1.2. Hạn chế rủi ro tín dụng
1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
a. Xây dựng chính sách tín dụng một cách hợp lý
Hoạt động tín dụng là hoạt động phức tạp, nó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều bộ phận trong ngân hàng và được giám sát chặt chẽ, đảm bảo tính hiệu quả của chính sách và của quy trình cho vay. Mỗi ngân hàng phải có chính sách tín dụng cụ thể
mô tả toàn bộ các loại hình tín dụng mà ngân hàng cho là cần thiết để duy trì sự phát triển lành mạnh cũng như để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng của cộng đồng.
Chất lượng danh mục cho vay và sự hợp lý trong chính sách cho vay của một ngân hàng là đối tượng được các thanh tra ngân hàng kiểm tra chặt chẽ nhất là khi họ tiến hành thanh tra một ngân hàng. Do đó, chính sách tín dụng phải xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền ra quyết định của từng cán bộ và ban thẩm định tín dụng trong việc xét duyệt các đơn xin vay. Chính sách cho vay bằng văn bản của ngân hàng còn bao gồm cả định hướng đối với việc định giá và sử dụng tài sản thế chấp của người vay, các thủ tục cho việc thiết lập lãi suất, tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng, những thủ tục, hoạt động cần thiết cho việc chào mời, xem xét, đánh giá... Đồng thời chính sách cũng phải xác định rõ loại hình cho vay mà ngân hàng cần hạn chế thực hiện. Một chính sách cho vay rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng.
Quy trình phân tích tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng xây dựng một cách chi tiết và quán triệt xuống từng Chi nhánh ngân hàng, từng cán bộ ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải thực hiện theo đúng quy trình khi cho vay để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án vay, lịch sử của người vay, mục đích vay, kiểm soát trong khi cho vay.
Ngân hàng xây dựng quy chế kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật đối với các cán bộ tín dụng. Do rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh, ngân hàng còn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề, xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất.
b. Thực hiện chuyển rủi ro tín dụng
Đây là động tác mà mỗi ngân hàng bắt buộc phải duy trì trong suốt cả quá trình quản lý tín dụng. Yêu cầu các ngân hàng phải tôn trọng các giới hạn trong cho vay (≤ 15% vốn tự có), dựa trên những đánh giá về TSĐB (≤ 70% giá trị TSĐB), thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động kinh doanh và
yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay và TSĐB.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Việc quản lý các khoản vay phải được thực hiện thường xuyên và thận trọng. Ngân hàng cần phải biết thiết lập trạng thái cân bằng giữa tính chuyên môn hoá khi đầu tư và tính đa dạng hoá các khoản đầu tư. Ngân hàng không nên tập trung cho vay đối với một ngành nghề, một lĩnh vực kinh doanh, hay một nhóm các khách hàng quen thuộc. Trong bản cân đối tài sản của các ngân hàng này, phần lớn các khoản đầu tư và cho vay tập trung vào một lĩnh vực, nhóm khách hàng... do vậy các công ty này bị phá sản, các ngân hàng này đã gặp nhiều khó khăn và nhiều ngân hàng có nguy cơ phá sản.
Ngân hàng cần thiết phải đa dạng hoá danh mục đầu tư để đảm bảo trong trường hợp xảy ra khủng hoảng đối với một ngành nào đó thì ngân hàng vẫn duy trì hoạt động, đa dạng hóa hoạt động tín dụng với nhiều loại hình , nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình khách hàng.
- Liên kết đầu tư
Để phân tán rủi ro đối với một khoản cho vay lớn là cùng ngân hàng khác cùng đầu tư vào các khoản vay đó thông qua bảng cam kết giữa các ngân hàng.
- Bảo hiểm tín dụng
Khách hàng vay vốn mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh. Đây là biện pháp mà khách hàng chủ động trang bị cho mình khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Nguồn tiền từ việc mua bảo hiểm giúp doanh nghiệp trang trải được phần nào vốn vay.
