Thực trạng nghèo đói tại Phường Phú Đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 59 - 71)

2.1. Khái quát chung về kinh tế xã hội phường Phú Đô

2.1.5. Thực trạng nghèo đói tại Phường Phú Đô

- Đặc điểm của các hộ nghèo

Tổng hợp báo cáo tổng kết về tình hình nghèo đói tại Phường Phú Đô cho thấy có mối liên hệ giữa số nhân khẩu và nghèo. Có một sự khác biệt rõ ràng giữa mặt bằng chung ở phường Phú Đô (4,2 nhân khẩu/hộ) với các hộ nghèo được khảo sát (6,6 nhân khẩu/hộ), điều này có nghĩa rằng các hộ nghèo cao hơn 2 nhân khẩu/hộ so với mức trung bình của phường.

Một chỉ số quan trọng thể hiện trong đói nghèo tại phương Phú Đô thể hiện ở hộ góa. Số hộ góa chiếm ưu thế hơn trong số những hộ có thu nhập dưới ngưỡng nghèo. Các chủ hộ của những hộ có thu nhập trên ngưỡng nghèo phần lớn lập gia đình (70% so với 45% ở các hộ nghèo). 0% chủ hộ góa bụa trong số các hộ nghèo so với 20% chủ hộ góa bụa trong số những hộ nằm trong ngưỡng nghèo. Điều này có thể giải thích rằng, việc

đơn thân một yếu tố làm giảm thu nhập và bất lợi về tâm lý. Điều đó có nghĩa hộ đó sẽ thiếu một người đóng góp vào ngân sách của gia đình.

Thành phần gia đình cũng là một yếu tố có liên quan đến nghèo tại phường Phú Đô. Ngoài gia đình hạt nhân (cha mẹ và con cái), các gia đình còn lại trong mẫu khảo sát có hơn 40% nhân khẩu thuộc nhóm ông bà, con cháu anh, chị, em của chủ hộ. Việc sinh sống nhiều thế hệ trong cùng một hộ gia đình là văn hóa chung của người Việt Nam, tuy nhiên đây có thể là một yếu tố của nghèo tại phường Phú Đô. Tại phường, hiện nay có nhiều hộ nghèo có nhiều thế hệ cùng sống chung trong một mái nhà.

- Về thu nhập và chi tiêu

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các hộ được phỏng vấn trong từng nhóm thu nhập

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Biểu đồ 2.1, thể hiện tỷ lệ các hộ được phỏng vấn theo nhóm thu nhập. Điều đáng chú ý là vẫn còn có những hộ có thu nhập từ 0-6 triệu đồng (như đã trình bày ở trên). Các hộ trong nhóm từ 6 - 12 triệu đồng là đối tượng chính của các chính sách giảm nghèo với các mức độ hỗ trợ khác nhau tùy theo mức thu nhập. Tiếp đến là nhóm thu nhập từ 12 - 16 triệu đồng, những hộ thuộc nhóm này chỉ được xem là nghèo khi ngưỡng nghèo tăng lên 16 triệu vnd/người/năm. Nhóm có thu nhập từ 16 triệu trở lên cũng có trong mẫu khảo sát, mặc dù những hộ thuộc nhóm này lẽ ra không nằm

trong danh sách hộ nghèo. Qua việc phân chia các hộ theo từng nhóm thu nhập ta thấy có 46% các gia đình có thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm. Các hộ này cần nỗ lực rất lớn để đạt được mức thu nhập ở ngưỡng nghèo, nếu không họ có nguy cơ nghèo lâu dài. Tuy nhiên, đây là nhóm dân cư được hưởng trợ cấp xã hội nhiều nhất (bảo hiểm y tế, hỗ trợ trực tiếp, học bổng, v.v..), và nhờ đó hạn chế được tình trạng quá nghèo. 28% gia đình có thu nhập xung quanh ngưỡng nghèo, thấp hơn (tức là khoảng 10-12 triệu đồng) hoặc cao hơn ngưỡng nghèo (12-16 triệu đồng)..

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.2: Nguồn thu nhập (không tính trợ giúp) giữa các nhóm thu nhập

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ từ việc làm chính (đôi khi việc làm chính cũng không ổn định và theo mùa vụ) vào khoảng 4.945.000 đồng. Đối với các hộ trong nhóm thu nhập 0-8 triệu đồng/người/năm, mức thu nhập trung bình từ công việc chính vào khoảng 2.292.000 đồng. Đối với nhóm thu nhập từ 8 - 12 triệu/người/năm, mức thu nhập trung bình vào khoảng 5.196.000 đồng. Tiền trợ cấp (lương hưu và trợ cấp y tế, 625.000 đồng/tháng/hộ) cũng là một nguồn thu nhập quan trọng (chiếm 1/4 tổng thu nhập) đối với nhóm thu nhập thấp nhất.

