TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.2.1. Quy định về quản lý rủi ro thanh khoản
a) Quy định về quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước
Chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của Maritime Bank tuân theo pháp luật và những quy định sau đây của NHNN:
- Đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/5/2010. So với Quyết định 457, Thông tư 13 có chỉnh sửa bổ sung các quy định về tỷ lệ an toàn. Theo đó về tỷ lệ an toàn vốn, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ-
công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Uỷ ban Basel, Thông tư yêu cầu các TCTD duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất. Tỷ lệ được điều chỉnh lên 9% thay vì 8% như quy định tại Quyết định 457. Về giới hạn tín dụng, Thông tư 13 bổ sung khái niệm khách hàng có liên quan và các giới hạn cho phù hợp với luật doanh nghiệp và yêu cầu quản lý trong thời gian tới.Về tỷ lệ khả năng chi trả, sửa đổi các tỷ lệ khả năng chi trả cụ thể hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, NHNN quy định các TCTD phải đảm bảo tỷ lệ giữa tổng tài sản “có” thanh toán ngay và tổng nợ phải trả tối thiếu là 15% (0,15); Tỷ lệ giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo tối thiếu là 100%. Thông tư 13 còn bổ sung quy định về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động nhằm tăng cường quản lý thanh khoản và khả năng huy động vốn của TCTD. Tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ trong Thông tư 22 ngày 1/9/2011.
- Đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đươc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 30% theo Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009. Tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn để cho vay trung hạn, dài hạn theo nguyên tắc, thứ tự sau: sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn; sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng là nguồn vốn có thời hạn còn lại đến 12 tháng. Thông tư này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống, hạn chế rủi ro Ngân hàng sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung dài hạn.
- Dự trữ bắt buộc: Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, Ngân hàng mất khả năng thanh toán - các khoản tiền gửi ở các Ngân hàng sẽ bị rút ra, không những thế tài sản và các khoản dự trữ của Ngân hàng cũng giảm theo và theo phản ứng dây chuyền thì rủi ro này sẽ làm chấn động toàn hệ thống Ngân hàng. Vì thế, các NHTM phải để dự trữ bắt buộc vì đây chính là kho dự trữ
lỏng để trợ giúp cho các Ngân hàng trong thời kỳ hoảng loạn. Theo Quyết định số 2951/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 12 năm 2008, các NHTM phải thực
hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam là 6%, đồng USD là 7%; Tỷ lệ dự trữ đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên là 2% đối với VND và 3% đối với USD
- Các TCTD phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/1/2013. Theo đó, nợ của các TCTD sẽ được phân chia thành 05 nhóm với với các tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tương ứng như sau: Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: trích 0%; Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: trích 5%; Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: trích 20%; Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: trích 50%; Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: trích 100%. Số tiền phải trích lập được tính bằng: Tỷ lệ trích lập x (Số dư nợ gốc - Giá trị tài sản đảm bảo của khoản nợ đó). Thông tư 02 ra đời với nhiều quy định chặt chẽ hơn so với Quyết định 493 trước đó, sẽ góp phần giúp đánh giá chính xác hơn thực trạng nợ xấu của các TCTD. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, hoạt động của hệ thống Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng lớn, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013 theo hướng nới lỏng quy định về đánh giá, phân loại nợ xấu so với quy định tại Thông tư 02. Trong đó, điểm quan trọng nhất trong TT09 là việc gia hạn 1 số quy định về thời điểm phân loại, trích lập nợ xấu.
b) Những quy định về quản lý thanh khoản tại Maritime Bank
Quản lý rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank đảm bảo phù hợp với những quy định của NHNN, cụ thể như sau:
- Nghiêm túc tuân theo các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động Ngân hàng.
- Tuân theo những giới hạn cụ thể trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản được quy định bởi Ủy ban ALCO.
- Theo dõi và phân tích sự biến động của tiền gửi khách hàng, có kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng.
Những quy định cơ bản về quản lý thanh khoản tại Maritime Bank được quy định trong những văn bản dưới đây:
- Maritime Bank ban hành Quyết định số 002-QD-TGD vào ngày 22/2/2011 về quản lý rủi ro thanh khoản nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa các bước quản lý rủi ro thanh khoản, đồng thời cũng tạo nền tảng thực hiện cho các phòng ban thực hiện chức năng quản lý rủi ro thanh khoản, đảm bảo các vấn đề về rủi ro thanh khoản được xác định, đo lường, kiểm soát và quản lý một cách hiệu quả nhất.
- Các quy định về giới hạn quản lý rủi ro thanh khoản được Maritime Bank quy định trong Quyết định số 003-QD-TGD ban hành ngày 3/2/2011. Dựa trên nền tảng về khung giới hạn của NHNN, Maritime Bank ban hành các giới hạn cụ thể hơn nhằm tạo ra cơ chế để quản lý rủi ro một cách hiệu quả và khoa học.
