2.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP May10
3.2 Các giải pháp cụ thể
3.2.4 Giải pháp giữ chân đội ngũ cán bộ quản lý
Việc tuyển chọn được nhân viên nguồn nhân lực quản lý giỏi đã khó, giữ chân họ lại còn khó hơn. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, làm thế nào để giữ chân đội ngũ cán bộ quản lý cũng không kém phần quan trọng, quyết định rất lớn đến thành công của doanh nghiệp.
Với thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc giữ chân nguồn nhân lực quản lý giỏi càng được doanh nghiệp chú trọng hơn trở thành một phần tất yếu cho thành công của doanh nghiệp.
Cán bộ quản lý giỏi sẽ không đợi đến đánh giá năng lực hàng tháng, hàng quý hay hàng năm mà cần ghi nhận kịp thời những đóng góp quý giá bằng khen thưởng, khuyến khích thông qua các hình thức đa dạng như gửi thư chúc mừng đến họ, hay một buổi ăn trưa ấm cúng... Hãy nhân rộng sự ghi nhận này từ những nhân viên giỏi thường xuyên hơn; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện tính ổn định và tích cực, dựa trên sự tôn trọng, thừa nhận sự sáng tạo và đãi ngộ đối với họ.
Để giữ chân cán bộ quản lý giỏi, không chỉ thể hiện quyền lợi và trách nhiệm trong hợp đồng lao động, mà còn phải tạo ra môi trường làm việc thú vị, thực hiện cam kết của tổ chức và quan tâm ở góc độ con người với những sẻ chia, khích lệ thường xuyên về mặt tư tưởng, về mục tiêu, về lợi ích.
Vậy đổi mới chính sách thu hút và sử dụng chuyên gia quản lý của Tổng Công ty CP May 10, trước hết cần phải thực hiện tốt ngay tại phòng tổ chức, cán bộ lao động tiền lương. Trưởng, phó phòng phải là người được đào tạo lại cơ bản về vấn đề nhân sự. Các cán bộ quản lý kinh doanh đều cần có cả ba loại kỹ năng: kỹ năng tư duy, kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nhân sự. Kỹ năng nhân sự liên quan đến khả năng tổ chức động viên và điều động nhân sự. Cán bộ quản lý kinh doanh cần hiểu biết tâm lý con người, biết tuyển chọn, đặt đúng chỗ, sử dụng đúng khả năng nhân viên của
mình. Nhà quản trị phải biết cách thông đạt hữu hiệu, luôn quan tâm đến nhân viên, biết xây dựng không khí thân ái, hợp tác lao động, biết hướng dẫn nhân viên hướng đến mục tiêu chung. Kỹ năng nhân sự là đòi hỏi bắt buộc đối với quản trị viên ở mọi cấp quản trị, như thế đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý tại phòng tổ chức cán bộ – lao động tiền lương kỹ năng nhân sự càng cần thiết hơn bao giờ hết. Họ trước tiên phải được đào tạo về quản lý nhân sự, lao động tiền lương và các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực của Tổng Công ty.
Để giữ chân nguồn nhân lực quản lý, Tổng Công ty cần thực hiện những biện pháp sau:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý với Tổng Công ty: Đội ngũ cán bộ quản lý sẽ cảm thấy gắn bó với công ty nếu họ thấy mình có thể đóng góp giúp Tổng Công ty phát triển lên mức cao hơn. Vì vậy, Ban Lãnh đạo Tổng Công ty cần nói chuyện với các cán bộ quản lý về tầm quan trọng cũng như sự tương thích của họ trong kế hoạch chiến lược dài hạn của Tổng Công ty.
- Tạo ra những thách thức hấp dẫn: Cung cấp cho họ những thách thức hấp dẫn như một dự án trong lĩnh vực mới mà họ hứng thú hay thời hạn hoàn thành nhiệm vụ ngắn hơn.
- Ghi nhận và khen thưởng xứng đáng: Sự trung thành của các cán bộ quản lý không phải hoàn toàn được quyết định bởi tiền bạc. Đôi khi, họ cần một lời động viên, khen ngợi trước cả văn phòng/ công ty hơn là một phong bì tiền thưởng. Vì vậy, cần tìm những phương thức khen ngợi cũng như thúc đẩy để họ cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó với Tổng công ty.
- Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với đội ngũ cán bộ quản lý: quan hệ tích cực với nhân viên cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp chinh phục lòng tin và cam kết gắn bó lâu của họ. Vì vậy, ngoài công việc, Tổng Công ty nên quan tâm và chia sẻ với đội ngũ cán bộ quản lý của mình về những niềm vui, nỗi buồn trong đời thường.
- Kết nối đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý trong Tổng Công ty với mục tiêu của họ: điều này làm họ cảm thấy rằng mình sẽ đạt được mong ước khi gắn bó với môi trường này.
- Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý có được cơ hội phát triển nghề nghiệp, hoàn thiện năng lực cá nhân thông qua những thử thách mới trong công việc, cơ hội thăng tiến, cơ hội được tiếp cận với những lĩnh vực mới, kiến thức mới, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Chú trọng đến việc tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp phải được quan tâm ngay từ khi nguồn nhân lực quản lý bước chân vào làm việc tại Tổng Công ty, nuôi dưỡng trong quá trình làm việc sau này. Muốn tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, Tổng Công ty CP May 10 cần thực hiện các nội dung sau:
* Xây dựng chương trình định hướng cho đội ngũ cán bộ quản lý với ba mục tiêu chính sau đây:
- Việc tăng cường sự gắn bó của các cán bộ quản lý với Tổng Công ty phải được bắt đầu ngay từ khi lao động bước chân vào làm việc, cụ thể như sau:
Ban Lãnh đạo Tổng Công ty cần cam kết thực hiện những mục tiêu sau: + Xây dựng mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho mỗi cá nhân trong thời gian từ 1-3 năm;
+ Cung cấp những thông tin chi tiết về nguồn lực sẵn có, công cụ, phương pháp, tài liệu, kiến thức để đội ngũ cán bộ quản lý đạt được mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mình;
+ Coi quan hệ cố vấn, hỗ trợ nhân viên phát triển đồng thời phục vụ cho mục tiêu phát triển của Tổng Công ty là mô hình phát triển lâu dài.
Đảm bảo những lãnh đạo cấp cao, cấp trung, bộ phận quản lý trực tiếp và các đồng nghiệp cùng thống nhất quan điểm, thực hiện cam kết trên của Ban Lãnh đạo Tổng Công ty.
- Giúp cho các cán bộ quản lý mới nhanh chóng hòa nhập với văn hóa May 10, cụ thể như sau:
+ Giải thích cho các cán bộ quản lý mới về những giá trị, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của Tổng Công ty;
+ Để các cán bộ quản lý tham gia vào các cuộc thảo luận về giá trị, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của Tổng Công ty.
+ Tạo ra môi trường thuận lợi để CBQL cảm nhận được Tổng Công ty chính là gia đình và mình là một thành viên của gia đình đó.
- Quản lý kỳ vọng của các cán bộ quản lý, cụ thể như sau: + Tạo môi trường làm việc càng thực tế càng tốt;
+ Khuyến khích thảo luận, tranh luận, trao đổi về những kỳ vọng của cá nhân trong vòng 01 năm tới;
Căn cứ vào mục tiêu chung về chương trình định hướng giữ chân đội ngũ cán bộ quản lý nói trên, Tổng Công ty tiến hành triển khai xây dựng chương trình định hướng cụ thể đối với từng nhóm cán bộ quản lý mới của Tổng Công ty.
- Nuôi dưỡng cơ hội phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty thông qua các chương trình sau:
+ Luân chuyển trong công việc: việc luân chuyển cán bộ quản lý trong
công việc (trong phạm vi ngành cụ thể) giúp cho họ có cơ hội tiếp thu những kiến thức mới, tích lũy kinh nghiệm, được phát triển toàn diện hơn về nghề nghiệp, lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Ví dụ: một nhà quản lý tiền lương giỏi được luân chuyển sang làm việc tại vị trí quản lý tổ chức biên chế sẽ giúp cho họ có có được những kiến thức, kinh nghiệm đầy đủ hơn về quản trị nhân sự, trang bị kỹ năng, kinh nghiệm xử lý tình huống là nền tảng để phát triển trong tương lai. Luân chuyển trong công việc chính là một hình thức đào tạo trong công việc.
+ Đưa những nhiệm vụ mới, những thách thức mới trong công việc của đội ngũ cán bộ quản lý: Thông qua đó thúc đẩy đội ngũ cán bộ quản lý
muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì phải học tập, tự đào tạo, tìm hiểu những kiến thức, phương pháp mới cần thiết để thực hiện được những nhiệm
vụ đó, để có thể vượt qua những thách thức, chứng tỏ được năng lực bản thân. Mỗi lần vượt qua thách thức mới là một lần đúc rút được những kinh nghiệm, tích lũy thêm kỹ năng, vốn kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý đồng thời cũng thúc đẩy năng suất lao động tăng lên.
+ Hỗ trợ, thỏa mãn mong muốn phát triển nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý: thông qua việc cung cấp các thông tin, tài liệu mới, tiên tiến
để họ tự học tập. Phát huy vai trò của tự đào tạo, kiểm tra, giám sát hoạt động tự đào tạo thông qua các chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thu nhận được của cá nhân sau quá trình tự đào tạo. Ngoài ra, lựa chọn hình thức tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo những phương pháp mới, công nghệ mới phục vụ cho thực hiện công việc hiện tại và tương lai. Cử đi học tập, làm việc tại các Công ty có quy mô lớn hiện đại. Sau đó về vận dụng vào công việc thực tế tại đơn vị, tổ chức truyền đạt, hướng dẫn lại cho các thành viên khác. Ngoài việc học được những kiến thức mới, kỹ năng mới, cán bộ quản lý còn củng cố được khả năng thuyết trình của mình, cách quản lý quỹ thời gian trong thực hiện công việc, cách thức lập kế hoạch và triển khai thực hiện... Đó là những kỹ năng rất cần có ở người lãnh đạo trong tương lai;
+ Ngoài cơ hội phát triển nghề nghiệp thông qua việc hoàn thiện năng lực cá nhân, tích lũy thêm kỹ năng, kinh nghiệm về nghề nghiệp thì cơ hội phát triển nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý còn được thực hiện thông qua hoạt động quy hoạch nguồn cán bộ quản lý trong tương lai của Tổng Công ty.