1.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUẢN LÝRỦI RO THANH KHOẢN
1.2.4. Nhân tố chủ quan tác động đến quản trị rủiro thanh khoản
Thứ nhất, hiện nay các Ngân hàng đã có năng lực quản trị rủi ro thanh
khoản tốt hơn thể hiện qua việc tổ chức quản lý rủi ro tập trung ở Hội sở chính. Tuy nhiên, phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản vẫn chưa thực sự chủ động, chủ yếu là tập trung vào quản lý các giới hạn đảm bảo thanh khoản chứ chưa áp dụng các mô hình định lượng nhằm xác định tương đối chính xác mức độ rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, trách nhiệm quản lý thanh khoản còn chưa được quy định rõ ràng tại các b ộ phận của Ngân hàng. Việc xây dựng kế hoạch quản lý nguồn vốn chưa thực sự tối ưu do chưa có các báo cáo chính thức về rủi ro thanh khoản hàng ngày. Ngoài ra, nhiều Ngân hàng mới chỉ
thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản trên cở sở tổng số tiền VND và ngoại tệ quy đổi VND mà chưa chú ý tới quản lý thanh khoản theo từng đồng tiền.
Thứ hai, sự phát triển với tốc độ quá nhanh của hệ thống Ngân hàng
Việt Nam trong thời gian qua khiến số lượng Ngân hàng tăng lên đáng kể trong khi năng lực tài chính, năng lực quản trị còn yếu kém. Nhiều Ngân hàng hiện nay vẫn có thể rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản bất cứ khi nào có sự biến động về chính sách hay thị trường. Để đối phó với tình trạng thiếu hụt thanh khoản, các Ngân hàng này thường xuyên sử dụng công cụ lãi suất cao để cạnh tranh về huy động vốn mà không chú trọng cải tiến chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, sức ép về tăng trưởng tín dụng khiến các NHTM hầu hết ưu tiên nâng cao khả năng sinh lời hơn ưu tiên cho mức độ an toàn trong thanh khoản. Do vậy, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trong quỹ dự phòng của các NHTM Việt Nam vẫn còn tương đối ít
Thứ ba, nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của Ngân hàng như trình độ
đội ngũ cán bộ, trình độ công nghệ, số lượng thị phần, uy tín của Ngân hàng trên thị trường. Hiện nay, nhận thức và trình độ đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro còn rất hạn chế. Một số NHTM Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến mối nguy hại của rủi ro thanh khoản dẫn đến tư tưởng chủ quan, chưa đề cao công tác đào tạo, quản lý các chuyên viên chuyên về quản trị rủi ro thanh khoản. Khả năng cân đối vốn và khả năng phân tích dự báo kinh tế vĩ mô vẫn còn hạn chế. NHTM Việt Nam chưa chủ động trong công tác nhận diện, phòng ngừa và đo lường rủi ro thanh khoản.
Cuối cùng, các Ngân hàng ở Việt Nam thường công bố thông tin tài
chính rất muộn và còn bỏ qua các báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính, gây ảnh hưởng đến sự nhận định và đánh giá của người sử dụng về dòng tiền và các kỳ hạn của dòng tiền. Ngoài ra, khách hàng cũng không có đủ thông tin về hoạt động kinh doanh cũng như năng lực thực sự
của từng Ngân hàng, do đó họ chỉ dựa vào thông tin lãi suất để ra quyết định gửi hay rút tiền. Vì vậy, khi có sự biến động lãi suất sẽ gây ra hiệu ứng dòng tiền chuyển dịch từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác, gây ra biến động kỳ hạn một cách nghiêm trọng.