Tiền trợ cấp là một nguồn thu nhập phụ. Thu nhập từ việc làm không thể đảm bảo một mức sống khá giả. Các khoản hỗ trợ của Nhà nước cho phép có nguồn thu nhập bổ sung để chi tiêu vào các nhu cầu cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.3: Phân bố các nguồn thu nhập giữa các nhóm thu nhập

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Thu nhập của các hộ nghèo và cận nghèo đa phần từ việc làm chính thức, nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm thu nhập. Thật vậy, hộ càng nghèo thì thu nhập từ việc làm càng thấp so với thu nhập từ các khoản trợ cấp xã hội (trợ cấp từ nhà nước, gia đình, hàng xóm). Tiền trợ cấp chiếm 47% tổng thu nhập của nhóm gia đình nghèo nhất (0-8 triệu đồng), nhưng chỉ chiếm 6% tổng thu nhập các hộ khá giả (thu nhập hơn 16 triệu đồng). Điều này cho thấy sự phụ thuộc quá lớn của nhóm gia đình nghèo nhất vào hỗ trợ từ bên ngoài. có 75% các gia đình nghèo được hưởng trợ cấp của Nhà nước. Các hộ nghèo không có nguồn thu nhập phụ (từ việc cho thuê bất động sản, hay tiền lãi tiết kiệm…). Các hộ này thường nhờ đến sự giúp đỡ của bà con thân thuộc, hàng xóm khi cần thiết. Sự giúp đỡ từ thân quyến chiếm gần 35% các nguồn thu nhập bổ sung của các gia đình nghèo (gia đình có thu nhập dưới 8 triệu), nhưng chỉ chiếm 8% nguồn

thu nhập của nhóm gia đình có thu nhập trên 16 triệu. Vì vậy, vai trò của thân quyến và bạn bè được đề cao.

Mức độ hỗ trợ nhà nước cho các hộ gia đình là khác nhau, tùy theo hoàn cảnh của từng hộ. Bảo hiểm y tế là loại hỗ trợ phổ biến nhất (71% hộ nghèo được hỗ trợ về bảo hiểm y tế). Số tiền hỗ trợ cho sửa chữa nhà là cao nhất trong các khoản hỗ trợ, nhưng chỉ có một số hộ được hưởng. Trong số 24% các hộ được hưởng học bổng, hơn phân nửa khẳng định rằng tiền học bổng không thể trang trải hơn 50% tiền học, và gia đình phải tự chi trả các khoản khác (dụng cụ học tập, đồng phục, v.v…). Số liệu chi tiết về các khoản hỗ trợ trong 3 lĩnh vực chủ chốt (nhà ở, y tế, giáo dục) được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Tỷ lệ các gia đình được hưởng hỗ trợ của nhà nước theo thu nhập

Đơn vị tính: %

Nhóm thu nhập Bảo hiểm y tế Học bổng Hỗ trợ nhà ở

0-8 triệu đồng 75 26 5

8-12 triệu đồng 66 28 15

12-16 triệu đồng 60 20 4

Trên 16 triệu đồng 58 9 0

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Bảng 2.1, cho thấy 25% các hộ nghèo nhất (0-8 triệu đồng/người/năm) không được hưởng bảo hiểm y tế, và chỉ có 26% các gia đình có thu nhập dưới ngưỡng nghèo được hưởng học bổng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cho biết tất cả các hộ có thu nhập dưới 8 triệu đồng/người/năm đều được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Nguyên nhân là do người được hỏi hiểu sai câu hỏi hoặc không biết gia đình mình có được bảo hiểm y tế hay không, nên đã trả lời không, người được hỏi thường có xu hướng khai thu nhập của mình thấp hơn thực tế.

Xếp vị trí thứ tư là tiền mua sắm trang thiết bị (1.739.000 đồng/hộ/ năm), số liệu cụ thể được thể hiện trong biểu đồ dưới đây, qua đó phản ánh tỷ lệ sở hữu thiết bị gia dụng phổ biến trong các gia đình ở Việt Nam

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.4: Thống kê trang thiết bị ở các hộ được khảo sát

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Biểu đồ 2.5, cho thấy 51% các gia đình sở hữu ti vi, 72% sở hữu quạt máy. Phương tiện đi lại (xe đạp, hay xe máy) giữ vị trí tiếp theo, rất ít hộ sở hữu tủ lạnh (8%), máy tính (2%), máy giặt (2%), hay ghế sofa (3%). Mặt khác, các trang thiết bị của các hộ nghèo thực tế đều cũ kỹ, do nhặt lại, hay mua lại từ người khác.

