Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 32 - 36)

1.3.3 .Điện chuyển tiền biên mậu

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thanh toán biên mậu giữa Việt Nam –

1.4.1 Các nhân tố khách quan

1.4.1.1. Môi trường kinh tế, chính trị của các nước

Mặc dù chỉ là hoạt động thanh toán giữa các nước có chung biên giới nhưng TTBM cũng chịu tác động lớn của môi trường kinh tế chính trị các nước.

Khi kinh tế phát triển, chế độ chính trị ổn định, không xảy ra những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo hay chiến tranh biên giới thì hoạt động giao lưu buôn bán giữa các nước sẽ bị hạn chế. Trong khi các nước có chung biên giới tương lai sẽ là đối tác quan trọng hàng đầu với Việt Nam. Một sự biến động về chính trị của nước bạn cũng như của nước ta đều gây ngưng trệ tới thanh toán, ảnh hưởng tới những thỏa thuận của hai bên.

Bên cạnh đó các chính sách kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng lớn tới TTBM. Bởi lẽ các chính sách vĩ mô của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng từ đó dẫn đến sự biến động của doanh số, số lượng, và phí thu được từ hoạt động TTBM. Chính sách kinh tế phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có được hàng với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đồng thời mở rộng thị trường tìm kiếm các bạn hàng mới. Còn ngược lại sẽ cản trợ hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tình hình chính trị của các nước trong khu vực và trực tiếp là quan hệ hữu nghị thân thiện giữa Việt Nam - Trung Quốc là nhân tố có tính khách quan quy định sự hình thành và phát triển biên mậu nói chung, biên mậu Lào Cai nói riêng, không chỉ hiện nay mà cả tương lai. Một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác sẽ là môi trường tốt để đẩy mạnh việc giao lưu kinh tế giữa

Việt Nam với các nước. Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều lựa chọn con đường phát triển theo định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhân dân hai nước sinh sống ở khu vực biên giới từ lâu đã có quan hệ tốt đẹp, qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa tiểu ngạch thông qua cửa khẩu, đường mòn biên giới.

Do đặc điểm của mô hình biên mậu nên sự hình thành, phát triển của nó phụ thuộc rất chặt chẽ vào sự ổn định chính trị, an ninh biên giới từng nước có đường biên giới chung và các nước trong khu vực. Đó cũng là một thực tế giải thích vì sao mô hình biên mậu ở một số nước đã thực hiện rất thành công, còn ở Việt Nam mãi đến năm 1996 mới tiến hành thí điểm. Thực tiễn lịch sử Việt Nam cũng chứng minh cho ta thấy, khi quan hệ giữa hai nước lắng xuống, khu vực biên giới trở thành điểm nóng về chính trị, an ninh, an toàn xã hội thì phải đóng cửa hàng loạt các cửa khẩu biên giới. Vì vậy, vấn đề chính trị không chỉ có vai trò quan trọng sống còn, có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển cửa khẩu, mà sau này khi quy mô của loại hình này mở rộng, các hoạt động thương mại, tạm nhập tái xuất, hoạt động dịch vụ du lịch, trao đổi thông tin, hội chợ triển lãm phát triển... thì sự liên kết không chỉ trực tiếp giữa hai quốc gia mà mang tính khu vực, tính toàn cầu. cửa khẩu sẽ thực sự là cầu nối, là kênh quan trọng hỗ trợ cho nền kinh tế hội nhập, mở cửa trong xu thế toàn cầu hóa.

1.4.1.2. Môi trường pháp lý, chính sách đối ngoại và quan hệ Việt Nam- Trung Quốc

TTBM đến nay đã đi vào hoạt động được gần 20 năm, nhưng thực tế cho thấy vẫn chưa có luật điều chỉnh, các thủ tục còn rườm rà, nhiều bất cập. Vì vậy để hoạt động TTBM có thể phát triển, quan hệ giao lưu buôn bán giữa các nước có chung biên giới được đấy mạnh, đòi hỏi xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp. Đồng thời với hệ thống luật pháp rõ ràng cũng sẽ giúp cho

NHNN thực hiện chức năng quản lý trên lĩnh vực tiền tệ, kiểm soát được việc buôn gian bán lận tại các cửa khẩu kinh tế.

