Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 104 - 126)

Chương 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

3.2. Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô, Quận Nam

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Đây là một công việc vô cùng quan trọng vì nó sẽ cho biết chính sách được triển khai đến đúng đối tượng hay không. Đặc biệt, việc đánh giá chính

sách giúp cho chúng ta phát hiện ra những điểm bất hợp lý của chính sách từ đó có quyết định chỉnh sửa kịp thời. Do đó ngay từ khi thiết kế chính sách cần xây dựng một hệ thống các chỉ số đo lường. Bên cạnh đó, để hoạt động giám sát thực sự có chất lượng cần tăng cường chức năng phản biện của xã hội. Tăng cường kiểm tra, đánh giá của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo.

Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá quản lý theo muc tiêu chính sách. Để đánh giá được kết quả thực hiện chính sách một cách toàn diện cần thiết phải lượng hóa mục tiêu của chính sách bằng các chỉ số lượng hóa để từ đó làm căn cứu cho việc đánh giá kết quả cũng như hiệu quả của chính sách..

Để kết quả kiểm tra, đánh giá được khách quan, các địa phương cần thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, công khai các Chương trình, Dự án, nhất là nguồn lực tài chính để thực hiện chính sách. Việc công khai sẽ giúp cho các cơ quan thực hiện quyền kiểm tra, giám sát dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin làm nền tảng cho việc đưa ra các kết luận kiểm tra, giám sát. Đồng thời việc công khai, minh bạch cần phải gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện, đây là tiền đề để xác định quyền hạn cũng như trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào quá trình thực hiện.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện kiểm tra giám sát, nhất thiết phải có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể ở địa phương đặc biệt là sự tham gia của đại diện người dân như: già làng, trưởng bản hoặc đại diện người nghèo, hộ nghèo. Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, và của chính các đối tượng chính sách trong hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chinh sách xóa đói giảm nghèo sẽ làm cho hoạt động này trở lên minh bạch hơn, tránh bao biện hoặc hạn chế những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình kiểm tra, giám sát.

Như vậy, có theo dõi đánh giá thường xuyên mới rút được kinh nghiệm và tìm ra các mô hình tốt nhất. Đánh giá giúp gắn trách nhiệm của các chủ thể trong thực hiện chính sách với kết quả, hiệu quả đạt được. Ngoài ra, còn tăng cường sự giám sát cộng đồng, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở phường Phú Đô.

Tiểu kết chương 3

Chính sách XĐGN được xây dựng và tổ chức thực hiện phải dựa trên nền tảng và bám sát các quan điểm, yêu cầu của Đảng và Nhà nước, đặc biệt quan điểm chủ đạo trong Nghị Quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Do vậy, luận văn đã đưa ra các quan điểm, yêu cầu về thực hiện chính sách XĐGN tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo tại Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo. Hệ thống các giải pháp được tác giả nghiên cứu, xây dựng thành hệ thống giải pháp cụ thể áp dụng cho các bước trong quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo (4 giải pháp lớn). Đây là những giải pháp được xây dựng dựa trên trình tự các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN đã được tác giả luận văn xây dựng ở chương 2. Những giải pháp này nhằm tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, một mặt nó phù hợp với các bước trong quá trình tổ chức thực hiện mặt khác lại phù hợp với tính đặc thù về điều kiện thực tiễn của vùng trên cơ sở hướng đến kết quả đầu ra của quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo tại phường Phú Đô.

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô tại Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội được tổ chức thực hiện phải dựa trên nền tảng và bám sát các quan điểm, yêu cầu của Đảng và Nhà nước, đặc biệt quan điểm chủ đạo trong Nghị Quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 đến năm 2020. Luận văn đã định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tại phường Phú Đô trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô - Nghiên cứu trường hợp Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” có thể kết luận:

Thứ nhất, trên cơ sở lý luận dựa trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô, kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo ở một số quốc gia trên thế giới và một số phường ven đô có điều kiện tương đồng phường Phú Đô, căn cứ vào thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô phường Phú Đô trong thời gian qua, gắn với những điều kiện đặc thù, tác giả cho rằng việc đổi mới công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô phường Phú Đô trong thời gian tới là cần thiết nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả quản lý góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao trách nhiệm giải trình trong thực hiện chính sách XĐGN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng nguồn lực của nhà nước, nhà tài trợ và xã hội cho XĐGN. Để tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô phường Phú Đô được thực hiện tốt thì công tác này cần phải được tổ chức thực hiện dựa trên những quan điểm và yêu cầu về nội dung thực thi chính sách giảm nghèo Phường Phú Đô, nơi hiện đang được coi là

vùng ven đô có những điều kiện phát triển KT-XH còn khó khăn hơn so với các vùng đô thị khác trên cả nước.

