Để cải thiện quản lý rủi ro thanh khoản theo mô hình hiện đại yêu cầu sự đổi mới trong phương pháp luận và cải tiến cơ chế, chính sách có liên quan. Sự hoàn thiện của chính sách quản lý rủi ro thanh khoản đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng công việc cho nhân viên. Hệ thống chính sách cần phải tương xứng với chiến lược phát triển của Ngân hàng.
Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản: Maritime Bank cần phải xác định được những khó khăn trong hệ thống tài chính Ngân hàng nói riêng và của toàn hệ thống nói chung trong những năm tới, đó là: tăng trưởng kinh tế chậm lại, kết quả kinh doanh xấu hơn, thậm chí cần chuẩn bị những kịch bản xấu nhất như có Ngân hàng bị phá sản, nợ xấu tăng lên. Vì vậy, trên thị
trường I, Ngân hàng cần đẩy mạnh việc đánh giá chất lượng tín dụng để đảm bảo những khoản vay đang được tài trợ cho những khách hàng tốt nhất, tăng khả năng trả nợ và phát triển những hoạt động phi tín dụng như hoạt động dịch vụ. Trên thị trường liên Ngân hàng, chỉ nên chấp nhận gửi tiền, cho vay đối với các Ngân hàng được đánh giá cao bởi các tổ chức quốc tế. Đồng thời, Ban điều hành và Ban giám đốc cần đặt ra định mức để đảm bảo thanh khoản luôn trên ngưỡng an toàn tối thiểu.
Cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank hiện đang được phối hợp giữa hai phương pháp là: phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản truyền thống và phương pháp quản lý dòng tiền. Tuy nhiên phương pháp quản lý truyền thống đang được sử dụng nhiều hơn, phương pháp quản lý dòng tiền chưa được quan tâm một cách thích đáng. Phương pháp truyền thống sẽ đảm bảo Ngân hàng có đủ tài sản dự trữ dễ chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi trả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc đảm bảo các tỷ lệ về tài sản thanh khoản không cho thấy tình trạng thanh khoản của Ngân hàng. Do đó, một chính sách quản lý thanh khoản hiệu quả phụ vào vào không chỉ lớp đệm tài sản dự trữ mà còn phụ thuộc vào việc quản lý, điều hành, dự đoán trạng thái thanh khoản trong tương lai và luôn trong tình trạng sẵn sàng giải quyết vấn đề khi trường hợp khẩn cấp xảy ra. Việc quản lý bằng cách duy trì các tỷ lệ tài sản thanh khoản có thể dẫn đến việc Ngân hàng nắm giữ một lượng quá lớn tài sản thanh khoản cao để bù đắp rủi ro, sẽ làm giảm tính hiệu quả của kinh doanh.
Do đó, với việc áp dụng song song hai phương pháp quản lý thanh khoản tại Maritime Bank, Ngân hàng cần tập trung vào một giải pháp linh hoạt hơn:
- Hình thành cơ chế cảnh báo đối với sự biến động của cơ cấu vốn và khả năng giải quyết các vấn đề thanh khoản nảy sinh trong ngắn hạn và dài
hạn, đưa ra các kịch bản về nhu cầu vốn trong tương lai và khả năng huy động vốn với mức giá hợp lý.
- Tái cơ cấu mô hình quản lý thanh khoản, đảm bảo các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản luôn cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác. Đồng thời, đảm bảo việc quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện hiệu quả.
