2.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP May10
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận
Tổng Công ty Cổ phần May 10 được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ các quy định hiện hành. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty được xây dựng theo cấu trúc trực tuyến - chức năng, các phòng ban, phân xưởng sẽ vừa chịu sự chỉ đạo của người lãnh đạo trược tiếp vừa chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của các bộ phận chức năng. Mô hình cơ cấu tổ chức này phù hợp với một công ty quy mô lớn và quản lý phức tạp như May 10.
* Ƣu điểm của mô hình tổ chức này:
- Phát huy được năng lực chuyên môn hóa của bộ phận chức năng, đồng thời vẫn đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến;
- Tạo được điều kiện cho các chuyên gia đóng góp vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp;
- Giải quyết cho các cấp quản lý điều hành khỏi công tác phân tích chi tiết từng khía cạnh;
- Tạo điều kiện đào tạo cho chuyên gia.
* Nhƣợc điểm:
- Dễ gây hỗn độn nếu như không có sự phân định rõ ràng về quyền hạn; - Hạn chế năng lực sử dụng nghiệp vụ của các chuyên viên;
- Dễ tạo ra xu hướng tập trung hóa đối với các nhà quản trị cao cấp; - Có thể xảy ra mâu thuẫn giữa lãnh đạo các tuyến với nhau do không thống nhất được quyền hạn và quan điểm.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty CP May 10 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty CP May 10
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – TCT CP May 10
2.1.3.1 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị làm nhiệm vụ đề ra các chiến lược phát triển chính của công ty, đề ra các quy định áp dụng làm việc trong Tổng Công ty. Các kỳ họp của hội đồng quản trị thường diễn ra theo lịch đã quy định, nhưng đôi khi có những cuộc họp đột xuất vì những lý do đặc biệt.
2.1.3.2 Ban Giám đốc
Cơ quan Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty, Bộ và
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH ( chi nhánh HP ) PHÒNG THỊ TRƢỜNG TRUNG TÂM KDTM (chi nhánh TPHCM & QN) PHÒNG NC TCSX PHÒNG TK THỜI TRANG PHÒNG TCHC PHÒNG QA PHÒNG CƠ ĐIỆN PHÒNG TC KẾ TOÁN TRƢỜNG CĐ NLB PHÒNG ĐẦU TƢ PHÒNG Y TẾ PHÒNG BẢO VỆ TRƢỜNG MẦM NON
Ghi chó: Quan hệ hµnh chÝnh Quan hệ gi¸m s¸t Quan hệ đầu tư vốn
CÁC P.TGĐ & GĐĐH TỔNG CÔNG TY MAY 10 XN VTII XN VTI XN5 XN VESTON HAI PHONG XN BỈM SƠN XN VỊ HOÀNG XN THÁI HÀ XN ĐÔNG HƢNG XN HƢNG HÀ XN DỊCH VỤ XN2 CTY TNHH MAY PHÙ ĐỔNG CÁC CÔNG TY CON ( >50% VĐL)
CTY CP THIỆU ĐÔ
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
(<50% VĐL)
CÔNG TY TNHH GMI
CÔNG TY TNHH HNP
C.TY CP ĐÔNG BÌNH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY MAY 10
- CÔNG TY CỔ PHẦN
XN HÀ QUẢNG TRUNG TÂM CHUỖI
SIÊU THỊ M10 Mart PHÒNG kỹ thuật
CÁC CÔNG VỆ TINH
CÔNG TY MAY THIÊN NAM
quyền hạn cao nhất trong Tổng Công ty, bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc cùng các Giám đốc điều hành.
- Tổng Giám đốc: có quyền quyết định điều hành hoạt động của công ty theo kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết Đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc: là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm về quản lý nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty luôn đúng tiến độ và đạt được các yêu cầu đặt ra.
- Giám đốc điều hành: là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, được ủy quyền thay mặt Tổng Giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng Giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc về các quyết định của mình.