Khi nói đến môi trường pháp lý trong TTBM cũng cần quan tâm tới vấn đề hải quan. Hiện nay các thủ tục hải quan còn khá rườm rà, gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu giao dịch khách hàng qua ngân hàng. Khi có chính sách thông thoáng sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc thanh toán. Nhờ đó mà có thể quản lý chặt chẽ việc vận chuyển tiền mặt, hay buôn lậu qua biên giới.

Sự phát triển biên mậu phụ thuộc trực tiếp vào chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới năm 1986 đến nay, đường lối đối ngoại của chúng ta là: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước", trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Với những định hướng cơ bản đó, chúng ta chủ trương giữ vững thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường ra các nước, khu vực khác. Trong đó, Trung Quốc được coi là thị trường truyền thống, có nhiều tiềm năng và có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam. Việc thực thi một chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức kinh tế đối ngoại cho phép Việt Nam tìm kiếm nhiều mô hình, hình thức kinh tế đa dạng, năng động. Bên cạnh các hoạt động XNK, hợp tác, đầu tư nước ngoài, dịch vụ, du lịch nhiều mô hình kinh tế mới ra đời cùng kết hợp, đan xen vào nhau như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã mang lại nhiều kết quả, tận dụng được mọi ưu điểm của các hình thức kinh tế đối ngoại trên. Điều quan trọng hơn, với chính sách đối ngoại rộng mở đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta chuyển động theo xu hướng hội nhập, mở cửa nhiều hơn với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta hiện nay

được coi là tiền đề tốt hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các cửa khẩu nói chung, biên mậu Lào Cai nói riêng.

Mặt khác, sự phát triển biên mậu còn phụ thuộc vào quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Đến nay, hai nước đã ký kết nhiều văn bản thỏa thuận: Hiệp định thương mại, Hiệp định biên mậu, Hiệp định về hợp tác kinh tế... Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động buôn bán qua biên giới với Trung Quốc như: Quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt - Trung; các văn bản pháp lý cho phép bốn tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng thực hiện một số chính sách thí điểm tại cửa khẩu. Nhờ những nỗ lực của hai nước, quan hệ kinh tế Việt - Trung không ngừng phát triển, tập trung ở ba lĩnh vực thương mại, đầu tư, và hợp tác phát triển. Rõ ràng, đây vừa là cơ sở pháp lý, vừa là điều kiện thực tế để việc hình thành và phát triển biên mậu có những điều kiện mở rộng, từng bước đi lên trong tương lai.

1.4.1.3. Mức độ mở rộng thị trường của khách hàng và áp lực cạnh tranh quốc tế

Đây cũng là nhân tố tác động không nhỏ tới sự phát triển của thương mại biên giới. Việc hình thành và phát triển biên mậu có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế hàng hóa cho nên, mức độ, quy mô mở rộng các quan hệ thị trường cũng là môi trường quan trọng để biên mậu tồn tại và phát triển. Đồng thời, do tác động của các quan hệ thị trường có điều tiết của Nhà nước đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm, cũng như tính cạnh tranh, nhu cầu của thị trường. Nhờ đó kênh hàng hóa cung cấp cho trao đổi thương mại qua biên mậu đa dạng hơn, thay dần việc xuất hàng thô và nhập những mặt hàng không có lợi cho nền kinh tế. Một thực tế khác là, nhiều năm áp lực cạnh tranh gay gắt của hàng hóa Trung Quốc đối với hàng

chế về mặt quản lý, chống buôn lậu, gian lận thương mại đã gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, trong đó có trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu.

Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng đều nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hoạt động TTBM có phát triển được hay không phụ thuộc lớn vào việc khách hàng tới đăng ký giao dịch. Hiện nay, tư thương không có đăng ký kinh doanh và trốn thuế nên không thanh toán qua ngân hàng. Điều này hạn chế việc mở rộng TTBM. Bên cạnh đó, khách hàng mới chủ yếu sử dụng TTBM với phương thức chuyển tiền nên uy tín của khách hàng hai bên là hết sức quan trọng, có ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn buôn bán lâu dài, tin tưởng lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)