Vồn huy động trung dài hạn được sử dụng cho
vay trung dài hạn 5,936
6,134
7,514 Chênh lệch giữa cho vay và huy động trung dài
hạn 13,05 4 22,60 5 21,76 6 Vốn ngắn hạn 69,09 6 88,33 0 87,51 4
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (%) 18.89% 25.59% 29.87%
Nguồn: Báo cáo CAR các năm 2011, 2012, 2013 của Phòng quản lý rủi ro thanh khoản
❖ Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Có một sự chênh lệch khá lớn giữa nguồn vốn trung dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn của Maritime Bank trong khi đó, các khoản cho vay dài hạn lại khá nhiều khiến Maritime Bank thường xuyên phải sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho tín dụng dài hạn.
Theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa đối với Ngân hàng thương mại, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 30%. Quy định này là cần thiết để đảm bảo an toàn thanh khoản, đặc biệt là trong bối cảnh bị tác động bởi khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế. Việc sử dụng quá nhiều vố n ngắn hạn cho vay trung dài hạn là nguyên nhân gây ra thiếu hụt thanh khoản ở nhiều Ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng nhỏ, có thể dẫn đến cuộc đua lãi suất để thu hút vốn giữa các Ngân hàng.
Bảng 2.4. Vốn ngắn hạn cho vay dài hạn trong các năm 2011, 2012 và 2013
Cho vay trung dài hạn-Vốn trung dài hạn sử dụng cho Vaytrung dài hạn Vốn ngắn hạn
Bảng trên cho thấy Maritime Bank cũng giống như đa số các Ngân hàng khác tại Việt Nam, thường rơi vào tình trạng sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho tín dụng trung dài hạn. Từ năm 2011 đến 2013, dư nợ cho vay trung dài hạn luôn cao hơn vốn dài hạn. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng mạnh trong 3 năm nghiên cứu, đặc biệt là trong năm 2013 do những khó khăn của nền kinh tế khiến tỷ lệ này của Maritime Bank tăng mạnh lên mức 29,87%. Khi nền kinh tế gặp nhiều biến động khiến dân cư có xu hướng ưa chuộng gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn hơn. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng khá gay gắt, đường cong lãi suất gần như không còn khiến khách hàng tập trung ở các kỳ hạn ngắn, tỷ trọng huy động vốn dài hạn do đó bị sụt
giảm đáng kể. Ngoài ra dư nợ cho vay trung dài hạn tăng khá mạnh trong năm 2012 và tăng nhẹ trong năm 2013 cũng khiến tỷ lệ này tăng cao.
❖ Tỷ lệ khả năng chi trả
Theo quy định của NHNN, các TCTD phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau. Theo biểu đồ dưới, tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày tiếp theo của MSB đều vượt xa so với mức quy định 100% của NHNN. Tuy nhiên, tỷ lệ này nếu quá cao thì lại cho thấy sự chuyển hóa kỳ hạn của Ngân hàng là ít hơn đồng nghĩa với việc thu nhập ròng từ lãi sẽ nhỏ hơn, nên để tỷ lệ này quá cao chưa hẳn là điều tốt.
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày tiếp theo bằng VNDcủa Maritime Bank của Maritime Bank
❖ Tỷ lệ cho vay trên huy động thị trường 1
Jan-11 May-11 Sep-11 Jan-12 May-12 Sep-12 Jan-13 May-13 Sep-13 Jan-14
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ cho vay trên huy động TT1 của Maritime Bank
Nguồn: Maritime Bank
Chỉ số này cho biết Ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu vốn huy động từ khách hàng để cho vay. Nếu chỉ số này cao hơn tức là thanh khoản sẽ thấp hơn. Theo các số liệu tính toán, tỷ lệ này của Maritime Bank khá thấp, dao động quanh mức từ 40% - 60%, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của toàn hệ thống và đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do huy động vẫn tăng đều trong khi đầu ra tín dụng trì trệ, điều này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của Ngân hàng.
❖ Vị thế ròng của Maritime Bank trên thị trường 2
Vị thế ròng trên thị trường 2 được tính bằng chênh lệch giữa (V ay trên thị trường 2) - (Cho vay trên thị trường 2). Như vậy, vị thế ròng dương nghĩa là Ngân hàng này đang đi vay nhiều hơn và âm nghĩa là Ngân hàng đang cho vay nhiều hơn.
