Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 44 - 47)

1.2. Thực thi chính sách giảm nghèo

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN có nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình này. Trong số những yếu tố đó có cả những yếu tố thuộc về nhà nước, yếu tố thuộc về chính các đối tượng của chính sách và những yếu tố kinh tế xã hội khác, bao gồm:

B1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện

B2. Vận động, tuyên truyền về chính sách

B3. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp

thực hiện

B4. Huy động nguồn lực để thực hiện B5. Kiểm tra, đánh giá

quá trình thực hiện

THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.2.4.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể thực hiện chính sách

Thứ nhất, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách XĐGN. Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách XĐGN là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách…

Thứ hai, công tác vận động tuyên truyền về chính sách. Công tác tuyên truyền về chính sách XĐGN nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và cho các đối tượng của chính sách để họ chủ động, tự giác tham gia vào quá trình chính sách của nhà nước khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của nhà nước trong một bộ phận người nghèo và cán bộ, công chức ở vùng nghèo.

Thứ ba, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách của nhà nước. Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN đạt được kết quả và hiệu quả trong điều kiện hiện nay, nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất để phục vụ cho việc triển khai thực hiện chính sách. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ quá trình thực hiện chính sách của nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Việc quyết định đầu tư đến đâu, theo cách nào là do nhà nước chủ động lựa chọn trên cơ sở năng lực hiện có của cán bộ, công chức thực hiện chính sách. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện chính sách luôn được tăng cường.

Thứ nhất, nguồn lực của đối tượng chính sách. Để tham gia vào quá trình thực hiện chính sách XĐGN, nguồn lực là một yếu tố không thể thiếu đối với cả nhà nước và các đối tượng của chính sách khi tham gia vào quá trình thực hiện chính sách. Người nghèo luôn được đánh giá là thiếu và yếu về nguồn lực nhất là nguồn lực vật chất, tài chính.

Thứ hai, trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động. Những người nghèo phần lớn có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó.

1.2.4.3. Những yếu tố khác

Thứ nhất, yếu tố nhân khẩu học. Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao, đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói với sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế.

Thứ hai, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên là rào cản rất lớn trong quá trình thực hiện các chính sách của nhà nước trong đó có chính sách XĐGN đặc biệt là ở những nơi có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khắc nhiệt, không thuận lợi cho các hoạt động KT-XH. Thực tế cho thấy những nơi có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên thuận lợi thì tỷ lệ đói nghèo thấp, những nơi có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khắc nhiệt thì tỷ lệ nghèo đói ở những nơi đó càng cao.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng cho phát triển. CSHT là một trong những điều kiện để phát triển KT-XH ở cả thành thị, nông thôn và miền núí. Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thường dễ bị cô lập, không thể hoặc khó tiếp cận thị trường và các vùng kinh tế phát triển như; thiếu và không có đường giao thông, chất lượng đường giao thông kém, xa chợ hoặc không có chợ...

Thứ tư, thiên tai và các rủi ro. Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe...). Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo khu vực miền núi, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.

Thứ năm, phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt của người dân. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN.

Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN, chính quyền phường Phú Đô cần phải nhận diện được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này nhất là các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện, để tìm ra cơ chế, giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ hậu quả của những tác động tiêu cực, làm cho quá trình thực hiện chính sách XĐGN mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn của nhà nước và của các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu phát triển KT- XH và XĐGN của địa phương trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 44 - 47)