Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10549342 (Trang 95 - 98)

- Chi nhánh Chương Dương

2.3. Đánh giá về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương

2.3.2. Những mặt hạn chế

Hạn chế của công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua biểu hiện rõ nét nhất thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng và khả năng tiềm tàng rủi ro trong danh mục tín dụng của Chi nhánh, cụ thể như sau:

Quy trình cấp tín dụng còn bất cập

Phòng khách hàng của Chi nhánh thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên môn hóa dẫn đến chất lượng thẩm định chưa cao. Việc bộ phận tín dụng vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thường kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng do :

(i) Bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.

(ii) Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo. Với khối lượng công việc lớn như vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.

Quy trình cấp tín dụng nhìn chung còn cồng kềnh, phức tạp, quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân hầu như vẫn giống hệt quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Hạn chế nói trên gây lãng phí về nhân lực, tài lực của Chi nhánh khi xử lý các khoản tín dụng.

Quyết định cấp tín dụng cho một khoản vay/khách hàng chủ yếu dựa trên các đặc điểm của riêng khoản vay/khách hàng đó mà chưa xem xét, đánh giá tác động của khoản vay/khách hàng đó tới tổng thể rủi ro của danh mục đầu tư theo ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể.

Chất lượng tín dụng có lúc chưa được coi trọng đúng mức, việc tuân thủ quy trình tín dụng chưa nghiêm (thẩm định sơ sài, hồ sơ tài sản thế chấp chưa đầy đủ yếu tố pháp lý), một số CBTD khi quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay, coi trọng yếu tố này mà chưa coi trọng đến hiệu quả của phương án, dự án vay vốn. Một bộ phận CBTD yếu về chuyên môn nghiệp

vụ, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, trong thẩm định và quyết định cho vay vẫn để xảy ra tình trạng cho vay vượt khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn.

Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng.

Công tác xử lý nợ xấu còn một số vấn đề tồn tại, biện pháp tích cực thu hồi nợ ngay từ khi phát sinh nợ xấu chưa được coi trọng, chưa có phương pháp và cách thức theo dạng “cẩm nang” hướng dẫn toàn Chi nhánh trong việc thu hồi nợ xấu dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa được thực sự chủ động trong việc xử lý nợ tồn đọng, vẫn ỷ lại vào việc dùng dự phòng rủi ro để xử lý sau đó chuyển hạch toán theo dõi ngoại bảng tổng kết tài sản.

Hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng chưa thực sự hoàn thiện

Hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng chưa thực sự hoàn thiện. Hiện nay, Chi nhánh mới chỉ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:

Về hệ thống chỉ tiêu phân tích, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt.

Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn vê từng ngành, do đó không đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Chính bản thân Chi nhánh khi thực hiện xếp hạng tín dụng cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia để đưa ra số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin chuyên ngành mà các cán b ộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh... Chi nhánh chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng đúng mức

Tuy đã có quy trình tín dụng rõ ràng, tình trạng vi phạm quy chế của cán bộ Chi nhánh và vi phạm nghiệp vụ trong thẩm định hồ sơ xin cấp tín dụng vẫn thi thoảng xảy ra. Thậm chí có trường hợp những bộ phận có liên quan không chấp hành quy trình cấp tín dụng, hạ thấp các điều kiện cấp tín dụng dẫn đến gia tăng RRTD trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, chất lượng của một số bộ hồ sơ cấp tín dụng của một số phòng còn khá thấp.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG Xem nội dung đầy đủ tại10549342 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w