- Để gia tăng hiệu quả hoạt động và sử dụng nguồn vốn, Maritime Bank ban hành Quyết định số 7080-2011/QD-TGD vào ngày 4/3/2011 thành lập các quỹ tập trung tại các thành phố và khu vực.
- Maritime Bank ban hành Quy định Quản lý rủi ro thanh khoản mã số
QĐ.RR.009 ngày 26/10/2011 nhằm thống nhất về cách thức thực hiện và trách
nhiệm của các đơn vị trong việc thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, quy định này cũng nêu rõ hệ thống các loại hạn mức rủi ro thanh khoản và thẩm quyền phê duyệt, quản lý và thực hiện đối với các bên liên quan. Tiêu chuẩn hóa các trường hợp vi phạm hạn mức và ngoại lệ từ đó có các bước xử lý đối với các trường hợp này. Ngày 24/12/2013, Maritime Bạnk tiếp tục hoàn
thiện Quy định này, cụ thể là bổ sung các quy định về kế hoạch dự phòng thanh khoản và quản lý thanh khoản trong các tình huống đặc biệt.
2.2.2. Cơ cấu quản lý rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank
Các bên tham gia chính vào kênh báo cáo và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank bao gồm: Các Ngân hàng chuyên doanh -> Bộ phận ALM (bộ phận Quản lý thanh khoản và bảng cân đối thuộc Phòng Nguồn vốn) -> Khối Quản lý rủi ro -> ALCO -> Hội đồng quản trị/Ủy ban quản lý rủi ro.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu quản lý rủi ro thanh khoản tại tại Maritime Bank
Nguồn: Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản tại Maritime Bank năm 2013
Căn cứ vào nhu cầu quản lý, các báo cáo quản trị về rủi ro thanh khoản của Maritime Bank sẽ bao gồm một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:
- Tình hình thanh khoản thị trường;
- Tình hình rủi ro thanh khoản trong kỳ: gồm nhu cầu thanh khoản ngắn hạn và cấu trúc thanh khoản dài hạn;
- Đánh giá giữa mức độ thực hiện và các mục tiêu, hạn mức đã đặt ra;
- Báo cáo dự báo khe hở thanh khoản; đánh giá xu hướng thanh khoản thị trường và của Maritime Bank trong tương lai;
- Đánh giá các kênh, nguồn thanh khoản sẵn có, nguồn dự phòng và các tài sản dự trữ khác;
- Các khuyến nghị, đề xuất.
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia vào quản lý thanh khoản của Maritime Bank:
- Ủy ban Quản lý rủi ro: đưa ra tư vấn cho Hội đồng điều hành trong
việc thực hiện chiến lược quản lý rủi ro của Maritime Bank, đề xuất kế hoạch vận hành hệ thống và đưa ra quy trình để phát hiện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro. Ủy ban này cũng có nhiệm vụ xây dựng chính sách quản lý rủi ro cho Ngân hàng. Ngoài ra còn có chức năng xem xét, đánh giá tính kịp thời và hiệu quả của chính sách quản lý rủi ro, từ đó đưa ra tư vấn cho Hội đồng điều hành nếu có sửa đổi cần thiết. Bên cạnh đó còn thực hiện việc phân tích và đưa ra cảnh báo về mức độ an toàn trong hoạt động của Ngân hàng trước khi những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, có phương án phòng ngừa những rủi ro này cả trong ngắn hạn và dài hạn.
- Hội đồng Quản lý tài sản nợ - tài sản có ALCO (Asset Liability Committee): có trách nhiệm quản lý thanh khoản, đưa ra các quyết định về cơ
cấu nguồn vốn, đảm bảo thực hiện đúng chiến lược sử dụng vốn và kế hoạch kinh doanh thống nhất với nhau theo kế hoạch quản lý thanh khoản. ALCO ban hành các giới hạn cụ thể cho việc quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát việc thực hiện đảm bảo tuân theo những quy định này. ALCO chịu trách nhiệm xây dựng các tình huống thanh khoản giả định và thử nghiệm khả năng chịu đựng của Ngân hàng và kế hoạch dự phòng thanh khoản tương ứng. ALCO có chức năng phê duyệt các biện pháp đảm bảo thanh khoản nằm ngoài thẩm quyền thực hiện của Bộ phận ALM (là bộ phận Quản lý thanh khoản và bảng cân đối thuộc Phòng Nguồn vốn). ALCO có trách nhiệm báo cáo cho Ủy ban rủi ro về tình hình thanh khoản của Maritime Bank.
