Định hướng thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô, Quận Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 95 - 97)

Chương 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

3.1. Định hướng thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô, Quận Nam

Đô, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội được tổ chức thực hiện nhằm hướng đến giải quyết vấn đề đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do vậy khi nghiên cứu và trình bày về định hướng thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, tác giả lồng ghép trong đó cả những quan điểm chung và những quan điểm của Đảng và Nhà nước có tính chất đặc thù riêng cho chính sách XĐGN vùng ven đô, phường Phú Đô trong thời gian tới.

Thứ nhất, tập trung ưu tiên cho các chính sách tác động mạnh đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người nghèo. Trong giai đoạn tiếp theo, với điều kiện nguồn vốn còn nhiều hạn chế, chính sách XĐGN phường Phú Đô cần tập trung ưu tiên cho những chính sách có tác động mạnh nhất đến sản xuất và đời sống của người nghèo như; hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ người nghèo về nhà ở; đầu tư xây dựng CSHT; giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ dân trí; y tế, khám chữa bệnh;

Thứ hai, xây dựng và thực hiện một số chính sách đặc thù phù hợp với phường Phú Đô. Việc xây dựng các chính sách, các chương trình mới cần quan tâm hơn đến vấn đề phối kết hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cũng như khả năng gọi

vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm ở mỗi chương trình, dự án.

Thứ ba, xây dựng hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nhóm hộ cận nghèo, nhóm hộ mới thoát nghèo, để họ tiếp tục được hưởng sự trợ giúp về tín dụng, học nghề trong một thời gian nhất định để họ có đủ tiềm lực và vững vàng hơn khi tự vươn lên thoát nghèo tránh tình trạng tái nghèo.

Thứ tư, hạn chế những biện pháp chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, chuyển sang hỗ trợ bằng vật nuôi, cây trồng, kiến thức khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho hàng hóa sản phẩm. Khi nghiên cứu về các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, tác giả nhận thấy không ít đối tượng nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước mà không tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp giảm nghèo cho chính bản thân mình, hộ mình.

Thứ năm, đảm bảo giảm nghèo bền vững, trong điều kiện KT-XH của nước ta hiện nay, tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại, khoảng cách chênh lệch thu nhập và nguy cơ tái nghèo có xu hướng tăng lên. Vấn đề đặt ra trong những năm tới đó là cần có một hệ thống chính sách đủ mạnh để duy trì được các thành quả giảm nghèo. Và quan trọng hơn cả là phải ngăn chặn và chống đỡ các nguy cơ tổn thương, rủi ro để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng tái nghèo ở Việt Nam.

Thứ sáu, đảm bảo lồng ghép về mục tiêu và lựa chọn ưu tiên trong chính sách giảm nghèo bền vững. Giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 95 - 97)