Nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10549342 (Trang 98 - 106)

- Chi nhánh Chương Dương

2.3. Đánh giá về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương

2.3.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Nam - Chi nhánh Chương Dương

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Chất lượng đội ngũ cán bộ

+ Năng lực của CBTD:

Năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của một số cán bộ còn rất yếu nhất là đối với những ngành hàng đòi hỏi hiểu biết chuyên môn cao (Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, nông ngư nghiệp.). Có nhiều quyết định cho vay mang tính cảm tính, được đưa trên cơ sở thông tin được cân nhắc không đầy đủ hoặc phiến diện như: chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân kế hoạch kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp đều dẫn đến rủi ro.

Một số cán bộ chưa có khả năng tư vấn, giám sát khách hàng, tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay, kiến thức pháp luật của một số

cán bộ tín dụng cũng còn yếu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh phần lớn còn rất trẻ, do đó kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Mặt khác, họ cũng chưa được đào tạo và trang bị một cách đầy đủ các kiến thức mới về mô hình quản trị rủi ro ở các nước phát triển.

Hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định hời hợt của cán bộ tín dụng. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý.

Công tác giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về doanh nghiệp, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài. Cán bộ tín dụng thường có quan hệ cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát hiện được dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân làm nợ quá hạn và nợ gia hạn của Chi nhánh phát sinh lớn.

+ Đạo đức của CBTD:

Cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi có thể nảy sinh sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng để vay được tiền ngân hàng. Đây là những hành động đáng lên án, vi phạm nghiêm trọng tới đạo đức nghề nghiệp của một CBTD.

+ Số lương nhân sự còn hạn chế

Mặc dù trong những năm trở lại đây, VietinBank - Chi nhánh Chương Dương luôn coi trọng việc gia tăng nhân sự, đổi mới đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, việc chưa được xem xét gia tăng quy mô khiến đội ngũ nhân sự của Chi nhánh vẫn ở mức trung bình. Hiện nay, một cán bộ tín dụng có thể quản lý rất nhiều khách hàng. Với Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, CBTD có thể quản lý trung bình 20 khách hàng, với phòng khách hàng cá nhân đợt cao điểm lên tới 30 - 40 khách hàng. Khối lượng công việc phát sinh quá nhiều đối với một CBTD khiến cho việc

thẩm định phân tích khách hàng trước, trong và sau khi cho vay đôi lúc chưa được thực hiện nghiêm túc.

Ngoài ra, Chi nhánh chưa chú trọng phát triển, duy trì đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý rủi ro. Dù đã thành lập Phòng Hỗ trợ tín dụng chuyên đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng, tuy nhiên các cán bộ ở phòng này đều là những cán bộ tín dụng chuyển sang, không có chuyên ngành sâu về quản lý rủi ro tín dụng. Trong khi đó, nghiệp vụ quản lý rủi ro trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc với những ứng dụng của các thuật toán, mô hình thống kê hiện đại. Điều này đòi hỏi người làm công tác rủi ro vừa phải có kinh nghiệm tín dụng, vừa phải có kiến thức về các mô hình thống kê. Ngoài ra, nhân sự đối với Phòng Hỗ trợ tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương chỉ có 3 cán bộ, thực tế là chưa đáp ứng đủ yêu cầu đề ra.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng hỗ trợ tín dụng không được phân cấp theo chiều dọc như mô hình các Ngân hàng lớn đang thực hiện mà phân cấp theo chiều ngang. Phòng Hỗ trợ tín dụng không có quyền cấp hạn mức và vẫn chịu sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc chi nhánh. Quyết định cấp tín dụng cuối cùng vẫn là quyết định của hội đồng tín dụng cơ sở hoặc Giám đốc chi nhánh.Vì vậy, ý kiến của Phòng Hỗ trợ tín dụng nhiều khi phụ thuộc vào ý kiến của Ban Giám đốc, không có tính độc lập.

