Chiến lược quản lý thanh khoản

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 30)

1.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUẢN LÝRỦI RO THANH KHOẢN

1.2.2. Chiến lược quản lý thanh khoản

Hiện nay có một số chiến lược phổ biến nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản của Ngân hàng:

- Quản lý thanh khoản tài sản: cung cấp thanh khoản từ tài sản.

- Quản lý thanh khoản nợ: dựa vào nguồn vốn đi vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt.

- Quản lý thanh khoản kết hợp giữa tài sản có và tài sản nợ.

a) Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản

Đây là phương pháp tiếp cận cổ điển nhất trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản được biết đến. Chiến lược này kêu gọi Ngân hàng tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán dễ bán. Khi yêu cầu thanh khoản xuất hiện, Ngân hàng sẽ bán một số tài sản cho tới khi toàn bộ yêu cầu được đáp ứng. Chiến lược này thường được gọi là chiến lược chuyển đổi tài sản bởi vì vốn thanh khoản được tạo ra từ việc chuyển tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt.

Một tài sản được coi là có tính thanh khoản cao khi đáp ứng được các tiêu chí sau: tài sản phải có một thị trường sẵn sàng để chuyển đổi thành tiền nhanh chóng; giá của tài sản phải ổn định; thị trường mua bán phải có khả năng đảo chiều để người bán có thể mua lại tài sản với mức tổn thất không đáng kể.

Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của Ngân hàng bao gồm trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, cho vay chính phủ, tiền gửi tại Ngân hàng khác... Ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản

sẽ củng cố trạng thái thanh khoản của mình. Tuy nhiên không hẳn là Ngân hàng đó có tính thanh khoản cao vì trạng thái thanh khoản còn phụ thuộc vào cầu thanh khoản.

Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản thường được những Ngân hàng nhỏ áp dụng vì họ cho rằng chiến lược này ít rủi ro hơn việc quản lý thanh khoản tài sản nợ. Mặc dù vậy, chiến lược quản lý thanh khoản tài sản lại không phải là một phương pháp quản lý có chi phí thấp vì khi bán tài sản tức là Ngân hàng sẽ mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai. Đồng thời việc bán tài sản đều liên quan tới chi phí giao dịch trả cho người môi giới. Hơn nữa những tài sản này cũng có thể bị bán trên một thị trường đang xuống với mức giá thấp và Ngân hàng phải chịu tổn thất về vốn lớn. Ngoài ra, đầu tư vào tài sản thanh khoản Ngân hàng phải bỏ qua tỷ lệ thu nhập cao mà nó mong muốn đạt được từ những tài sản khác nếu như không phải chuẩn bị quá kỹ lưỡng cho yêu cầu dự trữ thanh khoản.

b) Chiến lược quản lý thanh khoản nợ

Chiến lược quản lý thanh khoản nợ hay còn gọi là chiến lược vay thanh khoản kêu gọi Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản dự tính bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thời.

Vay vốn thanh khoản có rất nhiều lợi thế. Ngân hàng có thể lựa chọn chỉ vay khi thực sự cần vốn, không giống như chiến lược dự trữ thanh khoản, Ngân hàng luôn phải nắm giữ một số tài sản thanh khoản cao tại bất cứ thời điểm nào, làm giảm thu nhập tiềm năng vì tài sản có tính thanh khoản cao thường mang lại tỷ lệ thu nhập thấp. Đồng thời phương pháp vay vốn còn cho phép Ngân hàng duy trì quy mô và cấu trúc của danh mục tài sản nếu như Ngân hàng cảm thấy thỏa mãn với danh mục hiện tại. Ngược lại, bán tài sản để cung cấp thanh khoản sẽ làm giảm quy mô của Ngân hàng do tổng tài sản giảm. Cuối cùng, quản lý nợ còn có khả năng tự điều chỉnh theo chi phí -

mức lãi suất đưa ra để vay vốn. Neu Ngân hàng đi vay cần thêm vốn, nó chỉ cần nâng lãi suất cho đến khi nhận được đủ vốn. Ngược lại, Ngân hàng cũng có thể giảm lãi suất để hạn chế dòng vốn đổ vào.

Trong phương pháp quản lý tài sản nợ, Ngân hàng thường tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng nguồn vốn tức thời bằng cách đi với thời hạn ngắn, bao gồm thị trường chính thức (giao dịch với NHNN), thị trường liên Ngân hàng và hợp đồng mua lại. Một phương án hỗ trợ khác là Ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, hay phát hành một số trái phiếu có thời hạn dài. Ngân hàng cần huy động vốn bổ sung ít nhất là tương đương với khoản tiền gửi rút ra quá mức dự tính.

Tuy nhiên, vay thanh khoản cũng là cách tiếp cận khá rủi ro trong việc giải quyết vấn đề thanh khoản của Ngân hàng bởi vì lãi suất và quy mô tín dụng sẵn có trên thị trường tiền tệ có thể thay đổi nhanh chóng. Thông thường Ngân hàng phải mua thanh khoản trong những trường hợp khó khăn cả về giá cả và tính sẵn có. Chi phí vay vốn của Ngân hàng thường khó xác định chắc chắn, làm giảm tính ổn định trong thu nhập. Hơn nữa, những Ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính thường có nhu cầu vay thanh khoản lớn nhất bởi vì người gửi tiền nhận thức được sự khó khăn của Ngân hàng và bắt đầu thực hiện rút vốn. Cùng lúc này, các tổ chức tài chính khác cũng không muốn cho vay đối với Ngân hàng do mức rủi ro liên quan tăng lên.

c) Chiến lược quản lý thanh khoản phối hợp tài sản và nợ

Do những rủi ro cố hữu của việc dựa quá nhiều vào vay thanh khoản và mức chi phí đáng kể của việc dự trữ thanh khoản, hầu hết các Ngân hàng hiện nay đều thực hiện một chính sách kết hợp giữa quản lý thanh khoản tài sản và quản lý thanh khoản nợ. Theo chiến lược quản lý phối hợp, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản (chủ yếu là chứng khoản và các khoản cho vay Ngân hàng khác) trong khi

những yêu cầu tiền mặt bất thường sẽ được giải quyết chủ yếu bằng việc vay vốn. Ngân hàng cần lập kế hoạch cho các nhu cầu vốn dài hạn và cho các nguồn vốn dùng để đáp ứng yêu cầu này dưới hình thức vay ngắn hạn, dài hạn và chứng khoán, những tài sản sẽ được chuyển thành tiền khi yêu cầu thanh khoản xuất hiện.

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w