2.1. Khái quát chung về kinh tế xã hội phường Phú Đô
2.1.4. Tác động của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đến thực thi chính sách
chính sách giảm nghèo
2.1.4.1. Những kết quả đạt được
Nền kinh tế phường Phú Đô có tốc độ tăng trưởng khá sau gần 5 năm thành lập, giá trị sản xuất năm 2016 tăng sao với năm 2005: 13,2%. Thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất 23,6% tiếp theo đó là ngành công nghiệp - xây dựng 16,43%/năm, ngành trồng trọt chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (5,83%/năm tính bình quân cả 3 năm).
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thương mại dịch vụ tăng 17,3%, công nghiệp xây dựng tăng 12,1%, trong từng ngành đã có chuyển dịch cơ cấu, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao hiệu quả. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động xã hội.
Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng nhanh. Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch tích cực, tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội.
Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học công nghệ có bước tiến bộ. Đổi mới giáo dục cùng với việc củng cố kết quả phổ cập giáo
dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng, cơ sở vật chất các trường trung học đã được cải thiện.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả quan trọng, từng bước kết hợp hài hoà hơn cho phát triển kinh tế. Hoạt động văn hoá, thông tin phát triển khá đa dạng, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức góp phần cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. Thể dục thể tao có bước phát triển.
Lĩnh vực lao động và việc làm đã được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng; mạng lưới y tế được củng cố và nâng cao, hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh, công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả. Hoạt động chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đúng quy định.
Công tác xoá đói giảm nghèo đạt được thành tựu đáng kể, chương trình xoá đói giảm nghèo đã được triển khai thực hiện tốt. Người nghèo đã từng bước được tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cơ sở hạ tầng ở vùng nghèo, xã nghèo được quan tâm, đầu tư. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần.
Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. tăng cường công tác quản lý nhà nước, thực hiện cải cách hành chiến có tiến bộ nhất định về thể chế, bộ máy và cán bộ. Đã bước đầu xử lý kiên quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng đối với các cán bộ vi phạm. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác phòng chống tội phạm đạt được những kết quả nhất định.
2.1.4.2. Khó khăn
Tuy đạt được những thành tựu trên nhưng quá trình phát triển - xã hội của phường Phú Đô thời gian qua cũng còn bộc lộ một số nhược điểm và yếu tố khó khăn cần khắc phục, cụ thể là:
Năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều và chưa phát huy thế mạnh của từng ngành, từng sản phẩm. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chưa có sự chuyển biến rõ nét. Sự phát triển của các thành phần kinh tế chưa đồng đều, kinh tế tập thể phát triển chậm. nền kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững.
Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, sản xuất hàng hoá chua phát triển, tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ còn chậm. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn triển khai còn lúng túng, thiếu tính bền vững, chưa có bước đột phá trong phát triển nông - lâm nghiệp. Tình trạng di cư tự do chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.
Mức tăng trưởng công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng với lợi thế của huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chưa có dự án quy mô lớn đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa bàn. Công nghiệp địa phương quy mô còn bé, công nghiệp lạc hậu, thiếu vốn hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh còn hạn chế, công nghiệp khai khoáng chưa có.
Công tác xúc tiến đầu tư chưa được các cấp các ngành quan tâm nên thu hút vốn đầu tư cho phát triển còn yếu. Nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm vẫn do trung ương cấp, việc khơi dậy nguồn tiềm lực, việc khơi dậy nguồn lực tư địa phương còn hạn chế. Việc bố trí vốn đầu tư xây dựng còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm dẫn tới tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn, và chậm được khắc phục.
Trong thương mại - du lịch, việc gắn kết giữa các đơn vị kinh doanh với sản xuất để tiêu thụ hàng hoá còn yếu. Việc triển khai xây dựng, cải tạo các trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn còn chậm. Sản phẩm qua chế
biến còn chiếm tỷ lệ thấp, du lịch chưa phát triển, đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch, thương mại còn thấp.
Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách của phường Phú Đô mới chỉ đạt 3,2%, còn thấp so với các phường khác của Quận và Thủ đô. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch nhưng nguồn thu chưa vững chắc, các khoản thu đạt cao hầu hết đều từ nguồn đất đai, các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ trọng chưa cao.
Cơ chế, chính sách về văn hoá - xã hội chậm được cụ thể hoá, nhiều vấn đề bức xúc chậm được giải quyết.
Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu trong thời kỳ mới. Đội ngũ cán bộ y tế và cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của cộng đồng. Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao còn hạn chế. Việc triển khai thực hiện nếp sống mới ở khu dân cư còn chưa được triệt để.
2.1.4.3. Nguyên nhân tồn tại
Thứ nhất, quan điểm nhận thức trong việc triển khai thực hiện phát triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Phú Đô đôi lúc còn khác nhau, các Thông tư hướng dẫn của các cấp Bộ, ngành Trung ương và các văn bản hướng dẫn triển khai của tỉnh về thực hiện một số chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia chưa thống nhất. Công tác triển khai chính sách, các chương trình, dự án đến cơ sở thường chậm, làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Thứ hai, là vùng ven đô, vị trí địa lý xa trung tâm kinh tế của quận, thủ đô, hạ tầng xã hội thấp kém chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, khó có cơ hội tiếp cận và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay, mặt khác sự tác động của các
yếu tố thị trường như giá cả các mặt hàng tăng cao, tình hình dịch bệnh, thiên tai… đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ ba, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và bộ máy hành chính, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội ở một số ngành còn lúng túng, chồng chéo. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chủ trưởng, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của đảng, nhà nước thiếu chặt chẽ. Chế độ trách nhiệm của các ngành, các cấp và người đứng đầu chưa được đề cao. Việc phân cấp giao quyền chưa thực sự rõ ràng đã gây trở ngại cho việc thực hiện những vấn đề cụ thể.
Thứ tư, các cấp chính quyền còn thiếu tính chủ động trong tổ chức chỉ đạo và điều hành thực hiện. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp ở địa phương chưa được chặt chẽ, thiếu đồng bộ. các giải pháp điều hành, kỹ thuật triển khai chưa kịp thời, còn nhiều hạn chế.