Tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại Tổng Công ty cổ phần May 10 (Trang 102 - 105)

2.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP May10

3.3 Các giải pháp khác

3.3.1 Tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ quản lý

Môi trường làm việc là một trong số các tiêu chí mà người lao động đưa ra để so sánh nơi làm việc này với nơi làm việc khác, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự gắn bó của người lao động đối với tổ chức. Do vậy rất cần phải tạo dựng được một môi trường làm việc thân thiện cho mỗi người lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý.

Một môi trường làm việc thân thiện trước tiên phải là môi trường làm việc tự nhiên, tạo điều kiện cho sức sáng tạo của người lao động được thể hiện, phát huy.

Như vậy, để tạo dựng được môi trường làm việc trước tiên Tổng Công ty cần tạo cho các cán bộ quản lý có được cơ sở vật chất làm việc tốt nhất với việc thiết kế nơi làm việc và tổ chức lao động khoa học. Một môi trường làm việc có màu sắc, ánh sáng thích hợp, không gian kiến trúc hợp lý, công cụ dụng cụ thuận tiện cho quá trình thực hiện công việc là điều kiện lý tưởng để đội ngũ cán bộ quản lý phát huy sức sáng tạo của cá nhân.

Để làm được điều này, đi đôi với phát triển kinh doanh dịch vụ, phát triển hệ thống cần có kế hoạch cụ thể, quy hoạch nơi làm việc hợp lý, bố trí các bộ phận một cách khoa học.

Thứ hai, đó là phải tạo được môi trường làm việc cởi mở, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý: đó là môi trường làm việc mà trong đó mọi thành viên quan tâm đến nhau, đoàn kết, hòa đồng, hỗ trợ nhau hoàn thành công việc vì mục tiêu chung của cả tập thể. Để làm được như vậy thì cần:

- Tăng cường trao đổi thông tin giữa các cá nhân trong quá trình thực hiện công việc, giữa các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ với nhau.

- Bản thân mỗi cán bộ quản lý của Tổng Công ty cũng phải ý thức được vai trò của mình trong việc tạo dựng môi trường làm việc thân thiện: bởi nếu cả tập thể cố gắng mà có cá nhân không đồng lòng thì sẽ xảy ra những mâu thuẫn, xích mích nội bộ, tạo môi trường làm việc không tốt, ảnh hưởng đến tất cả các thành viên của bộ phận đó.

- Kích thích các hoạt động thi đua: Thi đua trong công việc bao giờ cũng mang lại kết quả công việc tốt cho Tổng Công ty. Nếu người quản lý trực tiếp quản trị tốt, nó sẽ phát huy tác dụng trong việc tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực làm việc cho mỗi cá nhân và ngược lại.

- Tăng cường các hoạt động tập thể, các buổi ngoại khóa, dã ngoại để giúp cho lao động được gần nhau hơn, tăng tính đoàn kết tập thể. Đồng thời giúp cho lao động và người quản lý hiểu nhau hơn, giải tỏa những căng thẳng trong công việc;

Thứ ba, phát huy vai trò của người quản lý trong việc tạo dựng môi trường làm việc thân thiện:

- Mối quan hệ giữa lao động và người quản lý trực tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sự gắn bó của nhân viên đó với Công ty. Khi mối quan hệ đó tốt, người lao động cảm thấy thoải mái trong môi trường làm việc, có điều kiện để phát huy năng lực cá nhân. Do vậy, người quản lý trực tiếp, ở đây chính là Ban Giám đốc (đối với các trưởng phòng ban chuyên môn, trưởng các đơn vị) hay người quản lý cấp trung – trưởng các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ đối với các nhân viên thuộc quyền quản lý, cần phải tạo dựng được mối quan hệ thân thiện với lao động, chủ động chia sẻ thông tin, quan điểm trong thực hiện công việc, trong xử lý tình huống, bình tĩnh xử lý khi có bất đồng về quan điểm xảy ra, tránh quan liêu, áp đặt suy nghĩ của mình lên nhân viên dưới quyền.

- Người quản lý phải giúp đỡ lao động trong quá trình hội nhập, thích nghi, đối với nhân viên để hiểu hơn những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện công việc. Đồng thời quản lý tốt kỳ vọng của nhân viên, tránh tình trạng để nhân viên đặt kỳ vọng quá cao, không gần với thực tế trong thực hiện công việc và phát triển sự nghiệp của bản thân khi làm việc tại Tổng Công ty;

- Người quản lý phải đưa ra các mục tiêu thực tế, các thách thức phù hợp với năng lực của từng lao động;

- Đưa ra được quy trình đánh giá hiệu quả làm việc thực tế, căn cứ để đánh giá, và trao đổi thẳng thắn kết quả đánh giá với người lao động được đánh giá;

- Cần giúp đỡ người lao động thiết kế và thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cá nhân;

- Người quản lý trực tiếp cần trở thành “tấm đệm” giữa lao động do mình quản lý và những nhà quản lý khác. Thể hiện trách nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp trong từng nội dung thực hiện công việc của lao động chất lượng cao do mình quản lý.

- Người quản lý cần tạo điều kiện để người lao động cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân;

- Quản lý tốt sự ra đi của lao động chất lượng cao, thường xuyên liên lạc, quan tâm, tại thời điểm thích hợp có thể mời lao động chất lượng cao đã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại Tổng Công ty cổ phần May 10 (Trang 102 - 105)