Nhìn vào hình trên có thể thấy trong giai đoạn 2011 - 2013, Maritime Bank thường xuyên cho vay ròng trên thị trường 2. Điều này cho thấy Ngân hàng thường xuyên có
nguồn vốn nhàn rỗi do huy động trên thị trường 1 gia tăng đều đặn trong khi khả năng mở rộng tín dụng không tốt bằng.
60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 i⅛h⅛llllι⅛∣≡l∣h∏∣i h (10,000) (20,000)
Jan-11 May-11 Sep-11 Jan-12 May-12 Sep-12 Jan-13 May-13 Sep-13 Jan-14
ICho vay trên TT2 Vay trên TT2 Vị thế ròng trên TT2
Biểu đồ 2.7. Vị thế ròng trên thị trường 2 của Maritime Bank
Jan-11 May-11 Sep-11 Jan-12 May-12 Sep-12 Jan-13 May-13 Sep-13 Jan-14
■ Tiền gửi không kỳ hạn ■ Tiền gửi có kỳ hạn - Ký quỹ ■ Phát hành GTCG
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu vốn huy động của Maritime Bank
NguonMaritime Bank
Số liệu cho thấy, trong năm 2011 tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn, điều này giúp Maritime Bank có thể chủ động hơn trong việc rút tiền của khách hàng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận thấp hơn do lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Lượng tiền gửi KKH của Maritime Bank thấp là do tài khoản của Maritime Bank ít được sử dụng rộng rãi trong dân cư và tổ
dưới 3 tháng trên 3 tháng tháng tháng năm Tài sản___________________________________________________________________________________________ Tiền và vàng________________ - - 1,0 26 - - - - 1,026
Tiền gửi tại NHNN___________ - - 5
52 - - - - 552
chức kinh tế, từ đó làm giảm cơ hội sử dụng lượng vốn nhàn rỗi khá lớn này. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của Maritime Bank tiếp tục gia tăng trong giai đoạn 2011 - 2013, tuy nhiên đa phần trong đó là các kỳ hạn ngắn dưới 1 năm. Trong khi việc thu hút nguồn vốn trung, dài hạn bằng cách phát hành giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi thì không thu được kết quả cao do người dân vẫn ưa thích gửi tiền kỳ hạn ngắn để dễ dàng chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác. Đây là vấn đề đáng lưu tâm trong việc quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.
❖ Khe hở thanh khoản
Bên cạnh việc phân tích các chỉ số từ bảng cân đối tài khoản, để quản lý rủi ro thanh khoản Maritime Bank cũng sử dụng phương pháp dòng tiền để đo lường mức độ thiếu hụt hay dư thừa thanh khoản (hay sự mất cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra), được dự báo tại mỗi khoảng kỳ hạn nhất định.
Chia các kỳ hạn thành các khoảng là một công cụ hữu ích để so sánh dòng tiền vào và dòng tiền ra theo từng ngày hoặc trong một khoảng thời gian nhất định. Công cụ này giúp tính toán sự thiếu hụt hay dư thừa của dòng tiền ở mỗi kỳ hạn, giúp Ngân hàng phân tích được sự thay đổi của dòng tiền của tài sản và nợ phải trả trong tương lai. Bảng khe hở thanh khoản ở dưới cho thấy sự phân bố tài sản và nợ theo các khoảng kỳ hạn. Ớ khoảng kỳ hạn dưới 1 tháng hoặc từ 1 đến 3 tháng thường có khe hở thanh khoản âm, đặc biệt là ở khoảng kỳ hạn dưới 1 tháng: năm 2011 (-10.168 tỷ), năm 2012 (-42.818 tỷ), năm 2013 (-22.377 tỷ), nguyên nhân là do Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn quá nhiều trong khi việc sử dụng vốn lại tập trung ở các kỳ hạn dài dẫn tới trạng thái thanh khoản ở các kỳ hạn dài luôn ở trạng thái dương. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn chủ động và linh hoạt ở các kỳ hạn ngắn, lợi nhuận sẽ lớn hơn do lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn thường thấp hơn ở kỳ hạn dài trong khi cho vay dài hạn lại được hưởng lãi suất cao hơn. Do đó, để đạt được mức lợi nhuận cao hơn Ngân hàng phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn, tuy nhiên điều quan trọng là phải kiểm soát được việc sử dụng vốn tránh xảy ra rủi ro thanh khoản.