Bảng 2.2: Thống kê phương tiện di chuyển của các hộ

Đơn vị tính: %

Phương tiện di chuyển Tỷ lệ các hộ sở hữu

Hoàn toàn không có loại xe nào 41

Chỉ có xe đạp 25

Chỉ có xe máy 20

Có cả hai xe (xe đạp lẫn xe máy) 14

Cần xem xét chi tiết việc đi lại, vì 12% chi tiêu hàng tháng dành cho việc đi lại. Xe đạp và xe gắn máy là một trong những trang thiết bị được sở hữu nhiều nhất. Kết quả khảo sát cho thấy, có 41% các hộ được khảo sát hoàn toàn không sở hữu phương tiện di chuyển nào, kể cả xe đạp và xe máy, điều này hạn chế việc di chuyển hoặc bắt buộc học phải sử dụng phương tiện di chuyển công cộng hay tư nhân (chủ yếu là xe ôm). Có nhiều yếu tố để giải thích cho con số nêu trên: tiền mua xe, tiền xăng (giá xăng không ngừng tăng). Vấn đề di chuyển có ảnh hưởng tiêu cực ở một chừng mực nào đó đến việc làm và học hành

- Về việc làm: Kết quả tổng hợp cho thấy, có việc làm ổn định là một trong những điều kiện để đảm bảo một cuộc sống đầy đủ, nhưng phần lớn các hộ được khảo sát đều không có việc làm ổn định. Các dữ liệu sau đây cho thấy rõ hơn hoàn cảnh của các hộ nghèo và vấn đề việc làm.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ của khu vực phi chính thức

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Lực lượng lao động và lĩnh vực lao động phi chính thức: Trong số các đối tượng được khảo sát, có 71% trong độ tuổi lao động chính thức (từ 15 đến 59 tuổi). Nguyên nhân là do trên thực tế, có lao động trẻ em và lao động lớn tuổi. 75% số người được khảo sát làm việc trong khu vực phi chính thức, 9% số người được khảo sát hiện đang thất nghiệp. 65% việc

làm của những người được khảo sát không đòi hỏi kĩ năng nào cả. Các công việc không đòi hỏi có tay nghề thực tế không có khả năng thăng tiến, đồng nghĩa với việc đây là lực lượng lao động tay nghề thấp.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.6: Các kỹ năng cần thiết cho việc đang làm

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Việc tiếp cận và thay đổi công việc: Khi gặp khó khăn về việc làm, 92% số hộ nghèo được phỏng vấn tìm đến sự giúp đỡ của gia đình và hàng xóm. Chỉ có 8% tìm đến chính quyền và tổ chức đoàn thể được được giúp đỡ

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.7: Những khó khăn trong việc tiếp cận việc làm

Tổng hợp kết quả cho thấy, có 40% chủ hộ được hỏi cho biết không gặp khó khăn gì. Đối với một số người, điều này có nghĩa là họ không thật sự nhận thức được tính bấp bênh trong công việc của mình. Đây là tín hiệu cho thấy họ phụ thuộc vào các trợ cấp xã hội. Nguyên nhân vẫn có nhiều người nhận thức được những nguyên nhân ngăn cản họ có một công việc tốt hơn (như trình độ học vấn thấp, trình độ chuyên môn không cao, thiếu vốn). Việc xác định được nguyên nhân cho thấy các hộ này có thể thay đổi tình hình của mình trong tương lai.

- Tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề: cho thấy học vấn và trình độ chuyên môn là yếu tố then chốt để có việc làm ổn định.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.8: Trình độ học vấn của các chủ thể được khảo sát

(lớn hơn 10 tuổi)

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Nhìn tổng thể nhóm dân cư trong độ tuổi đi học (lớn hơn 10 tuổi) có đến 12% người mù chữ, và 79% không học đến trung học phổ thông (THPT). Hơn nữa, giữa các nhóm tuổi khác nhau của dân số, ta thấy được tỷ lệ mù chữ ở nhóm tuổi trên 60 là 42%, và ở nhóm tuổi 20-30 là 5%. Điều này cho thấy đã có sự phát triển tích cực. Tương tự, 22% người trẻ (từ

20 - 30 tuổi) tốt nghiệp tú tài, điều đó giúp họ bước vào đời dễ hơn, và có thể có thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, 63% những người được khảo sát trong độ tuổi từ 20 đến 30 chưa học đến cấp 3. Do đó, họ có thể sẽ khó khăn khi muốn tìm được một công việc ổn định và lâu dài. Học vấn thấp là một trong những nguyên nhân làm cho vòng nghèo khó lặp đi lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và tiềm ẩn nguy cơ vướng vào các tệ nạn xã hội.

