1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIẾN VỂ QUẢN TRỊ RỦIRO THANH
1.3.2. Trường hợp Ngân hàn gÁ Châu năm 2003
Tin đồn là một trong những yếu tố tác động mạnh đến hình ảnh và uy tín của một cá nhân hoặc tổ chức ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Một tin đồn tích cực có thể nâng cao danh tiếng của một cá nhân hay tổ chức, và
ngược lại, một tin đồn xấu có thể khiến cho hoạt động của cá nhân hay tổ chức đó bị ảnh hưởng không ít. Và hệ thố ng Ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại cũng không nằm ngoài quy luật này. Một ví dụ điển hình cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của một tin đồn đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam là sự cố vào năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) b ị tung tin đồn rằng giám đốc hiện thời của ACB là ông Phạm Văn Thiệt đã bỏ trốn. Tin đồn này đã không những xâm hại nghiêm trọng uy tín của ACB, mà còn tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ trong một số khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB, đồng thời ảnh hưởng đến cả hệ thống Ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù sự cố này đã được giải quyết kịp thời và nhanh chóng nhưng cũng đã để lại những thiệt hại không nhỏ đến Ngân hàng ACB, khách hàng và hệ thống Ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vẫn đang kinh doanh hiệu quả. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2003 của Ngân hàng này tăng 20% so với cùng kì năm 2002. ACB rất được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm khi gửi tiền vào. Chính vì vậy tin đồn “Tổng giám đốc của ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây nên một cú sốc trong dư luận người dân TP.HCM, đặc biệt là những người có tiền gửi ở ACB. Khoảng một tuần sau, tin đồn đã lan rộng trong dư luận TP.HCM.
Ngày 14/10/2003, tình trạng căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi hàng ngàn người dân đổ xô đi rút tiển ở hội sở chính của ACB. Dân chúng tập trung đông đến nỗi tràn xuống cả lòng đường gây ùn tắc giao thông nhiều giờ. Chính điều này đã đẩy tâm lí người dân đễn chỗ hoang mang, lo sợ thực sự. Rất may, sự xuất hiện kịp thời trước đông đảo người dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thuý bên cạnh ông Phạm Văn Thiệt cùng đại diện chính quyền Thành phố giúp trấn an niềm tin người gửi tiền. Ngày
hôm sau, mặc dù người dân vẫn kéo đến rút tiền rất nhiều, nhưng cùng với các cá nhân và các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan báo chí đồng loạt có những tin, bài quan trong bác bỏ thông tin sai sự thật trên. Vì thế, đến cuối ngày, tình hình đã dịu xuống. Khách hàng đã bắt đầu đem tiền gửi trở lại ACB. Sau một tuần, mọi chuyện đã trở lại bình thường. ACB khôi phục lại mọi hoạt động của mình. Thậm chí lúc này, lượng khách hàng đến gửi tiền còn đông hơn trước lúc xảy ra sự cố.
Có thể thấy nguyên nhân đặt ACB trước rủi ro thanh khoản trong trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là tin đồn thất thiệt dẫn đến việc rút tiền hàng loạt. Sự cố này chỉ thực sự diễn ra trong một thời gian rất ngắn trong khoảng 3 ngày nhưng có tính chất vô cùng nghiêm trọng. Nếu không nhờ những biện pháp tích cực, đồng bộ và hợp lý thì nguy cơ xảy ra một hiệu ứng dây chuyền có thể gây đổ vỡ hệ thống điều hoàn toàn có thể xảy ra.