- Bộ phận Quản lý rủi ro thanh khoản (QLRRTK): có trách nhiệm giám
sát và báo cáo tới các cấp thẩm quyền và đơn vị có liên quan khác về tình hình tuân thủ các hạn mức QLRRTK và tình hình rủi ro thanh khoản trên toàn hệ thống Maritime Bank, cụ thể:
+ Giám sát toàn diện tình hình thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản trên toàn hệ thống Maritime Bank;
+ Là đầu mối tập hợp các thông tin phản hồi từ các đơn vị giám sát trực tiếp về các dấu hiệu rủi ro thanh khoản phát sinh trong quá trình tự giám sát tại các đơn vị này;
+ Báo cáo và thông tin tới các bên liên quan, các thành viên ALCO về những vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát, đề xuất các biện pháp bổ sung, thay thế.
- Các Ngân hàng chuyên doanh: có trách nhiệm tự giám sát và báo
cáo tới các cấp thẩm quyền và đơn vị liên quan khác về tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản có liên quan đến hoạt động chuyên môn tại đơn vị mình, gồm:
+ Giám sát diễn biến thị trường có ảnh hưởng xấu đến thanh khoản cũng như hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp thanh khoản;
+ Chủ động báo cáo và thông tin kịp thời đến cấp có thẩm quyền về những thay đổi hoặc khó khăn có thể khiến các mục đích đảm bảo thanh khoản không được đáp ứng trong quá trình thực hiện.
+ Bộ phận ALM: có trách nhiệm giám sát và báo cáo tới các cấp thẩm quyền và đơn vị liên quan khác về tình hình thiếu hụt hay dư thừa thanh khoản hàng ngày, cũng như các yếu tố (đối tác, lãi suất, kỳ hạn...) biến động liên quan đến dòng tiền huy động và cho vay có ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của Maritime Bank.
2.2.3. Chiến lược quản lý thanh khoản tại Maritime Bank
Giống những Ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam, Maritime Bank sử dụng chiến lược quản lý thanh khoản kết hợp giữa quản lý thanh khoản tài sản có và tài sản nợ. Từ khi thành lập, Maritime Bank luôn duy trì thanh khoản ở mức đảm bảo và phù hợp với các quy định của NHNN. Hội đồng ALCO, ban điều hành, phòng QLRRTK có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn, đánh giá, triển khai kế hoạch quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro.
Maritime Bank cũng thiết lập các mức độ thanh khoản khác nhau như một công cụ dự phòng tài chính nhằm đối phó với những trường hợp khẩn cấp. Dựa trên khả năng chi trả, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt, tài sản được phân chia theo các mức độ khác nhau. Phương án dự phòng thanh khoản sẽ được xây dựng thành văn bản, được phê duyệt bởi hội đồng ALCO và được cập nhật hàng tháng.
Maritime Bank ra quy định phải đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại đồng tiền, vàng cụ thể như sau: duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng 25% giữa giá trị các tài sản có, có khả năng thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo; duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản có, có khả năng thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo. Ngoài ra Maritime Bank cũng tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động khác theo quy định của pháp luật trong từng thời kỳ.
Maritime Bank đưa ra các yêu cầu chung về dự phòng thanh khoản để đảm bảo khả năng xử lý bất cứ khi nào nhu cầu thanh khoản xảy ra. Maritime Bank đầu tư vào các loại giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao như Tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ... tối thiểu là 10% trên tổng nguồn vốn huy động để tạo nguồn thanh khoản dự phòng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng duy trì hạn mức vay liên Ngân hàng với ít nhất 8 Ngân hàng với tổng hạn mức lỏng
tối thiểu là 3% trên tổng nguồn vốn huy động. Hạn mức lỏng là các hạn mức có tài sản đảm bảo hoặc hạn mức tín chấp của các Định chế tài chính dành cho Maritime Bank nhưng Maritime Bank chưa sử dụng vào mục đích kinh doanh khác hoặc là lượng giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao còn lại.
Định kỳ 6 tháng một lần, Ban điều hành sẽ xem xét danh sách những khách hàng có tiền gửi lớn tại Maritime Bank. Khách hàng lớn được quy định là khách hàng cá nhân có tổng số dư tiền gửi bình quân tại Maritime Bank từ 5 tỷ đồng trở lên và từ 20 tỷ đồng trở lên đối với khách hàng là tổ chức. Theo đó, đối với mỗi khách hàng có tiền gửi lớn, Maritime Bank phải đảm bảo có 1 cán bộ chăm sóc khách hàng chuyên trách phụ trách mối quan hệ với khách hàng đó. Cán bộ phụ trách khách hàng lớn phải có khả năng duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng để giảm thiểu khả năng khách hàng rút vốn ra khỏi Maritime Bank trong tình huống khẩn cấp đặc biệt. Nếu do nhu cầu khách quan thì cán bộ quản lý phải báo trước thời gian tối thiểu là 3 ngày. Ngoài ra, bộ phận Quản lý rủi ro thanh khoản có nhiệm vụ là đầu mối xây dựng biện pháp, tổ chức triển khai kiểm tra, giám sát liên quan đến công tác dự phòng rủi ro thanh khoản. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của nhóm khách hàng lớn này