Thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu tại Agribank Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu tại Agribank Lào Cai

3.4.1 Sơ lược về sự ra đời và phát triển hoạt động thanh toán biên mậutại Agribank Lào Cai tại Agribank Lào Cai

Tại chi nhánh Lào Cai , công tác TTBM và TTQT có những bước khởi đầu từ rất sớm. Ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh (năm 1991) Agribank Lào Cai đã có định hướng, đầu tư và phát triển dịch vụ về ngoại tệ và bàn thu đổi ngoại tệ Cửa khẩu đã ra đời. Đến năm 1993, 1994 Agribank Lào Cai đã phối kết hợp với các NHTM Trung Quốc bước đầu thực hiện các hoạt động về ngoại tệ, tuy mới chỉ mang tính sơ khai như mở tài khoản để giao dịch về tiền mặt, thu đổi ngoại tệ phục vụ cho hoạt động buôn bán nhỏ và nhu cầu tham quan du lịch …, của cư dân vùng biên giới.

Giao thương giữa hai nước ngày càng phát triển, hoạt động XNK ngày càng trở lên sôi động, đòi hỏi phải có những phương thức thanh toán phù hợp. Tháng 12 năm 1997, Agribank Lào Cai và Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã tiến hành ký kết thoả thuận hợp tác thanh toán biên mậu, chính thức đánh dấu bước phát triển mới trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá khu vực cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Đến nay Agribank Lào Cai

đã ký thỏa thuận hợp tác với 6 tổ chức tín dụng của Trung Quốc, đáp ứng hầu hết các nhu cầu TTBM của các doanh nghiệp, thương nhân, cá nhân và các tổ chức của hai tỉnh Lào Cai, Việt Nam với Vân Nam, Trung Quốc ngoài ra, Agribank Lào Cai đã ký thỏa thuận đại lý với các Chi nhánh Agribank khác trong nội địa, làm đầu mối thanh toán và cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ TTBM cho các đơn vị này.

Để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu thanh toán của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, bên cạnh việc triển khai các phương thức thanh toán quốc tế của Agribank, công tác TTBM tại Agribank Lào Cai cũng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện hơn theo thông lệ thanh toán quốc tế. Tháng 12 năm 2003, Agribank Lào Cai đã phối hợp với các NHTM Tỉnh Vân Nam Trung Quốc, kí kết bổ sung phương thức thanh toán chuyển tiền biên mậu và phương thức tín dụng chứng từ (L/C) bằng đồng bản tệ thông qua mạng SWIFT. Khởi đầu cho việc thực hiện TTBM theo thông lệ quốc tế trên toàn tuyến biên giới.

Với mục đích ngày một nâng cao chất lượng phục vụ, tiết giảm tối đa thời gian chuyển tiền cho khách hàng, tháng 11/2008, Agribank Lào Cai phối hợp với Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Vân Nam Trung Quốc tiếp tục ký kết bổ sung phương thức TTBM qua mạng Internet, tháng 12/2008, tiến hành ký với Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Vân Nam Trung Quốc, tháng 7/ 2010 tiếp tục ký bổ sung thỏa thuận TTBM qua Internet Banking với Ngân hàng Ngoại thương Trung Quốc, Chi nhánh tỉnh Vân Nam. Cho đến nay phương thức TTBM qua mạng Internet đã đi vào thực tiễn và được đón nhận như là một phương thức TTBM tối ưu nhất về việc tiết kiệm thời gian, chi phí chuyển tiền cũng như chi phí giao dịch của khách hàng cũng như của ngân hàng trong nghiệp vụ TTBM và được hầu hết các khách hàng lựa chọn khi được tư vấn.

Trong quá trình hợp tác, hai bên thường xuyên trao đổi thông tin nghiệp vụ, tiếp xúc trực tiếp, giải quyết tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tác nghiệp và luôn được phía các NHTM Trung Quốc đánh giá cao.

