Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 90 - 92)

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội có một số ưu điểm sau:

Thứ nhất, việc tổ chức bộ máy và phân công phối hợp thực hiện đã được phường Phú Đô chú trọng triển khai thực hiện. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương để huy động tối đa sự tham gia của các cơ quan tổ chức. Việc các tổ chức đoàn thể ở địa phương như; Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên tham gia thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đã góp phần giúp đỡ người nghèo thay đổi cách thức làm ăn, hỗ trợ sản xuất, vốn vay để họ phấn đấu thoát nghèo.

Thứ hai, phường Phú Đô đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo địa phương mình. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động chuyên đề về giảm nghèo, Hội đồng nhân dân Phường ban hành Nghị quyết chuyên đề về thực hiện chính sách giảm nghèo. Phường cũng đã đưa chỉ tiêu về giảm nghèo vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và xây dựng giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.

Thứ ba, địa phương và cán bộ làm công tác giảm nghèo đã chú trọng việc tuyên truyền chính sách, pháp luật đến cộng đồng dân cư và trực tiếp đến với người nghèo. Bên cạnh hình thức tuyên truyền, phổ biến mang tính truyền thống (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, tập huấn, tờ rơi, sách tuyên truyền…), phường Phú Đô đã linh hoạt lồng ghép hoạt động tuyên truyền với sinh hoạt của tổ dân phố và các nhóm dân cư.

Thứ tư, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, ngoài sự nỗ lực của chính quyền các cấp từ Phường xuống Tổ đã biết vận dụng, tập hợp và huy động sự tham gia có kết quả và hiệu quả của các tổ chức đoàn thể như; Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… vào quá trình thực hiện chính sách từ khâu lên kế hoạch cho đến kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Điều này đã và đang tạo ra những phong trào cùng nhau đẩy lùi đói nghèo và thi đua lẫn nhau trong việc giúp hội viên, đoàn viên của mình thoát nghèo giữa các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

Thứ năm, huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện chính sách XĐGN nhanh và bền vững; tranh thủ nguồn đầu tư của trung ương; bố trí hợp lý nguồn lực của tỉnh; tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trong và ngoài phường; nguồn lực trong nhân dân; mở rộng nguồn vốn vay ưu đãi. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.

Thứ sáu, đa số người nghèo đã nâng cao ý thức, có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và xã hội, người nghèo đã tích cực học nghề, tìm kiếm việc làm, sản xuất kinh doanh, tiết kiệm để phấn đấu thoát nghèo, có cơ hội và chủ động tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe...góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Thứ bảy, tăng cường phân cấp quản lý, đi đôi với nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác nhất là người đứng đầu;

Thứ tám, công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện chính sách đã được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của các cấp, các ngành, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)