Thực hiện các biện pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 103 - 104)

Chương 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

3.2. Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô, Quận Nam

3.2.4. Thực hiện các biện pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực

Trong bối cảnh và xu hướng phát triển KT-XH việc thực hiện chính sách XĐGN sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là trong khâu huy động vốn để tổ chức triển khai thực hiện. Nếu chính sách XĐGN chỉ trông chờ vào nguồn vốn từ NSNN như các giai đoạn vừa qua thì không thể đạt được hiệu quả xóa đói giảm nghèo như mong đợi. Điều đó có nghĩa là vai trò của chính sách XĐGN với phát triển KT-XH sẽ bị mờ nhạt. Trong các nguyên nhân hạn chế kết quả thực hiện chính sách XĐGN, nguyên nhân thiếu vốn là rất phổ biến. Câu nói “lực bất tòng tâm” đã được nhiều cấp chính quyền và người dân nhắc đến trong suốt thời kỳ thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo vừa qua. Nguồn lực vốn dành cho xóa đói giảm nghèo hạn chế nên ở phường Phú Đô, càng khó khăn hơn. Bởi Phường Phú Đô thu NSNN còn thấp, mọi chi tiêu phụ thuộc vào nguồn vốn bao cấp của Ngân sách Trung ương do đó nguồn vốn cho XĐGN ở phường Phú Đô cũng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn ngân sách trung ương. Nguồn vốn XĐGN của quốc gia khó khăn sẽ là ảnh hưởng rất lớn đến XĐGN ở phường Phú Đô. Do đó để huy động nguồn lực vốn cho công tác XĐGN trong những năm tiếp theo, phường Phú Đô cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, để đầu tư vừa tiết kiệm vừa phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn, phải thực hiện ngay việc quy hoạch lại dân cư trước khi thực hiện phân bổ vốn cho thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.

Thứ hai, thực hiện xã hội hóa và quy định trách nhiệm cộng đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Để các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp cùng gánh vác trách nhiệm với NSNN thì cần phải đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác xóa đói giảm nghèo. Coi đây là trách nhiệm chung của cả xã hội và của cả cộng đồng vì sự phát triển KT-XH của quốc gia. Ngoài việc huy động các nguồn vốn đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tập thể tổ chức, doanh

nghiệp, các địa phương khi ký cam kết đầu tư, thành lập doanh nghiệp cần có những quy định, điều khoản cụ thể về trách nhiệm đối với cộng đồng của các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức cá nhân…trong toàn xã hội bằng cách hình thành “Quỹ xóa đói giảm nghèo” để tạo nguồn vốn. Tạo ra cơ chế liên kết giữa người nghèo với doanh nghiệp.

Thứ ba, đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện chính sách. Để thực hiện được chính sách cần phải có nguồn vốn tuy nhiên thời gian qua cơ bản nguồn vốn này do Nhà nước cấp nên việc thực hiện chính sách bị động. Bởi vậy việc cần làm đầu tiên trong quá trình thực hiện chính sách là cần đảm bảo huy động đủ nguồn lực khi đó mới có thể tính đến giải quyết các vấn đề khác.

Huy động tiền tiết kiệm được thực hiện dưới hai hình thức tiết kiệm tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc. Đối với huy động tiết kiệm theo hình thức tự nguyện, người vay đóng tiết kiệm hàng tháng hoặc quí với số tiền nhất định. Điều chắc chắn là số tiền huy động từ một người nghèo theo thời gian nhất định sẽ không nhiều, nhưng nó có tác dụng khuyến khích người vay với dư nợ tiền vay lớn có thể tiết kiệm nhiều hơn.

Thứ tư, thực hiện đa dạng hóa các phương thức, hình thức hỗ trợ vốn. Giải ngân vốn vay hỗ trợ giảm nghèo phải kịp thời, đặc biệt với các hộ vay vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, phục vụ có hiệu quả cho các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và đời sống của các hộ nghèo. Phương thức cấp vốn có thể bằng tiền, hoặc mua hiện vật chuyển thẳng cho các các hộ nghèo theo đơn giá tại địa phương được thỏa thuận với hộ nghèo, hoặc chuyển trả cho người cung ứng. Với phương thức này sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 103 - 104)