Cổ tức (%) 19.70 % % 17.5 7% 2.2 10.5 - Tỷ lệ nợ xấu(%) 1.64 % % 2.07 2.65% 2 26.2 02 28. Vốn điều lệ 5,00 0 8,000 8,000 60^ 0.00
Đến 31/12/2012 vốn điều lệ của Maritime Bank đạt 8.000 tỷ đồng, tăng 3.000 tỷ đồng tương đương với 60% so với năm 2011. Năm 2013, mức vốn điều lệ của Maritime Bank tiếp tục được duy trì ở mức 8.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ đã giúp Maritime Bank củng cố được năng lực tài chính, đáp ứng được nhu cầu về chiến lược phát triển của Ngân hàng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của mạng lưới Ngân hàng, phát triển công nghệ: đầu tư vào hệ thống ATM và mở rộng mạng lưới thẻ, kết nối thanh toán, dịch vụ thanh toán. Nâng cấp các hoạt động dịch vụ và hoạt động phi tín dụng như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán... Việc tăng vốn cũng giúp đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn CAR, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
b) Huy động vốn
Năm 2013 là một năm có những bước điều chỉnh vốn khá thành công của Maritime Bank. Tính đến 31/12/2013, tổng huy động vốn trên thị trường I bao gồm cả phát hành trái phiếu của Maritime Bank đạt 68.287 tỷ đồng, tăng 10,35% so với năm 2012 và chiếm 73,06% tổng huy động của toàn Ngân hàng. Tổng huy động từ dân cư tại thời điểm cuối năm đạt 36.977 tỷ đồng, chiếm 54,15% tổng huy động vốn thị trường I và tăng trưởng 11,83% so với năm trước. Số lượng khách hàng cá nhân tăng 9,53% so với 2012, cán mốc 867.259 khách hàng. Huy động từ tổ chức kinh tế và phát hành trái phiếu cũng chiếm 45% với tổng số dư cuối năm đạt 31.067 tỷ đồng.
Về cơ cấu kỳ hạn huy động vốn, Maritime Bank cũng đạt được những bước dịch chuyển đáng kể trong việc tăng tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Trong năm 2013, số dư CASA đạt 12.857 tỷ đồng, tăng 19,10% so với năm 2012, nâng tỷ trọng CASA trên tổng huy động toàn hàng lên 18,83% (năm 2012: 17,45%). Bên cạnh đó, Maritime Bank cũng đạt được những thành công nhất định trong việc dịch chuyển cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn theo xu hướng dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng đã giảm từ 56,61% xuống 46,40% vào cuối năm 2013. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng đạt mức 17,08%, tăng 6,28% và tỷ trọng tiền gửi trên 12 tháng đ. tăng 3,88% lên mức 36,46%. Chuyển biến tích cực này đóng góp không nhỏ vào việc ổn định thanh khoản và nâng cao cơ cấu tài sản Nợ và Có của Ngân hàng.
Biểu đồ 2.1. Số lượng khách hàng cá nhân của MSB giai đoạn 2011-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank năm 2013
c) Tín dụng
Kinh tế Việt Nam năm 2013 mặc dù đã có những bước chuyển biến nhất định so với năm 2012 nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này đã thực hiện việc cắt giảm vay mượn từ Ngân hàng, thay vào đó là sử dụng vốn tự có để giảm chi phí tài chính cũng như áp lực trả nợ. Những khó khăn này đã tác động đáng kể đến hoạt động tín dụng của Martime Bank do chủ đạo trong hoạt động tín dụng của Maritime Bank là tín dụng doanh nghiệp - chiếm 82,15% trong tổng dư nợ, trong đó, tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 15.309 tỷ đồng và tín dụng doanh nghiệp lớn đạt 7.206 tỷ đồng
Ngoài phân khúc khách hàng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân cuối năm 2013 đạt 4.892 tỷ đồng, chiếm 18,75% tổng cho vay khách hàng. Năm 2013 đánh dấu sự hình thành của phân khúc khách hàng đại chúng với dư nợ tại thời điểm cuối năm đạt 94 tỷ đồng và số lượng 1.100 khách hàng. Mặc dù tỷ lệ dư nợ còn tương đối khiêm tốn, phân khúc này được đánh giá là phân khúc có nhiều tiềm năng với chất lượng tín dụng tốt và mang lại hiệu quả đầu tư cao, hứa hẹn sự phát triển vượt trội trong những năm tiếp theo.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 so 2011 (%) 2013 so 2012 (%)
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
1,557,47
6 6 2,009,92 1,614,390 5 29.0 19.68-
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 343,75 1 39,66 1 28,324 - 88.46 - 28.58
Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng
41,90
4 2 87,98 86,487 96 109. 1.70 -
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
-
35,017 1,351 81,995- 103.86- 6169.21-
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư - 29,308 98,51 5 677,23 7 - 436.14 587. 45
Lỗ/lãi thuần từ hoạt động khác 412,06 2 244,68 7 - 38,431 - 40.62 -115.71
Thu nhập thuần từ góp vốn, mua cổ phần 121,61 0 137,39 2 130,43 4 1029. 78 - 5.06 Tổng thu nhập 2,412,47 8 4 2,619,51 2,416,446 8.58 7.75 - Chi phí hoạt động (1,255,904) (1,855,326) (1,689,410) 47.72 - 8.95
Tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank tính đến thời điểm 31/12/2013 đứng ở mức 2,7%, thấp hơn mức cho phép 3% của Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank ở mức chấp nhận được và phù hợp với bối cảnh chung của nền kinh tế.
Biểu đồ 2.2. Tín dụng của Maritime Bank các năm 2011, 2012 và 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank năm 2013
d) Tổng tài sản
Tổng tài sản của Maritime Bank liên tục giảm nhẹ qua các năm. Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng tài sản đạt 109.923 tỷ đồng, giảm nhẹ 4.452 tỷ đồng so với cuối năm 2012 (tương đương giảm 3,85%) và giảm 5.413 tỷ đồng (tương đương giảm 4.69%) so với thời điểm cuối năm 2011. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 401 tỷ đồng, tăng khá mạnh 57.3% so với năm 2012, tuy nhiên giảm mạnh 61% so với năm 2011. Mặc dù nền kinh tế được cải thiện nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động tín
dụng, từ đó làm giảm đáng kể thu nhập lãi thuần của Ngân hàng, tuy nhiên thành công vượt trội trong hoạt động kinh doanh chứng khoán Chính Phủ giúp lợi nhuận của Ngân hàng không bị sụt giảm.
e) Ket quả kinh doanh hợp nhất