva Manzura, Sun Juanjuan (2009), Credit Risk Management and Profitability in Commercial Banks in Sweden, Master of Science in Accounting, University of Nairobi, Nairobi - Kenya;

16. Fanli, Yijun Zou (2014), The Impact of Credit Risk Management on Profitability of Commercial Banks: A Study of Europe, International Business Program, Umea School of Business and Economics;

III. Các trang web

17. http://vietinbank.vn 18. http://google.com 19. http://sbv.gov.vn 20. https://tinnhanhchungkhoan.vn 21. http://tapchitaichinh.vn 22. http://cafef.vn

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10549342 (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w