Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trên cơ sở quyền hạn đi đôi vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 101 - 103)

Chương 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

3.2. Giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo ở phường Phú Đô, Quận Nam

3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trên cơ sở quyền hạn đi đôi vớ

đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp thực hiện

Chính sách giảm nghèp là một chính sách lớn được tổ chức thực hiện trong một thời gian dài với sự tham gia phối hợp thực hiện của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau từ Trung ương cho tới tận cơ sở. Để chính sách XĐGN ở phường Phú Đô đạt được kết quả và hiệu quả, cơ chế quản lý và phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách cần thực hiện những giải pháp như:

Thứ nhất, xây dựng cơ chế cho các địa phương chủ động thực hiện lồng ghép các Chương trình, DA trên địa bàn để tạo ra những chuyển biến đột phá trong phát triển sản xuất. Phối hợp lồng ghép các chương trình hỗ trợ người nghèo trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội để hỗ trợ tốt nhất cho người nghèo có khả năng tự vươn lên thoát nghèo.

Thứ hai, tăng cường huy động sự tham gia của người dân vào việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bằng cách; nhà nước đầu tư, hỗ trợ xây

dựng, còn người dân tham gia đóng góp bằng lao động và các nguồn lực vật chất sẵn có tại địa phương. Các chương trình, dự án phải có sự tham gia trực tiếp của những người có uy tín trong cộng đồng như Tổ trưởng Tổ dân phố, người cao tuổi. Từ đó, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, đặc biệt là người nghèo vào các chương trình thuộc chính sách XĐGN tại Phường.

Thứ ba, thực hiện phân cấp quản lý linh hoạt, phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi cấp, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan. Cần quán triệt sâu sắc tính chất, nội dung của chính sách đến đối tượng thụ hưởng lợi ích từ chính sách XĐGN để người nghèo thấy được họ vừa là đối tượng hưởng lợi từ chính sách vừa là một bên tham gia vào quá trình thực hiện chính sách. Thực hiện phân cấp linh hoạt tùy theo trình độ và năng lực quản lý của mỗi địa phương trong việc quyết định và thực hiện đầu tư các công trình, dự án trên địa bàn, kết hợp với việc tăng cường kiểm tra, giám sát.

Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của địa phương trong việc nghiên cứu, xây dựng cũng như hướng dẫn, theo dõi tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo tại Phường.

Thứ năm, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo hỗ trợ người nghèo, duy trì hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.

Củng cố, kiện toàn cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo có bộ máy chuyên trách làm công tác giảm nghèo:

Ngoài 01 công chức Lao động Thương binh và Xã hội, cần có thêm chế độ phụ cấp cho 01 cán bộ theo dõi giảm nghèo, sử dụng các chức danh công chức xã phụ trách công tác đoàn thể như: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên đảm nhiệm công việc này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 101 - 103)