- Cung cấp một công cụ hiệu quả hơn để đánh giá trạng thái thanh khoản hiện
tại và tương lai, bên cạnh đó có thể so sánh dòng tiền ra và dòng tiền vào trong một
thời điểm xác định. Phân tích vốn cần xem xét đến quy mô kỳ hạn và tính toán được
trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản trong từng ngày. Tại Maritime Bank,
quản lý rủi ro được thực hiện dựa trên việc xây dựng một báo cáo về tài sản thanh
khoản ròng hàng tháng dựa trên các hợp đồng đến ngày đáo hạn và cho tất cả các
đồng tiền. Để tăng tính hiệu quả, Maritime Bank cần các báo cáo xác định trạng thái
thanh khoản ròng cho mỗi loại đồng tiền riêng biệt và chia các kỳ hạn phân tích ra
nhỏ hơn cụ thể như sau:
+ Hiện tại, trong báo cáo tài chính của Maritime Bank đang tồn tại 17 loại đồng tiền khác nhau, nhưng nên chia thành 4 loại tiền tệ chính là: VND, USD, EUR, GBP.
+ Kỳ hạn phân tích nên phân chia như sau: kỳ hạn qua đêm, từ 2 đến 7 ngày, dưới 1 tháng, từ 1 đến 3 tháng, từ 3 đến 6 tháng, từ 6 đến 12 tháng, từ 1 đến 5 năm, trên 5 năm.
Thêm nữa, việc đánh giá tình trạng thanh khoản của một Ngân hàng còn phụ thuộc vào sự biến động của dòng tiền ở trong các tình huống khác nhau. Phân tích thanh khoản đòi hỏi cần xây dựng nhiều kịch bản, với mỗi kịch bản Ngân hàng cần tính toán sự biến động ra vào của tài sản và cần tính đến cả các yếu tố nội bảng và ngoại bảng.
Tại Maritime Bank, kỳ hạn phân tích được xác định theo ngày đáo hạn trong hợp đồng, do vậy có thể không phản ánh chính xác dòng tiền ra vào ví dụ như khách hàng có thể rút tiền trước thời hạn hoặc có thể không trả nợ đúng hạn như trong hợp đồng quy định... vì vậy phương pháp tốt hơn để xác định dòng tiền là dự báo xu hướng biến động trong mỗi trường hợp cụ thể, dựa trên những biến động lịch sử và đánh giá về thị trường. Mô hình này có thể giúp Maritime Bank quản lý chặt chẽ hơn cung cầu thanh khoản, đưa ra các quyết định sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.
b) Đẩy mạnh dự báo biến động kinh tế vĩ mô
Sự biến động của kinh tế vĩ mô sẽ tác động đến các hoạt động của ngành Ngân hàng. Vì vậy để quản lý hiệu quả rủi ro thanh khoản cần đưa ra kế hoạch xử lý cho những tình huống bất ngờ, Ngân hàng cần xây dựng và cải tiến hệ thống cảnh báo để dự đoán biến động thị trường, tác động đến thanh khoản Ngân hàng.
Cấu trúc của hệ thống dự báo bao gồm những thông tin cập nhật từ thị trường thế giới, thị trường trong nước, biến động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Maritime Bank cũng cần phát triển hệ thống cảnh báo thông tin để dự báo những biến động của các yếu tố nội bộ trong Ngân hàng, phát hiện ra những rủi ro nội tại từ đó phát hiện ra sớm những rủi ro có thể xảy ra đối với nguồn vốn.
c) Phát triển những dịch vụ phi tín dụng
Maritime Bank cần phát triển những sản phẩm phi tín dụng như là bảo đảm, chuyển tiền, LC. vì những sản phẩm này phụ thuộc ít hơn vào nguồn vốn trong khi vẫn có thể gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
d) Cải thiện chính sách tín dụng
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, Maritime Bank cần xác định được những khó khăn có thể gặp phải trong những năm tới như là sự biến động bất thường của thị trường chứng khoán, sự
đóng băng của thị trường bất động sản cùng với sự suy giảm của toàn nền kinh tế khiến Ngân hàng có thể phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: các DN không thể trả được nợ, nợ xấu gia tăng... Do đó Ngân hàng cần nâng cao kiểm soát và cải thiện chất lượng phê duyệt tín dụng để đảm bảo các khoản cho vay được tài trợ cho những khách hàng tốt, ngoài ra cần kiểm tra định kỳ chất lượng của đội ngũ nhân viên tín dụng. Tăng cường giám sát sau khi giải ngân, hoàn thiện hệ thống đánh giá tín dụng, đánh giá định kỳ chất lượng sử dụng nguồn vốn cho vay. Nâng cao vai trò của phòng tái thẩm định, đẩy mạnh thu hồi nợ từ đó giảm rủi ro tín dụng, dần cải thiện chất lượng tín dụng.
