Hoạt động thực thi chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 75 - 90)

2.2. Tổ chức và hoạt động thực thi chính sách giảm nghèo

2.2.2. Hoạt động thực thi chính sách giảm nghèo

2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giảm nghèo

Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN, phường Phú Đô đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cấp mình. Các kế hoạch hành động cụ thể được thể hiện dựa trên 160 văn bản, trong đó có 14 Nghị định của Chính phủ; 40 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 27 văn bản phê duyệt các đề án, chính sách; 26 văn

bản liên tịch giữa các Bộ. Ngoài ra trên cơ sở tình hình thực tế, phường Phú Đô đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở địa phương mình.

Để thực hiện các văn bản chính sách XĐGN của các cơ quan nhà nước cấp trên, Đảng bộ và chính quyền phường Phú Đô đã ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản. Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách XĐGN tại phường Phú Đô qua 3 năm 2014-2016 thể hiện ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện xóa đối giảm nghèo trên địa bàn phường Phú Đô qua 3 năm 2014-2016

Đơn vị tính: Số văn bản Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 ± % ± % 1. Văn bản chỉ đạo 5 6 8 1 20,0 2 33,3 Trong đó: - Chính phủ quy định chi

tiết về xóa đói giảm nghèo 4 5 6 1 25,0 1 20,0 - Ủy ban nhân dân TP chỉ

đạo, hướng dẫn thực hiện 1 1 2 0 0,0 1 100,0

2. Nghị quyết chuyên đề 3 3 4 0 0,0 1 33,3

3. Kế hoạch thực hiện 5 8 10 3 60,0 2 25,0

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Qua 3 năm 2014-2016, phường Phú Đô đã ban hành 19 văn bản để tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN, HĐND Phường ban hành 10 Nghị quyết chuyên đề, UBND Phường ban hành 23 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Đi sâu phân tích kết quả này cho thấy, trước khi đưa chính sách vào cuộc sống, hàng năm UBND Phường đều tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện được giao

cho Cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện. Kế hoạch tổ chức thực hiện được xây dựng vào quý I hàng năm trên cơ sở báo cáo giảm nghèo của năm trước và tình hình thực tiễn tại địa phương mình. Sau khi kế hoạch thực hiện được UBND Quận phê duyệt, kế hoạch đó sẽ được gửi đến các cơ quan có liên quan. UBND Phường căn cứ vào kế hoạch đó để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho Phường mình.

Công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai, quán triệt thực hiện bằng các chương trình cụ thể ở các cấp, các ngành trên địa bàn phường: Quyết định phân bổ vốn sự nghiệp hàng năm thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP trong giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 22/11/2015 của UBND Phường về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn phường Phú Đô. Các văn bản pháp luật, các chính sách, dự án XĐGN và giải quyết việc làm là cơ sở pháp lý quan trọng để phường Phú Đô thực hiện tốt hoạt động giảm nghèo.

Đảng bộ chính quyền và nhân dân phường Phú Đô đã thực hiện đồng bộ và tổng hợp nhiều nguồn lực, nhiều chính sách đầu tư cho công tác XĐGN. Tập trung chỉ đạo công tác XĐGN trên địa bàn trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực từ các Chương trình hỗ trợ, lồng ghép các nguồn vốn khác để từng bước khắc phục những khó khăn, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất, phát triển hệ thống giáo dục, dạy nghề, nâng cao dân trí (giáo dục, dạy nghề, nâng cao mặt bằng dân trí; tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm; đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; đào tạo cán bộ tại chỗ...). Đặc biệt là hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập.

Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN còn được gửi đến các tổ chức chính trị - xã hội để phối hợp thực hiện. Các tổ chức đoàn thể xã hội sau khi nhận được kế hoạch cũng phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ

và những điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho phù hợp với cơ quan, tổ chức mình. Các văn bản, kế hoạch hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách XĐGN đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm xây dựng để đưa chính sách vào đời sống thực tiễn. Tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững và các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, nhìn chung là kịp thời, bám sát với mục tiêu và nội dung của chính sách. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có hiện tượng vì chạy theo thành tích nên đã ban hành những văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện chưa phù hợp với những điều kiện về nguồn lực của địa phương. Mặt khác, trong quá trình quản lý điều hành còn lỏng lẻo nên đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí các nguồn lực của nhà nước và không thu hút được nguồn lực tại chỗ cho XĐGN.