Bảng 2.5. Khe hở thanh khoản chia theo kỳ hạn ngày 31/12/2013
sinh
và các tài sản tài chính khác
- - 8 4 - - - - 48
Cho vay khách hàng__________ 1
61 07 4 93 1,1 2,460 7,088 6,792 08 9,3 0927,4
Chứng khoán đầu tư__________ - - 2
01 39 2 9,722 21,310 75 1,9 4733,4
Góp vốn, đầu tư dài hạn_______ - - - - - - 2,1
73 2,173 Tài sản cố định và bất động sản đầu tư - - - - - - 1,8 51 1,851 Tài sản có khác _______ 5 95 12,9 18 9 14 2,438 77 - 16,9 46 1 64 1,0 92 25,7 25 7,574 30,153 28,508 15,3 07 108,52 2 Nợ phải trả________________________________________________________________________________________ Các khoản nợ Chính phủ và NHNN _________ - - 5 96 - - 9 40 644
Tiền gửi và tiền vay các TCTD
khác
- - 2315,8 5,716 2,811 49 - 9824,3
Tiền gửi của khách hàng - - 29,8
78 16,692 18,184 92 6 46 9265,4
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho
vay TCTD chịu rủi ro_________
- - - - 1 3 1 37 141 Phát hành GTCG____________ - - _______ - 1,970 8 25 - 2,795 Các khoản nợ phải trả khác _______ _______ 1,8 07 _______ 2,357 40 - 4,216 _______ _______ 48,1 02 22,420 25,323 1,619 22 2 8797,6
Mức chênh thanh khoản ròng______________________
1
a) Tình hình thanh khoản chung của toàn hệ thống
Thị trường tiền tệ liên Ngân hàng trong tháng 1/2014 diễn biến khá căng thẳng theo chu kỳ thanh khoản mùa vụ giai đoạn giáp Tết Nguyên Đán. Nhu cầu nhận nguồn tăng mạnh trong khi nguồn cung sụt giảm. Lãi suất tăng
mạnh đối với các kỳ hạn ngắn dưới 2 tuần và hầu như không đổi đối với kỳ hạn dài trên 1 tháng. Lãi suất kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần tăng lên mức 5,5%/năm bằng với mức lãi suất vay trên OMO. Các Ngân hàng đều hạn chế nguồn cung trên thị trường 2, khối lượng giao dịch bình quân trong ngày ở mức 23.000 tỷ đồng và chủ yếu tăng cao ở tuần cuối tháng và trong tuần này kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất là kỳ hạn 2 tuần (kéo dài kỳ hạn mang tính kỹ thuật do nghỉ thời gian nghỉ Tết 2 tuần). Mặc dù thị trường liên Ngân hàng căng thẳng hơn tháng trước nhưng thanh khoản của các Ngân hàng vẫn giữ được sự ổn định do NHNN có chính sách điều hành cung tiền linh hoạt qua kênh OMO, phát hành tín phiếu và mua bán ngoại tệ. Ước tính NHNN đã cung ròng ra khoảng 130 nghìn tỷ đồng qua kênh OMO và mua bán ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản. Chỉ trong tuần cuối tháng 1, NHNN đã cung ra hơn 60 nghìn tỷ trên kênh OMO để phục vụ nhu cầu thanh toán của các Ngân hàng. Thêm vào đó, NHNN không phát hành thêm tín phiếu trong khi có gần 45 nghìn tỷ tín phiếu đáo hạn trong tháng cũng góp phần hỗ trợ thanh khoản cho các Ngân hàng.