Thứ hai, kết quả thực hiện chính sách XĐGN ở phường Phú Đô trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên so với những tiềm năng trong phát triển KT-XH của phường, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác XĐGN đối với phường Phú Đô thì kết quả trên vẫn chưa thực sự đạt được mong đợi của nhà nước và của người nghèo, điều này ảnh hưởng chung đến chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với giảm nghèo bền vững ở phường Phú Đô với những quan điểm, yêu cầu trong thực hiện chính sách giảm nghèo, luận văn đã xây dựng hệ thống các giải pháp phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan của phường nhằm giúp cho quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô đạt được kết quả cao hơn, bền vững hơn đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô phường Phú Đô cho những năm tiếp theo. Những giải pháp này bám sát với kết quả nghiên cứu cụ thể, nhằm tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất đối với công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo tại phường Phú Đô.

Với đặc thù là phường ven đô thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, để giảm nghèo bền vững, đòi hỏi cần phải có sự chung tay tích cực và có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị trong đó có sự chủ động tích cực tham gia của chính người nghèo vào quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2006), Báo cáo chuyến tham dự diễn đàn giảm nghèo và nghiên cứu học tập kinh nghiệm giảm nghèo của Trung Quốc từ ngày 17-22/10/2006Báo cáo khảo sát thực địa của đoàn đại biểu các quan chức cao cấp từ Bộ Lao động - Thương binh xã hội Việt Nam và các tổ chức công cộng tại cộng hòa Ấn Độ từ ngày 08 đến 20 tháng 10 năm 2006, Hà Nội.

2. Bộ Lao động TB&XH và chương trình hợp tác Việt - Đức về XĐGN (2003), Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Quảng Trị,

Hà Nội.

3. Hoàng Chí Bảo (2009), Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Văn Bình (2009), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vữngvùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội

5. Chính phủ (2014), Báo cáo số 127/BC-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014, về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005- 2012. Hà Nội.

6. Chính Phủ (2008), NQ 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008, Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, Hà Nội.

7. Đàm Viết Cường (2005), Tác động của Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo đối với hộ gia đình tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. Hà Nội. 8. Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (2009), Rà soát tổng quan các

chương trình dự án giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội.

nghèo đối với hộ gia đình tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, Hà Nội. 10. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ, Giai đoạn 1935-

2001, NXB Thống Kê.

11. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hoa (2015), Hoàn thiện các chính sách giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính

sách công, NXB Khoa học và kĩ thuật.

14. Nguyễn Thị Hoa (2014), Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

15. Đặng Vũ Liêm (1999), Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi, cải thiện đời sống nhân dân, Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 2/1999.

16. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và qui trình chính sách, NXB Đại học quốc gia TP. HCM.

17. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý xã hội trong tiến trình đổi mới, Đề tài cấp nhà nước KX.02.22/06-10, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 18. Phạm Xuân Nam và Peter Boothroyd (2003), Về đánh giá chính sách và

hoạch định chính sách giảm nghèo, Kỷ yếu hội thảo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Báo cáo số liệu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

21. Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (2006), Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội.

22. Võ Kim Sơn (2008), Phân tích chính sách trong quy trình chính sách và vai trò của nó trong quá trình soạn thảo luật, dự án hỗ trợ thể chế cho Việt Nam, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Hữu Tám (2012), Đánh giá tác động của chính sách và định hướng chính sách phát triển đội ngũ, tăng cường năng lực cán bộ, công chức vùng dân tộc miền núi đến năm 2020, tài liệu diễn đàn chính sách UBDT và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, Hà Nội. 24. Trương Hoàng Trương (2011), Đô thị hóa vùng ven đô - Nghiên cứu sự

biến đổi kinh tế - xã hội qua trường hợp xã Bà Điểm (Hóc Môn) và Vĩnh Lộc A (Bình Chánh), Đề tài khoa học cấp trường, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, TP.Hồ Chí Minh

25. Nguyễn Duy Thắng (2009), Tác động của đô thị hóa đến các mặt kinh tế - xã hội của vùng ven đo và những vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Xã hội học, (1), tr.80-88.

26. Thủ Tướng Chính Phủ (2013), QĐ số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013, về

Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015, Hà Nội. 27. Thủ Tướng Chính Phủ (2011), QĐ số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011,

về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

28. Thủ Tướng Chính Phủ (2012), QĐ số 1489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012, về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 -2015, Hà Nội.

30/01/2011, Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

30. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm1998, phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, Hà Nội.

31. Thủ Tướng Chính Phủ (2013), Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013,

Về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, Hà Nội.

32. Thủ Tướng Chính Phủ (2015), Quyết định Số: 1614/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 9 năm 2015, về phê duyệt đề án tổng thể “chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

33. Thủ Tướng Chính Phủ (2015), Quyết định Số: 59/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2015, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội

34. Thủ Tướng Chính Phủ (2007), Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 3 năm 2007, về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010, Hà Nội. 35. Thủ Tướng Chính Phủ (2007), Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, ngày 05

tháng 3 năm 2007, về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, Hà Nội.

36. Thủ Tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 1592/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 10 năm 2009, về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc

thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, Hà Nội.

37. Thủ tướng Chính Phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005, ban hành kèm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, Hà Nội. 38. Hoàng Xuân Trung (2012), về việc thiết kế chương trình giảm nghèo ở vùng

dân tộc, miền núi, Tạp chí Dân tộc số,139 xuất bản tháng 7 năm 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 104 - 126)