Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

Một phần của tài liệu (Trang 111 - 113)

Thực tế cho thấy minh b ạch thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. NHNN đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT- NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/04/2012 về công bố định kỳ các thông tin quan trọng về thực trạng hoạt động của ngành Ngân hàng. Mặc dù, việc công bố thông tin này so với trước đây đã cho thấy nỗ lực minh bạch hóa hoạt động của ngành Ngân hàng, đồng thời phù hợp với các bước đi khác trong quá trình tái cấu trúc tổng thể toàn ngành nhưng những thông tin này cần được công bố cho công chúng. Ngoài ra, NHNN cần chọn lọc các thông tin trong bộ thông tin được quy định trong Thông tư 21/2010/TT-NHNN cung cấp cho công chúng để dân chúng quen với các thông tin chính thống từ NHNN cũng như các ngân hàng quen với việc cập nhật, thống kê thông tin và công bố thông tin. Và hơn ai hết NHNN biết rõ tin đồn nào có thật hay không có thật, do vậy, NHNN cần phải là người đứng ra xác nhận thông tin để làm yên lòng công chúng tránh tâm lý hoang mang ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với cơ chế minh bạch thông tin, nhất là công khai và xử lý nợ xấu sẽ tạo ra một hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, làm nền tảng cho việc tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

NHTM là một trung gian tài chính hết sức quan trọng, đóng vai trò như là mạch máu của nền kinh tế. Do đó, sự sụp đổ của bất kỳ Ngân hàng nào cũng sẽ gây ra hệ quả vô cùng to lớn, gây hiệu ứng dây chuyền đến cả hệ thống và nền kinh tế. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống TCTD thì lý thuyết về quản trị Ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng đã phát triển không ngừng và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc ứng dụng những lý thuyết này lại cần phải có sự vận dụng linh hoạt ở từng Ngân hàng. Chính vì thế, các nhà hoạch định chiến lược quản trị cần phải có sự quan tâm thích đáng đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để giữ an toàn thanh khoản cho Ngân hàng mình và cho toàn hệ thống TCTD.

KẾT LUẬN

Phần đầu của luận văn này đã mô tả ngắn gọn quy trình quản lý rủi ro thanh khoản, vai trò, tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng thương mại. Từ đó cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu quản lý rủi ro thanh khoản, xác định được rủi ro thanh khoản và các bước trong quá trình quản lý rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản phải bắt đầu từ việc xác định rủi ro thanh khoản, đo lường mức độ rủi ro và sau đó sử dụng các phương pháp thích hợp để ngăn chặn và đề phòng nguy cơ xảy ra rủi ro.

Các phần tiếp theo của luận văn tập trung vào phân tích thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank. Trên cơ sở đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình quản lý rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thanh khoản, mang lại sự ổn định và phát triển bền vững của Maritime Bank cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng.

NHTM là một định chế tài chính trung gian, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Do vậy, sự sụp đổ của bất kỳ một Ngân hàng nào, nếu không được xử lý khéo léo và thông minh đều có thể lan nhanh và kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống NHTM. Cùng với bước thăng trầm trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, lý thuyết về quản trị Ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng đã phát triển không ngừng và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn biến động của nền kinh tế. Vấn đề ở chỗ sự thành công trong chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM này lại chưa chắc có thể áp dụng thành công cho các NHTM khác. Chính vì thế, các nhà hoạch định chiến lược quản trị cần phải có sự quan tâm thích đáng đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định của Thống đốc Ngân

hàng nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hoạt động tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an

toàn trong hoạt động tín dụng, ban hành kèm Thông tư số

13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010

4. NHTMCP Hàng Hải, Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013.

5. NHTMCP Hàng Hải, Báo cáo Tổng kết Hoạt động kinh doanh năm 2011,

2012, 2013.

6. NHTMCP Hàng Hải, Báo cáo quản trị rủi ro thanh khoản năm 2011,

2012, 2013.

7. Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín

dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

9. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân

hàng, NXB Thống kê.

10. Nguyễn Hồng Yến (2012), Rủi ro gắn với sai lệch kép của hệ thống Ngân

hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,

Một phần của tài liệu (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w