Kết quả khảo sát đối với 97 hộ nghèo về sự tham gia của họ vào quá trình xây dựng biện pháp thực hiện chính sách XĐGN (Biểu đồ 2.12) cho thấy công tác xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách mới chỉ thực hiện từ trên xuống mà không có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân (đối tượng của chính sách).

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.12: Mức độ tham gia của người dân vào quá trình thực hiện

Việc xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách có sự tham gia của chính các đối tượng chính sách sẽ làm cho các kế hoạch này phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội của địa phương cũng như những điều kiện hiện có của chính người nghèo.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.13: Sự phù hợp của chính sách với địa phương và người nghèo

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2017

Kết quả khảo sát cho thấy, trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, các cấp chính quyền chưa chú trọng đến việc khảo sát, thu thập ý kiến của người dân ở cơ sở để làm căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp tổ chức thực hiện, mà vẫn áp đặt cách thức thực hiện chính sách từ trên xuống dưới chứ không phải từ dưới đi lên. Việc không có sự tham gia của người nghèo vào quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đã thể hiện sự quan liêu trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

2.2.2.2. Phổ biến tuyên truyền về chính sách giảm nghèo

Tuyên truyền thực hiện chính sách XĐGN ở phường Phú Đô có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp người nghèo có thể nắm bắt và hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước để họ yên tâm lao động

sản xuất, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình thực hiện chính sách hướng tới đạt được các mục tiêu của chính sách XĐGN. Công tác phổ biến tuyên truyền về chính sách chính sách XĐGN ở phường Phú Đô giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện ở Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Tình hình phổ biến tuyên truyền về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn phường Phú Đô qua 3 năm 2014-2016

Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016

2015/2014 2016/2015

± % ± %

1. Hội nghị Lần 7 9 12 2 28,6 3 33,3

2. Chuyên trang, chuyên mục Số 2 3 4 1 50,0 1 33,3

Trong đó:

- Báo Hà Nội mới Số 1 1 2 0 0,0 1 100,0

- Đài THTH Quận, phường Số 1 2 2 1 100,0 0 0,0 3. Tập huấn nghiệp vụ lần 5 8 10 3 60,0 2 25,0 4. Sinh hoạt chuyên đề Lần 125 130 155 5 4,0 25 19,2 5. Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý Lần 10 15 16 5 50,0 1 6,7 6. Tờ gấp, tờ rơi tuyên truyền

về xóa đói giảm nghèo Tờ 500 550 620 50 10,0 70 12,7

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Phú Đô

Giai đoạn từ 2014 đến 2016, toàn phường Phú Đô đã tổ chức gần 25 hội nghị để quán triệt, triển khai chính sách XĐGN. Các cơ quan Báo, Đài Quận, phường đã xây dựng 9 chuyên trang, chuyên mục và thường xuyên tổ chức phát sóng, phổ biến về chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo tới các cấp, các ngành và người dân, đồng thời nêu lên những điển hình tiên tiến trong phong trào xóa đói giảm nghèo, kịp thời động viên người nghèo vươn lên thoát nghèo. Việc trợ giúp pháp lý cho người dân và người nghèo các xã đặc biệt khó khăn luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Toàn Phường đã thành lập được 41 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ chức 23 lớp tập

huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho 526 lượt người là trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên, cộng tác viên; tổ chức 410 buổi sinh hoạt chuyên đề và 25 đợt trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn giải quyết 129 vụ việc ở cơ sở cho 968 lượt người; biên soạn 1.670 tờ gấp tuyên truyền về chính sách XĐGN với những thông tin cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu góp phần tích cực vào công tác XĐGN của phường Phú Đô.

Công tác vận động tuyên truyền về XĐGN qua 3 năm 2014-2016 đã giúp cho người nghèo nhận thức được tầm quan trọng của chính sách giảm nghèo trong phát triển kinh tế xã hội đồng thời giúp cho người nghèo nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách, tự giác vươn lên cùng với nhà nước chung tay xóa đói giảm nghèo cho chính bản thân mình góp phần thực hiện thành công cuộc chiến chống đói nghèo của nhà nước. Mặt khác công tác tuyên truyền thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đã cung cấp và trang bị cho người nghèo những kiến thức cơ bản về sản xuất, nuôi trồng qua đó xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước, của cộng đồng của không ít hộ nghèo, xã nghèo hiện nay. Nghĩa là giáo dục cho họ chủ động, tích cực phấn đấu vươn lên với trách nhiệm của mình vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo là của chính họ.

Trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền thực hiện chính sách đã có sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị xã hội như: Mặt trận tổ quốc các cấp đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững như phong trào ngày vì người nghèo, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư…, xây dựng nông thôn mới; động viên, khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo.

Các hình thức tuyên truyền đa dạng và phong phú, từ hình thức trực tiếp đến các hình thức gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi, biển quảng cáo. Bên cạnh đó địa phương còn huy động sự tham gia và nhận được sự phối hợp tích cực của tổ trong công tác vận động tuyên truyền vận động.

. Mặt khác mặc dù biết về chính sách nhưng qua phát thanh, truyền hình, qua tổ trưởng tổ dân phố và những người khác nói lại nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người nghèo sẽ nắm bắt được đúng nội dung của chính sách, hiểu biết được mục tiêu và những biện pháp thực hiện chính sách. Mặc dù có tới có tới trên 80,9% người dân trong vùng biết về chính sách giảm nghèo của nhà nước. Việc không hiểu được nội dung của chính sách cùng với các biện pháp thực hiện để giảm nghèo làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách trên thực tế. Trong quá trình thực hiện, các địa phương đều thành lập một bộ máy để đảm nhận công tác tổ chức thực hiện (ban XĐNG). Một tỷ lệ tương đối cao chiếm tới 69,1% số người dân được hỏi biết đến mô hình này ở cấp xã. Tuy nhiên vẫn có tới 31,9% số người được hỏi không biết có Ban và Nhóm XĐGN ở phường, điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền chính sách cũng như tổ chức bộ máy làm công tác XĐGN ở cấp cơ sở là chưa tốt nhiệm vụ tuyên truyền của mình, mặc dù chính những Ban và Nhóm giảm nghèo này sẽ là nơi tiếp xúc thường xuyên với người nghèo và thực hện các biện pháp hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện chính sách.

Đa số người dân cho rằng công tác tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương diễn ra chưa được như mong muốn của người dân, chỉ có 24,5% đánh giá tốt.

Bên cạnh việc khảo sát mức độ hài lòng của người nghèo khi thực hiện chính sách, luận văn cũng tiến hành khảo sát để lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường và có được những ý kiến phản hồi như sau:

Biểu đồ 2.15 cho thấy, có tới 39,0% số người được hỏi là cán bộ, công chức cấp xã cho rằng công tác vận động tuyên truyền về chính sách đã được thực hiện không thường xuyên, 42,0% cho rằng việc tuyên truyền chính sách cũng đã được thực hiện nhưng trong số 42,0% đó lại có tới 19,0% cho rằng việc tuyên truyền là hình thức và không hiệu quả.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.15: Đánh giá của cán bộ, công chức về công tác tuyên truyền

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2017

Như vậy có thể thấy, công tác vận động tuyên truyền để thực hiện chính sách XĐGN đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm thực hiện, giúp cho người nghèo hiểu và tích cực tham gia vào quá trình thực hiện chính sách của nhà nước và đã thu được kết quả đáng kể nhưng chưa thực sự sâu rộng, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, còn mang tính phong trào, một số nơi cán bộ tổ và người dân chưa biết được đầy đủ các chính sách, dự án về giảm nghèo. Điều này làm cho công tác tuyên truyền thiếu hẳn tính đồng bộ và khó kiểm soát. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân đói thông tin về chính sách thậm chí là hiểu sai về chính sách.

Trong quá trình thực hiện chính sách XĐGN cần phải huy động, bố trí một khối lượng nguồn lực rất lớn để có thể đưa chính sách vào đời sống xã hội. Với đặc điểm KT-XH, các địa phương trong phường Phú Đô đã tích cực huy động và sử dụng nguồn lực của mình cùng với sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Nguồn lực này chủ yếu tập trung vào hai loại nguồn lực cơ bản là; (i) nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ và (ii) nguồn lực vốn;

Nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ: Với điều kiện của Phường, các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có để phát triển KT-XH và XĐGN.

Nguồn lực vốn. Nguồn vốn để thực hiện chính sách giảm nghèo được huy động qua các nguồn: ngân sách nhà nước và các tổ chức quốc tế; vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương; vốn huy động từ nhân dân…

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các tổ chức quốc tế: Nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo vùng ven đô nghiên cứu trường hợp phường phú đô, quận nam từ liêm, hà nội (Trang 75 - 90)