- Phó giám đốc điều hành nội chính: Có chức năng tham mưu, trợ lý cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty về việc sắp xếp công việc trong Tổng Công ty.
- Phó giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề lập kế hoạch và báo cáo tình hình hoạt động của Tổng Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Cũng như hai phó giám đốc trên, phó giám đốc kỹ thuật cũng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc nghiên cứu các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
2.1.3.3 Các phòng ban của Tổng Công ty
* Ban kiểm soát
Có chức năng giám sát tất cả các hoạt động của Tổng Công ty như kiểm tra chất lượng đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra…đảm bảo tiến độ sản xuất trong Tổng Công ty.
* Phòng kế toán tài chính
- Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tài chính-kế toán tiến hành giải quyết các vấn đề tài chính của công ty và thu nhập của nhân viên, giải quyết các quan hệ nợ có với khách hàng.
- Đặc biệt là ban hành các quy chế tài chính, đề xuất các biện pháp để đảm bảo Tổng Công ty hoạt động có hiệu quả cao nhất và một nhiệm vụ quan trọng nữa là lập các báo cáo tài chính cung cấp số liệu cho ban quản trị để quản lý Tổng Công ty.
- Giúp Tổng Công ty nhằm sử dụng hợp lý nguồn vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hạch toán kế toán, chế độ báo cáo và nhật ký chứng từ theo hệ thống tài khoản do Nhà nước quy định thống nhất từ Tổng Công ty đến các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty.
* Phòng tổ chức hành chính
Đây là bộ phận phụ trách hoạt động quản trị nhân lực tại Tổng Công ty đồng thời kiêm nhiệm các nhiệm vụ hành chính.
Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức quản lý và giải quyết các công việc, các chế độ chính sách với người lao động cũng như gia đình chính sách và trực tiếp giải quyết các vấn đề tổ chức, nhân sự, lao động, tiền lương, các vấn đề đối nội khác như bảo vệ, phương tiện đi lại, phục vụ…Bảo đảm an toàn lao động, giải quyết các chế độ phúc lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, còn có nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận khác tiến hành tuyển dụng, đào tạo.
- Thực hiện quản lý hồ sơ của người lao động, quản lý các văn bản liên quan đến người lao động và chịu trách nhiệm trước chữ ký, việc đóng dấu của mình.
- Ngoài ra, phòng này còn có chức năng xây dựng các kế hoạch thi tuyển dụng, nâng bậc lương cho công nhân viên và một số công việc như tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh cho người lao động trong Tổng Công ty….
* Phòng kế hoạch
Là bộ phận tham mưu của Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch và XNK, công tác cung ứng vật tư sản xuất, tổ chức kinh doanh thương mại, tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế, soạn thảo các thanh toán các hợp đồng, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự ủy quyền của Tổng Giám đốc, thanh toán các hợp đồng đúng hạn. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất cho các đơn vị của công ty theo mục tiêu đã đề ra, tìm ra giá cả hợp lý cho các mặt hàng để đàm phán với đối tác, đồng thời tổ chức công tác, quản lý công tác xuất nhập khẩu.
* Phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ trong từng phân xưởng. Tiến hành tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất hoạt động sản xuất trong các phân xưởng.
- Chuẩn bị các điều kiện về máy móc thiết bị công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật cho các mã hàng sẽ đưa vào sản xuất theo tiến độ kế hoạch tại các đơn vị. Chịu trách nhiệm về chỉ đạo kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, cụ thể là giám sát hoạt động của công nhân kỹ thuật và các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất, an toàn lao động, nghiên cứu và bảo dưỡng máy móc thiết bị, đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân kỹ thuật.
* Phòng QA
Nhiệm vụ chính của phòng là nghiên cứu, xây dựng và kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng và các hoạt động đánh giá của khách hàng trong toàn Tổng Công ty.