Bảng 2.3: Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập của các chủ hộ

Đơn vị tính: % Nhóm thu nhập Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng/Đại học trở lên 0-8 triệu 36 34 12 18 0 8-12 triệu 26 44 26 4 0 12-16 triệu 15 38 23 7 15 >16 triệu 12 50 13 25 0

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Khi xét mối tương quan giữa trình độ học vấn và mức thu nhập của người dân, ta nhận thấy rằng hộ nghèo có trình độ học vấn thấp hơn hộ có thu nhập trên ngưỡng nghèo. Thật vậy, 70% các chủ hộ nghèo chưa học đến cấp 2, trong khi 58% các chủ hộ có thu nhập trên ngưỡng nghèo học đến cấp 2. Chủ hộ thu nhập trên ngưỡng nghèo đa phần học đến cấp 3 (lớp 10). Vậy, có thể thấy trình độ học vấn càng thấp, thì nguy cơ rơi vào cảnh nghèo càng cao

Bản chất các vấn đề liên quan đến giáo dục: 71% các hộ được phỏng vấn cho biết gặp khó khăn khi cho con đi học. Khó khăn lớn nhất là chi phí cho học hành, kế đến là có nhiều thành viên trong gia đình đang ở độ tuổi đi học. 5% các hộ cho rằng việc nhà quá xa trường là một khó khăn khi cho

con đi học. Các vấn đề khác liên quan đến điều kiện sống bấp bênh (như thu nhập thấp, khó khăn đi lại, thiếu không gian để học ở nhà)

Tình trạng bỏ học: Theo trả lời của các hộ được khảo sát, 38% thanh thiếu niên trong các gia đình nghèo được phỏng vấn có thể đã bỏ học (không đi học nữa) và 8% học ở các lớp phổ cập. Con số khá cao này có lẽ là do các hộ được phỏng vấn hiểu chưa đúng về khái niệm bỏ học. Trong số các em bỏ học, 20% bỏ học trước lớp 4, 28% bỏ học trước khi học đến cấp 2 và 86% bỏ học trước khi học đến cấp 3.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.9: Tổng hợp các lý do bỏ học của trẻ

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Chi phí cho việc học là lí do chính (63% người trả lời). Vấn đề không chỉ nằm ở học phí (hộ nghèo được miễn học phí) và mà nằm ở tất cả các chi phí liên quan đến việc học

Các hộ được phỏng vấn nói họ gặp khó khăn trong việc học cho con, em vì thủ tục hành chính. Tuy nhiên, phía chính quyền khẳng định không có liên hệ giữa giấy khai sinh và giấy đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn cũng rất đơn giản.

Tiếp cận đào tạo nghề: Khi được hỏi có biết một trung tâm đào tạo nghề nào ở quận 8 không, thì 92% chủ hộ không có câu trả lời. Tuy nhiên, trong số các hộ được khảo sát, chỉ có 4 hộ có thành viên đang đi học nghề trong đó có 3 người thuộc nhóm các hộ nghèo nhất. Kết quả này cho thấy, một mặt nhà nước rất khó thu hút các hộ nghèo cử người đi học nghề và mặt khác cũng cho thấy nhiều hộ nghèo không quan tâm đến hình thức hỗ trợ này. Việc người nghèo ít đi học nghề có thể được giải thích như sau:

2.1.5. Dịch vụ y tế và tiếp cận chăm sóc sức khỏe

Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe chiếm vị trí thứ hai trong các khoản chi tiêu bất thường hàng năm (17%). Đây cũng là một yếu tố làm cho các hộ nghèo khó thoát nghèo. Việc nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các hộ nghèo là để giải quyết vấn đề này.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ người được hưởng bảo hiểm y tế

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Theo kết quả khảo sát, 32% số người trong mẫu khảo sát không có bảo hiểm y tế. Con số này có lẽ cũng chưa phản ánh hết tình hình vì 15%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 59 - 71)