Quản trị nguồn nhân lực quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại Tổng Công ty cổ phần May 10 (Trang 36 - 38)

1.2.1. Khái niệm

Nói đến nguồn nhân lực quản lý trong doanh nghiệp trước hết phải làm rõ nội hàm của khái niệm quản lý. Các hoạt động lao động dù là trực tiếp hay gián tiếp đều cần đến một sự chỉ đạo để hài hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung xuất phát từ một chỉnh thể chung thống nhất. Chức năng của quản lý là phối hợp những hoạt động cá nhân với những hoạt động chung của tập thể nhằm tạo ra sự nỗ lực để thực hiện mục tiêu chung.

Nhìn chung, có thể quan niệm: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có kế hoạch từ phía chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong điều kiện kinh tế xã hội cụ thể”.

Tóm lại, nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp là vấn đề then chốt, luôn đứng vị trí trung tâm của doanh nghiệp, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Hoạt động lao động của quản lý luôn giữ vai trò chiến lược quyết định đến thành quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một tập thể lao động nếu không có hoạt động lao động quản lý sẽ trở nên đơn lẻ, hoạt động không hiệu quả.

1.2.2. Vai trò

Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó, quản trị nguồn nhân lực quản lý nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp để đạt mục tiêu đề ra. Quản trị nguồn nhân

lực lý giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để các cán bộ quản lý có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng cho đội ngũ cán bộ quản lý. Không một hoạt động nào của doanh nghiệp mang lại hiệu quả nếu thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị nguồn nhân lực quản lý là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của quản trị kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản trị nguồn nhân lực quản lý giúp cho các doanh nghiệp có nguồn lực dồi dào về nhân sự có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực quản lý là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của doanh nghiệp nên quản trị nguồn nhân lực quản lý là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức doanh nghiệp. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu doanh nghiệp không quản lý tốt nguồn nhân lực quản lý, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều được thực hiện bởi con người. 1.2.3.Sự khác biệt giữa quản trị nguồn nhân lực nói chung và quản trị nguồn nhân lực quản lý

Sự khác biệt giữa quản trị nguồn nhân lực nói chung và quản trị nguồn nhân lực quản lý được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa quản trị nguồn nhân lực nói chung và quản trị nguồn nhân lực quản lý

STT Tiêu chí Quản trị nguồn nhân

lực nói chung

Quản trị nguồn Nhân lực quản lý

1. Đối tượng quản lý

Toàn bộ người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đội ngũ cán bộ quản lý, người lãnh đạo trong doanh nghiệp

2. Quá trình tuyển dụng

Phổ biến, thường xuyên, hàng năm

Không thường xuyên, khắt khe, quy mô hơn

3.

Công tác đào tạo, phát triển

Tùy theo từng đối tượng mới được gửi đi đào tạo

Đối tượng quản lý hầu hết đều được chú trọng đào tạo để phục vụ việc quản lý của doanh nghiệp 4. Về chế độ, tiền lương, tiền thưởng Trả lương và chế độ thưởng ít Trả lương và có chế độ thưởng cụ thể theo chức danh của các cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại Tổng Công ty cổ phần May 10 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)