Ngoài ra ngân hàng có thể trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. Thực chất đây là hình thức mà ngân hàn san sẻ rủi ro với các công ty bảo hiểm mà ngân hàng phải gánh chịu
c. xếp hạng rủi ro tín dụng
Xếp hạng tín dụng là ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện chí trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi
vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
Xep hạng tín dụng tại Việt Nam hiện nay được thực hiện bởi CIC - Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam. Là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, CIC có lợi thế nhất để có thể chấm điểm tín dụng và tạo ra bảng xếp hạng tín dụng minh bạch và chính xác nhất.
Ý nghĩa của xếp hạng rủi ro tín dụng
Xếp hạng tín dụng có ý nghĩa quan trọng hai chiều đối với ngân hàng và cả khách hàng. Đối với ngân hàng, xếp hạng rủi ro tín dụng khách hàng sẽ giúp các ngân hàng phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cũng như để hướng dẫn việc cung cấp các sản phẩm tín dụng như vay tín chấp, vay mua nhà, vay mua xe phù hợp cho các khách hàng đi vay. Song song với đó, đối với các khách hàng việc xếp hạng tín dụng sẽ giúp khách hàng có các căn cứ cụ thể nhất để làm hồ sơ vay vốn. Đồng thời căn cứ vào bảng xếp hạng tín dụng mà khách hàng có ý thức để cải thiện điểm tín dụng, để có thể được vay ngân hàng các khoản vay với hạn mức cao nhất nhưng được hưởng lãi suất thấp nhất.
d. Sử dụng bảo đảm tín dụng chắc chắn
Bảo đảm tín dụng là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Bảo đảm tín dụng giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng; nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Vì thế cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các khâu trong đảm bảo tín dụng sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu, hạn chế được rủi ro khi khách hàng không hoàn trả đầy đủ hay không hoàn trả các khoản nợ. Ngân hàng cần phải lưu ý các vần đề sau để giảm thiểu rủi ro do các khoản đảm bảo gây ra:
- Đăng ký giao dịch đảm bảo.
- Ký hợp đồng đảm bảo: xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản đảm bảo như bảo quản và giám sát tài sản đảm bảo, di chuyển, sửa chữa, phong tỏa và phát mại tài sản đảm bảo...
- Tổ chức bảo quản TSĐB bằng kho của ngân hàng hay ngân hàng thuê, giám sát TSĐB thế chấp, định giá lại TSĐB.
- Giải chấp khi khách hàng thanh toán đầy đủ các khoản nợ
f. Phân tích tài chính doanh nghiệp
Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp do Ban Lãnh đạo ngân hàng quyết định, được xây dựng một cách chi tiết và quan triệt xuống từng Chi nhánh ngân hàng, từng cán bộ ngân hàng. Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.
❖Mục tiêu:
• Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
• Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
• Nội dung phân tích
• Đánh giá tài sản của khách hàng
• Đánh giá các khoản nợ
• Phân tích luồng tiền
• Phân tích các tỷ lệ tài chính của khách hàng
- Nhóm tỷ lệ thanh khoản - Nhóm tỷ lệ sinh lời - Nhóm tỷ lệ rủi ro
hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “Nợ qúa hạn”, cho biết nợ quá
hạn tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nhỏ.
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
31
■ Sử dụng các công cụ phái sinh
Ngân hàng có thể sử dụng các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn( các nghiệp vụ ngoại bảng) để phòng ngừa rủi ro do những biến động của chu kỳ kinh tế gây ra.
Trường hợp có dự đoán nền kinh tế sẽ suy giảm trong thời gian tới và có ảnh hưởng tiêu cực đến mưc mức sinh lời của các khoản tín dụng và danh mục đầu tư, ngân hàng có thể ký các hợp đồng về chỉ số cổ phiếu. Trong trường hợp ngân hàng dự đoán chính xác, ngân hàng sẽ tránh được rủi ro; ngược lại ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro tín dụng. Việc sử dụng các hợp đồng quyền chọn cho phép ngân hàng đạt được lợi nhuận trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, mặt khác hạn chế thua lỗ trong kinh doanh khi nền kinh tế đi ngược lại với dự đoán.