- Xuất hiện tình trạng tập trung tín dụng vào một số ngành hàng, nhóm khách hàng

Với sự chuyển hướng khá quan trọng trong công tác kinh doanh tín dụng và quản lý RRTD của Chi nhánh từ hình thức sở hữu sang quản lý dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng (bao gồm nhóm khách hàng lớn, nhóm khách hàng vừa và nhỏ và nhóm khách hàng cá nhân) đã thay đổi cơ bản mức độ tập trung tín dụng của Chi nhánh. Trước kia, phần lớn dư nợ tín dụng trong kỳ của Chi nhánh tập trung vào nhóm khách hàng là các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lớn thì nay tỷ lệ tập trung tín dụng vào nhóm này đã giảm đáng kể, chuyển thành tập trung vào nhóm khách hàng lớn không phân biệt hình thức sở hữu. Tỷ lệ tập trung tín dụng vào nhóm này đã vượt con số 50%. Trong đó, phần lớn dư nợ tín dụng trung và dài hạn

tập trung vào một số ít ngành (ngành công nghiệp và thương mại chiếm hơn 50% và ngành xây dựng chiếm hơn 15% tổng dư nợ tín dụng) đã làm cho rủi ro tập trung tín dụng vào một số ngành gia tăng.

Các ngành hàng có dư nợ cao là sắt thép, than, gỗ, vật liệu xây dựng, dầu thô và khí đốt tự nhiên, thuỷ sản, xi măng, dệt may. Một số ngành tăng tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ toàn hệ thống là sắt thép, vật liệu xây dựng khác, quặng và sản phẩm kim loại khác, dầu thô và khí đốt tự nhiên, giấy, hàng gia dụng công nghệ phẩm, điện truyền tải, điện phân phối kinh doanh. Các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ vẫn là sắt thép, cho vay kinh doanh bất dộng sản, xi măng, điện nguồn, vật liệu xây dựng khác.

Việc tập trung tín dụng quá nhiều vào một số ngành hàng, nhóm khách hàng nhất định sẽ gây rủi ro tín dụng tiềm tàng cho Chi nhánh, đặc biệt là một số ngành hàng đang ở trong ngưỡng bất ổn hoặc suy thoái như: bất động sản, xi măng, sắt thép,...

- Cơ sở dữ liệu, thông tin tín dụng không đầy đủ

Việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin mới được các ngân hàng quan tâm từ khi hệ thống ngân hàng lõi mới được triển khai (khoảng năm năm gần đây). Trước đó, mặc dù đã phát triển những phần mềm xử lý giao dịch cho vay, thanh toán quốc tế, hệ thống báo cáo.song đều mang tính phân tán ở cấp độ từng Chi nhánh riêng lẻ. Do đó, thông tin khai thác ở cấp Chi nhánh phục vụ cho quản lý, điều hành, kiểm soát rủi ro chủ yếu được tổng hợp thủ công, dẫn đến hạn chế lớn về khối lượng và chất lượng xử lý.

Sau khi triển khai hệ thống ngân hàng lõi, mặc dù thông tin về các giao dịch được quản lý trên một cơ sở dữ liệu tập trung và thống nhất trên toàn bộ các Chi nhánh. Song, những bất cập về dữ liệu lịch sử thì không thể khắc phục, cộng với những hạn chế của bản thân hệ thống ngân hàng lõi (chỉ chú trọng phục vụ giao dịch mà chưa chú trọng phục vụ công tác báo cáo, quản lý rủi ro), làm cho hệ thống thông tin của VietinBank - Chi nhánh Chương Dương vẫn thể hiện những yếu kém

về thời gian: Những thông tin phục vụ quản lý rủi ro trước hết được xây dựng trên từng khách hàng, từng khoản vay. Song, việc nhập thông tin của khách hàng, khoản vay vẫn phải thực hiện thủ công, và do đó dẫn đến chậm trễ trong phân tích thông tin.

Về tính chính xác: Hệ thống ngân hàng lõi được thiết kế trên nền tảng các chính sách tín dụng chung, song vẫn chịu sự chi phối của con người. Trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát, đối chiếu hồ sơ giấy và hồ sơ máy chưa được chú trọng. Chi nhánh mới thành lập bộ phận hậu kiểm với một trong những chức năng là nhập thông tin khách hàng vào hệ thống, nhằm giảm bớt những sai sót trong việc nhập thông tin. Tuy nhiên, do thông tin khách hàng vẫn được nhập thủ công nên độ tin cậy chưa đạt đến yêu cầu cần thiết.