e) Tăng vốn nhằm tăng cường năng lực tài chính
Vốn tự có đóng một vai trò quan trọng trong Ngân hàng, được coi như là phao cứu sinh cuối cùng chống lại rủi ro đổ vỡ Ngân hàng. Tăng vốn tự có sẽ giúp củng cố niềm tin tài chính đối với công chúng. Vì vậy, để giảm rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, trong đó bao gồm cả rủi ro thanh khoản, Ngân hàng cần tăng lượng vốn tự có lên. Từ đó cũng giúp cải thiện hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng.
Để cải thiện quy mô vốn có thể sử dụng nhiều biện pháp như: tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu, tăng phần lợi nhuận giữ lại, tăng quỹ dự trữ. Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán có dấu hiệu đi xuống, cổ phiếu ngành Ngân hàng cũng bị giảm giá. Việc tăng vốn điều lệ của Maritime Bank thông qua việc tăng lợi nhuận giữ lại, tăng thặng dư vốn cổ phần và quỹ dự trữ thêm. Để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản, Maritime Bank cần có kế hoạch tiếp tục tăng vốn tự có.
f) Đẩy mạnh huy động vốn
Khi phát hiện ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản, giải pháp các Ngân hàng thường sử dụng là vay trên thị trường liên Ngân hàng hoặc vay từ NHNN qua thị trường mở. Nhưng các khoản vay trên thị trường 2 thường
phải chịu lãi suất cao hơn, làm giảm tính hiệu quả trong sử dụng vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận Ngân hàng.
Theo đó, giải pháp dài hạn được đưa ra để tăng tính hiệu quả đó là tăng cường huy động vốn trên thị trường 1 (huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế), thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín của Ngân hàng, quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm cho vay và huy động...
Maritime Bank cần phải phát triển thêm nhiều loại hình huy động vốn ở các kỳ hạn linh hoạt khác nhau để trở nên chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn, không nên phụ thuộc nguồn vốn vào một nhóm khách hàng hoặc một kỳ hạn nào đó. Điều này giúp tránh rủi ro thanh khoản xảy ra khi có sự biến động lớn của nhóm khách hàng hay kỳ hạn đó.
Maritime Bank tiếp tục tung ra những sản phẩm huy động khá hiện đại và mang đến nhiều lợi nhuận cho khách hàng như: sản phẩm Ml account - hưởng lãi suất cao hơn và miễn phí nhiều dịch vụ, gửi tiết kiệm trực tuyến - giúp khách hàng chủ động hơn về thời gian giao dịch, khối lượng giao dịch; M-payroll - sản phẩm dành cho doanh nghiệp khi trả lương thông qua dịch vụ Ngân hàng trực tuyến; dịch vụ gửi tiết kiệm tích lũy. .Đối với một khoản tiền gửi lớn, Ngân hàng có thể cử nhân viên đến tận nơi ở của khách hàng để thực hiện giao dịch, tránh tâm lý lo ngại của khách hàng khi phải mang một khoản tiền lớn ra ngoài.
Trên thị trường 2, Maritime Bank cầm tăng cường hợp tác mở rộng và tạo lập mối quan hệ tốt với các Ngân hàng khác thông qua việc ký kết các hợp đồng hỗ trợ vốn liên Ngân hàng nhằm đảm bảo vốn khi cần thiết với mức lãi suất hợp lý.
g) Tăng cường hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
Đi liền với công tác quản lý rủi ro là hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống này cần đảm bảo mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả.
Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ không chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra, phát hiện những sai phạm đã xảy ra mà cần nâng cao khả năng phát hiện, ngăn ngừa và quản trị rủi ro. Ngoài ra, cần nâng cao vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ, thực hiện đánh giá độc lập về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI MARITIME BANK
3.3.1. Ôn định kinh tế vĩ mô
Để công tác quản lý rủi ro thanh khoản đạt được hiệu quả cao, mỗi ngân hàng cần chủ động và tích cực trong việc dự báo được những rủi ro tiềm ẩn, mà trong đó một phần quan trọng nhất là dự báo được sự biến động của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, việc dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh tại các NHTM cũng chưa được quan tâm đúng mức, một phần cũng ảnh hưởng từ sự thay đổi khó lường của cơ chế chính sách, khiến ngân hàng bị động trước những biến động đột ngột của thị trường, ảnh hưởng đến khả năng quản lý và sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy, kiến nghị NHNN cần nhất quán, kiên định trong việc thực thi các chính sách. Ngoài ra, các chỉ thị đưa ra đầu năm mới chỉ mang tính nhiệm vụ ngắn hạn cho từng năm mà chưa có một mục tiêu lâu dài. NHNN cần đưa ra những định hướng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn của các ngân hàng. Ngoài ra, NHNN cần kiểm soát lạm phát theo hướng dần dần, đi kèm với chống khủng hoảng. Nói cách khác, NHNN cần chống lạm phát đi kèm với đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Tránh thắt chặt chính sách tiền tệ một cách đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống.
3.3.2. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ với ngân hàng lớn không chỉ là động thái để tăng quy mô, mở rộng kênh phân phối, tận dụng thế mạnh của mỗi bên mà còn giải quyết vấn đề về sở hữu cổ phần của một ngân hàng tại NHTM theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN. NHNN cần đẩy mạnh quá trình hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng với nhau vì sớm hay muộn các ngân hàng này cũng phải bắt buộc thực hiện tái cơ cấu. Việc chậm trễ xử lý các ngân hàng yếu kém có thể đe dọa tới sự an toàn của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng tới tiến trình tái cơ cấu hệ thống. Ngoài ra, NHNN cần có những động thái quyết liệt và rõ ràng hơn trong việc xử lý vấn đề sở hữu chéo và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Đây được coi là hai nút thắt lớn nhất ảnh hưởng đến an toàn hệ thống hiện nay.
3.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các ngân hàng
Cần củng cố, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thanh tra giám sát của NHNN. NHNN đã từng bước đưa ra những chuẩn mực sát với chuẩn mực quốc tế về an toàn hệ thống, song thực tế chưa đi vào cuộc sống, bởi các chuẩn mực này chưa gắn với hệ thống giám sát tương thích về mặt công nghệ. Do vậy, cần xây dựng cơ chế giám sát hoạt động của thị trường liên ngân hàng, đối với hệ thống thanh toán, hoàn thành khung pháp lý cho việc thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các TCTD, các văn bản điều chỉnh các loại hình dịch vụ mới của ngân hàng. Mặt khác, NHNN cần phát triển đào tạo đội ngũ thanh tra, giám sát có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý, nghiệp vụ và các công cụ thực thi nhiệm vụ và kiến thức về pháp luật
3.3.4. Hoàn thiện các quy định về quản lý rủi ro
NHNN cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản pháp luật theo chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, các giới
hạn cho vay, đầu tư và thanh toán, xác định giá trị các tài sản phi tín dụng, rà soát vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II. Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/2/2015 đưa ra các chuẩn mực mới chặt chẽ hơn, từng bước hạn chế sự chi phối, thao túng, lợi ích nhóm thông qua sở hữu chéo đã giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn cần được thực hiện đúng lộ trình và triệt để. Thông qua vai trò của Nhà nước, điều tiết khắc phục những khuyết tật của thị trường theo