b) Tình hình thanh khoản của Maritime Bank - Thanh khoản dài hạn
Trong tháng 1, mặc dù gần sát Tết Nguyên Đán nhưng huy động tiền gửi KKH và CKH của MSB khá ổn định với tổng số dư huy động trên thị trường 1 chỉ giảm nhẹ 400 tỷ. Tiền gửi CKH còn có dấu hiệu tăng lên trong tháng chủ yếu ở tiền gửi của khách hàng cá nhân, tiền gửi KKH giảm gần 2.000 tỷ chủ yếu là từ các khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các khoản đáo hạn lớn hoặc rút tiền lớn đều được cắt giảm trong tháng 12 và nằm trong kế hoạch và kiểm soát của Ngân hàng, không có dấu hiệu của việc rút tiền hàng loạt như lo ngại. Trong năm 2014, MSB tiếp tục có chính sách cắt giảm bớt huy động của nhóm khách hàng lớn
KHHĐ VND USD T11 T12 T01 Hạn mức T11 T12 T01 <=1M 31.6 % 30.9 % 29.3 % <+25% 46.4% 44.5% 40.6% 1M - 3M 17.5 % 15.6 % 18.1 % 30.6% 33.4% 35.7% 3M - 6M 13.4 % % 14.3 % 13.9 17.6% 16.6% 18.4% 6M - 12M 2.6 % 2.8% 2.7% >=8% 0.9% 1.2% 1.2% >=12M 34.9 % 36.5 % 36.1 % >=35% 4.6% 4.4% 4.1%
nhằm giảm thiểu tình trạng dư thừa nguồn vốn khi mà tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp. Đối với đồng USD: số dư huy động USD trên thị trường 1 trong tháng 1 giảm đáng kể so với cuối tháng 12 và giảm cả ở tiền gửi CKH và KKH. Tuy nhiên đây cũng đã nằm trong định hướng của ALCO trong thời gian qua đối với huy động USD.
Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi bằng VND và USD của Maritime Bank
Nguồn: Maritime Bank
Trong tháng 1, tỷ lệ cho vay/huy động thị trường 1 của MSB đối với VND giảm nhẹ trong khi tỷ lệ này đối với đồng USD không đối và đều nằm dưới mức quy định của NHNN. Tính đến cuối tháng 1, huy động trên thị trường 1 giảm nhẹ (trên 400 tỷ) do nhu cầu rút tiền giai đoạn Tết tuy nhiên dư nợ cho vay lại giảm mạnh với mức cao hơn trên 2.000 tỷ (chủ yếu do hoạt động thu nợ của một số khách hàng) dẫn đến tỷ lệ cho vay trên huy động của VND giảm nhẹ từ mức 68% xuống 64%. Dư nợ và huy động USD đều giảm nhẹ do vậy tỷ lệ USD hầu như không đổi và duy trì ở mức thấp 45%.
- Rủi ro tập trung huy động
+ Rủi ro tập trung theo khách hàng
Trong cấu trúc huy động xét theo các Ngân hàng chuyên doanh: trong tháng 1/2014, tỷ trọng huy động VND của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn giảm 2% so với tháng trước, thay vào đó là khách hàng cá nhân tăng 2%, tỷ trọng huy động của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ không thay đổi. Ngược lại, cấu trúc huy động theo Ngân hàng chuyên doanh bằng USD lại có sự tăng lên của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn (tăng 2% so tháng trước) và sụt giảm ở nhóm khách hàng cá nhân (giảm 2%).
Mức độ rủi ro tập trung theo khách hàng của tất cả các nhóm khách hàng đều có xu hướng tăng trong tháng 1/2014. Tỷ trọng số dư huy động của 5 khách hàng lớn của Ngân hàng doanh nghiệp lớn tăng từ 63% (tháng 12/2013) lên 67% tuy nhiên số dư của 5 khách hàng này tăng lên không đáng kể. Tỷ trọng số dư huy động của 5 khách hàng lớn của Ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng từ 22,6% lên 24,6%. Như vậy, có thể thấy rủi ro tập trung theo khách hàng đang có xu hướng tăng lên trong tháng 1/2014, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn. Ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt thanh khoản lớn khi nhóm khách hàng này đồng loạt rút tiền. Để tránh sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng lớn này, Ngân hàng cần đưa ra lộ trình rõ ràng trong việc điều chỉnh cơ cấu huy động theo hướng đa dạng hóa nhóm khách hàng gửi tiền.
+ Rủi ro tập trung theo kỳ hạn hợp đồng
Trong tháng 1/2014, tỷ trọng huy động theo hợp đồng của kỳ hạn dưới 1 tháng tiếp tục có xu hướng giảm so với tháng trước (giảm từ 30,9% xuống 29,2%), gần đạt mức 25% theo định hướng đề ra. Tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng cũng đã rất sát với tỷ trọng định hướng.