Phòng có nhiệm vụ như: quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ, thiết bị phụ trợ, cung cấp, năng lượng, lắp đặt các hệ thống điện, nước hơi, khí nén, sản xuất trang thiết bị lắp đặt phụ trợ…
* Phòng Đầu tƣ phát triển
Nhiệm vụ chính của Phòng là quản lý các dự án, các công trình xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sản xuất, lắp đặt trang thiết bị phụ trợ, sửa chữa các công trình xây dựng của Tổng Công ty.
* Phòng Nghiên cứu tổ chức sản xuất
Nhiệm vụ chính của Phòng là nghiên cứu, cải tiến: mô hình tổ chức sản xuất, mặt bằng sản xuất, kiểm tra, giám sát và duy trì việc thực hiện của các đơn vị khi áp dụng các mô hình tổ chức sản xuất mới và xây dựng các biện pháp cải tiến cho các đơn vị trong toàn Tổng Công ty.
* Phòng Thị trƣờng
Nhiệm vụ của Phòng là nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển thương hiệu May 10.
* Phòng Thiết kế thời trang
Công việc chính là nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang của Tổng Công ty.
* Phòng Y tế - môi trƣờng lao động
Nhiệm vụ của Phòng này là nghiên cứu, quản lý việc khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe, vệ sinh phòng dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty.
* Phòng Bảo vệ quân sự
Chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ tài sản, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, công tác quân sự địa phương.
* Trƣờng mầm non
Nhiệm vụ của trường là nuôi dạy và chăm sóc cho các cháu là con em của các cán bộ nhân viên trong Tổng Công ty theo đúng chất lượng của Bộ Giáo dục và đào tạo và quy định của Tổng Công ty.
*Trƣờng Cao đẳng nghề Long Biên
Nhiệm vụ của trường là nghiên cứu khoa học, tổ chức và trực tiếp đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ nhân viên trong Tổng Công ty và nhu cầu của xã hội.
2.1.3.4. Các xưởng may thành viên
Đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm của Tổng công ty. Các xưởng may này thực hiện các nghiệp vụ như nhập nguyên phụ liệu, tổ chức cắt may, là, gấp, đóng gói, nhận thành phẩm vào kho. Tổng Công ty cổ phần May 10 hiện nay có tất cả 11 xí nghiệp thành viên (5 xí nghiệp Hà Nội và 6 xí nghiệp địa phương), 2 công ty con và 3 phân xưởng phụ trợ. Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là:
- Xí nghiệp 1, 2, 5 chuyên sản xuất áo sơ mi
- Xí nghiệp veston 1, veston 2 chuyên sản xuất complê
- Các xí nghiệp địa phương khác chủ yếu sản xuất áo sơ mi và quần âu Hai công ty con của May 10 đặt tại Thanh Hoá và Quảng Bình. Việc hạch toán kinh doanh của hai công ty này được tiến hành một cách độc lập với công ty mẹ.
Công ty có ba phân xưởng phụ trợ là: phân xưởng thêu, in, giặt; phân xưởng cơ điện và phân xưởng bao bì.
2.1.4 Các sản phẩm và thị trường chủ yếu của Tổng Công ty
Qua điều tra thực tế thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Sản phẩm và thị trƣờng
STT Mặt hàng của công ty Thị trƣờng tiêu thụ
1. Sơ mi nam nữ Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…
2. Bộ trang phục tuổi teen Mỹ, Canada, EU…
3. Veston nam Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Libi… 4. VáyMM teen Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… 5. Váycleopatre Thái Lan, Hàn Quốc, EU…
6. Quần nam Lào, Canada, EU, Czeck…
7. Quần nữ Canada, Hàn Quốc, Hồng Kông…
8. Veston nữ Mỹ, EU, Đức, Pháp, Singapore….
9. Jacket Hungary, Anh, Đức, Mehico…
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính –TCT CP May 10
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty rất rộng lớn, chiếm một thị phần lớn và ngày càng mở rộng phạm vi cạnh tranh trên toàn cầu.