Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 47 - 52)

Từ nhận thức, nguyên nhân cụ thể về đói nghèo của từng hộ, từ đó có những biện pháp cụ thể về giảm nghèo cho từng hộ trên địa bàn Phường. Trên cơ sở phân loại hộ nghèo và áp dụng các giải pháp giảm nghèo phải được triển khai làm thí điểm, xây dựng mô hình để rút ra bài học, cách làm để nhân rộng. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả, phường đã nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo cho từng hộ nghèo.

Qua việc nghiên cứu nghèo đói ở phường 6, quận Tân Bình cho thấy, nghèo đói vừa có điểm chung, vừa có tính đặc thù riêng của từng địa bàn cụ thể. Do vậy, trong chỉ đạo phải sâu sát, vận dụng cơ chế chính sách vào điều kiện cụ thể một cách năng động, sáng tạo. Từ nhận thức đó, phường đều có chỉ đạo điểm hoặc xây dựng các mô hình điểm về giảm nghèo.

Phường 6, quận Tân Bình đã xây dựng được mô hình tốt về giảm nghèo, là Phường có đời sống nhân dân rất khó khăn. Đến năm 2014 vẫn còn 43% số hộ trong xã thuộc diện hộ nghèo. Trước hết, phường tập trung đầu tư nâng cấp những cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất tạo môi trường thuận lợi cho các hộ nghèo có cơ hội để giảm nghèo. Xây dựng trạm biến thế điện 500KVA, nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ lợi, làm đường trục chính,... Đồng thời, các cấp chính quyền và đoàn thể quần chúng đi sâu nắm rõ hoàn cảnh cụ thể từng hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ tích cực. Hình thành tổ chức chỉ đạo giảm nghèo trên cơ sở lồng ghép các chương trình đầu tư và kết hợp sức mạnh của cả cộng đồng… Nhờ đó, chỉ trong 3 năm (2014 - 2016) lương thực bình quân đầu người từ 408 kg lên 477 kg, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43% xuống còn 22,2%, số hộ khá, hộ giàu từ 129 hộ tăng lên 242 hộ.

1.3.2. Kinh nghiệm của phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Phường Hòa Quý là một phường thuộc quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (thành phố trực thuộc Trung ương), sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Công nghiệp - TTCN và thương mại - dịch vụ còn sơ khai, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân nhìn chung còn thấp. Các

lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội phát triển thấp, trật tự an toàn xã hội còn những bất cập.

Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Phường và sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, Phường Hòa Quý từng bước khẳng định được vị trí và nỗ lực của địa phương, tạo thế và lực mới cho những năm tiếp theo với những thành tựu nổi bật, đặc biệt là trong hoạt động giảm nghèo. Để có được kết quả đó, các cấp, ngành ở Phường Hòa Quý đã tích cực thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo sau:

Một trong những giải pháp thực hiện, có thể coi là kinh nghiệm thực hiện thành công chương trình giảm nghèo của Phường Hòa Quý là phường đã không ngừng tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo, làm cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung các chính sách, nhất là đối với những người nghèo, coi đó là nhiệm vụ của chính mình để chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của UBND và phối hợp tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội trong hoạt động giảm nghèo. Mở lớp tập huấn cho các đối tượng là hộ nghèo nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường. Qua tập huấn đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trình độ thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Việc hỗ trợ sản xuất đã tập trung vào một số mô hình đã đem lại hiệu quả cao như mô hình cải tạo chất lượng đàn gia súc, gia cầm, hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ đầu tư máy móc nông nghiệp làm giảm cường độ lao động, tăng hiệu suất trong sản xuất. Ngoài ra, bằng các nguồn vốn cũng đã hỗ trợ vào việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất ở các vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao

Bên cạnh các dự án hỗ trợ cho phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, phường còn có chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh

hoạt. Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, dự án đào tạo cán bộ làm hoạt động XĐGN và các hỗ trợ khác đã trở thành nguồn động viên, trợ giúp to lớn đối với nhân dân. Điều đó, đã tạo được những bước chuyển biến đáng kể, tích cực trong hoạt động giảm nghèo.

Thực hiện tốt các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; gắn phát triển kinh tế với giảm nghèo bền vững và tạo việc làm cho người nghèo.

Từ cách làm này, ý chí giảm nghèo liên tục được hun đúc, thôi thúc, bồi đắp ở tất cả người dân trên địa bàn phường, đặc biệt là các hộ nghèo. Thực tế đã cho thấy, Đảng ủy Phường Hòa Quý đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo, đã tạo ra được bước chuyển biến mạnh mẽ, nhất là ở những địa phương khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao.

1.4. Bài học cho địa phương phường Phú Đô

Qua phân tích một số kinh nghiệm nói trên, có thể rút ra cho phường Phú Đô những bài học sau:

Thứ nhất, tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ để xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn của những vùng có hộ nghèo khác nhau. Từ đó có kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ nghèo nguyên nhân nghèo khác nhau.

Thứ hai, giảm nghèo phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của phường. Chính quyền địa phương, ngoài nhiệm vụ đầu tư phát triển chung, còn có trách nhiệm tích cực hỗ trợ đầu tư giảm hộ nghèo. Điều này đòi hỏi phải đề ra cơ chế, chính sách giảm nghèo một cách rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng đối tượng nghèo.

Thứ ba, coi trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các hộ nghèo về sự cần thiết phải giảm nghèo. Để thực hiện công cuộc giảm nghèo ở phường Phú Đô có hiệu quả phải huy động được tất cả các cấp,

các ngành, toàn xã hội tham gia, không ai là người ngoài cuộc, trong đó, ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định.

Thứ tư, phải thấy rõ vấn đề giảm nghèo là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài của cấp ủy, chính quyền phường Phú Đô. Nó liên quan đến nhiều mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội, liên quan đến hoạt động các ngành và các cấp.

Thứ năm, làm tốt hoạt động tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo là một trong những yếu tố thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, luận văn đã tập trung khái quát những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về đói nghèo, đặc điểm đói nghèo ở Việt Nam, về tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN qua đó luận văn đã xây dựng khung lý thuyết về quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN gồm 4 bước. Quy trình này sẽ là khung lý thuyết để tác giả thực hiện phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại Phường Phú Đô trong thời gian qua. Trong chương này luận văn cũng đã nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm của một số phường ven đô có những đặc điểm tương đồng với Phú Đô nhưng đã có những thành công về XĐGN đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho phường Phú Đô.

Kết quả nghiên cứu của chương 1 sẽ là cơ sở, nền tảng và điều kiện quan trọng để nghiên cứu, phân tích về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô ở chương 2.

Chương 2:

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

Ở PHƯỜNG PHÚ ĐÔ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 47 - 52)