- Chưa có định hướng, chiến lược cụ thể để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng

Mặc dù đã có những bộ phận chuyên trách về rủi ro tín dụng, song định hướng chiến lược hạn chế rủi ro tín dụng mới chỉ thể hiện ở những chỉ đạo kinh doanh mang tính tổng quát như: cảnh báo hoặc hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề. Nói cách khác, hạn chế RRTD chưa được ưu tiên hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của Chi nhánh. Việc hạn chế RRTD chỉ được thực hiện ở cấp độ từng món cụ thể, hoặc những cảnh bảo trong từng thời kỳ và vì thế không thể phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của Chi nhánh một cách tổng quan. Hơn thế nữa, một tư duy truyền thống của các nhà quản trị ngân hàng là việc hạn chế rủi ro tín dụng chỉ là chức năng phụ trợ. Do vậy, thiếu một thông điệp mạnh mẽ cho trong toàn Chi nhánh về hạn chế rủi ro.

Bên cạnh đấy, việc chuyển hướng trong chiến lược cho vay nhưng chưa được tổ chức nghiên cứu kỹ, chủ yếu tuân thủ chỉ đạo điều hành của NHNN, chưa tính đến chu kỳ của nền kinh tế. Thời kỳ “thừa vốn” chính sách cho vay có phần nới lỏng hơn về lãi suất và một số điều kiện vay vốn, thời gian xem xét phê duyệt. Điển hình trong những năm trước, do mở rộng cho vay và không có biện pháp giám sát

việc sử dụng tiền vay của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản từ các năm trước đến nay vẫn chưa xử lý hết.

- Áp lực từ việc tăng trưởng và cạnh tranh

Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các NHTM trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. VietinBank - Chi nhánh Chương Dương cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, chính áp lực phải tăng trưởng về quy mô, cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trong cùng địa bàn khiến chất lượng tín dụng không được đảm bảo. Với mức tăng trưởng quy mô tín dụng khá nhanh trong thời gian vừa qua cũng phần nào cho thấy việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn chưa thực sự tốt, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn/ tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một thực trạng chung hiện nay là các khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính, bản thân họ không thấy tầm quan trọng của báo cáo tài chính nên việc lập ra các báo cáo tài chính gửi ngân hàng không bài bản. Các báo cáo tài chính gửi ngân hàng có chất lượng kém: thể hiện ở hai mặt thiếu thông tin và sai lệch thông tin. Thông tin thiếu sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của khác hàng, cán bộ ngân hàng phải đến tận doanh nghiệp để xác minh lại thông tin, gây phiền toái mất thời gian. Ngoài ra, rất ít các doanh nghiệp hiện nay thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vây, ngân hàng khó có thể phát hiện ra sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này. Hệ quả là việc đưa ra phán quyết tín dụng đôi khi không chuẩn xác.

Nguyên nhân từ phía tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo từ các khoản vay của ngân hàng thường là bất động sản hay là các phương tiện vận tải. Nguy cơ về biến

động giá cả trên thị trường, khó phát mại tài sản, tài sản giảm giá trị hay thay đổi hiện trạng... cũng gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý

Nguyên nhân từ phía môi trường, chính sách kinh tế và công tác giám sát từ xa của NHNN: các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu ... còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng có điểm quy định thiếu cụ thể, nên khi triển khai thực hiện còn vướng mắc, còn nhiều cách hiểu khác nhau dễ dẫn đến rủi ro. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp.

Quy trình phát mại tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn phức tạp, đất thế chấp nhưng ngân hàng không tự định đoạt được mà phải xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn hoặc phải khởi kiện ra tòa. Pháp luật chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của người cho vay hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố... chưa có cơ chế cưỡng bắt buộc người vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng xử lý, khi không có khả năng trả nợ. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng trây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà ngân hàng chưa thu hồi được.

Pháp lệnh thống kê đến nay đã bộc lộ nhiều thiếu sót, do chưa thực sự xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh. Thủ tục khởi kiện của ngân hàng còn rườm rà. NHNN chưa khắc phục được công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ (tức là duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua mạng máy tính đối với tất cả các TCTD trong hệ thống ngân hàng). Mặt khác, cũng giống các NHTM khác ngân hàng chưa quen trao đổi thông tin về tình hình khách hàng cho các ngân hàng bạn bởi lý do cạnh tranh nên đến nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN (CIC) chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tập trung phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng rủi ro tín dụng, các biện pháp mà VietinBank - Chi nhánh Chương Dương đã áp dụng để hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong thời gian qua. Đồng thời, qua đó cũng đưa ra nhận xét và đánh giá về những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó của Chi nhánh. Đây chính là cơ sở quan trọng để luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những vấn đề còn tồn tại của ngân hàng nhằm giảm thiểu được rủi ro tín dụng ở

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10549342 (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w