3.4.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán biên mậu Việt Trung tại Agribank Lào Cai mậu Việt Trung tại Agribank Lào Cai

Ngoài việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn quốc tế trong TTQT như UCP, Incoterm, ….hoạt động TTBM của Agribank Tỉnh cũng chịu điều chỉnh bởi các Quy định của Nhà nước như: Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ về quản lý ngoại hối: Pháp lệnh ngoại hối số 28/TVQH; Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi năm 2013; Thông tư số 32/2013/TT- NHNN ngày 26/12/2013 về việc hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; Quy định của hệ thống Agribank Việt Nam: Quyết đinh số 1998/QĐ-Agribank-QHQT ngày 15/12/2005 về Quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống Agribank Việt Nam; Quyết định số 667/QĐ-HĐQT-QHQT ngày 09/5/2011 về Quy định về nghiệp vụ thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ qua biên giới Việt Nam và các nước có chung biên giới trong hệ thống Agribank Việt Nam. Và quy định của Agribank Lào Cai: Quy trình TTQT và TTBM trong hệ thống Agribank Lào Cai (2006) và các hướng dẫn kèm theo.

3.4.3. Các phương thức thanh toán biên mậu đang áp dụng tại Agribank Lào Cai Agribank Lào Cai

Sau khi ký kết các thỏa thuận hợp tác TTBM với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Chi nhánh tỉnh Vân Nam, các biện pháp TTBM ra đời và ngay lập tức đã trở thành công cụ thanh toán xuất nhập khẩu chủ yếu tại Agribank chi nhánh Lào Cai bao gồm các sản phẩm : Hối phiếu ngân hàng; Điện chuyển tiền biên mậu và Thư uỷ thác chuyển tiền biên mậu. Tuy đây là các biện pháp thanh toán được thực hiện bằng phương thức thủ công, giao nhận trực tiếp giữa hai ngân hàng, là hình thức thanh toán quá độ đối với các nước có chung biên giới giai đoạn đầu những năm 2000, song nó đã thực sự là công cụ hữu hiệu, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương giữa hai nước.

Qua quá trình phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, các phương thức thanh toán XNK nói chung và công tác TTBM nói riêng đã dần từng bước được mở rộng và ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với loại hình XNK hàng hóa qua biên giới đồng thời vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế. Cho đến nay tại chi nhánh Lào Cai đã có 7 phương thức TTBM bao gồm :

1. Hối phiếu biên mậu

2. Chứng từ chuyển tiền biên mậu 3. Chứng từ chuyên dùng biên mậu 4. Nhờ thu biên mậu

5. Bảo lãnh TTBM

6. Thư Tín dụng biên mậu

7. Chuyển tiền biên mậu qua mạng Internet.

Bên cạnh phương thức TTBM qua mạng Internet là phương thức thanh toán ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm rút ngắn thời gian thanh toán và đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, chiếm ưu thế và tỷ trọng lớn, vẫn song song tồn tại và chiếm tỷ trọng khá cao trong TTBM tại chi nhánh Lào Cai là phương thức Hối phiếu biên mậu và chứng từ Chuyển tiền biên mậu. Do điều kiện qua lại giữa hai bên rất thuận tiện, mặt khác người mua và người bán thường xuyên gặp nhau và các chứng từ giao trực tiếp cho nhau là bằng chứng của việc thanh toán đã và vẫn đang rất được ưa chuộng đặc biệt đối với khách hàng Trung Quốc.

Ngoài 7 sản phẩm trên, chi nhánh Lào Cai đã ký kết với Ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc chi nhánh Tỉnh Vân Nam nghiệp vụ điều tiết đồng bản tệ trong thanh toán và nghiệp vụ thấu chi tài khoản. Tuy nhiên hoạt động điều tiết ngoại tệ mới chỉ được thực hiện chủ yếu từ năm 2010 trở lại đây và nghiệp vụ điều tiết ngoại tệ chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh Lào Cai, còn nghiệp vụ thấu chi tài khoản chưa được thực hiện do khách hàng chưa có nhu cầu.

Quan hệ hợp tác TTBM với các chi nhánh trong hệ thống

Với trên 300 Doanh nghiệp thường xuyên thực hiện TTBM qua Agribank Lào Cai, gần 1/2 các đơn vị trên là các DN ngoài địa bàn Tỉnh Lào Cai. Các đơn vị này thực hiện thanh toán hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống của Agribank. Cho đến nay, Agribank Chi nhánh Lào Cai đã thực hiện ký kết hợp tác TTBM với trên 55 chi nhánh trong và ngoài hệ thống. Tuy nhiên, trên thực tế công tác TTBM mới chỉ được thực hiện ở một số chi nhánh trong hệ thống, doanh số TTBM qua các chi nhánh còn rất khiêm tốn. Năm 2014, Doanh số TTBM từ các chi nhánh trong hệ thống chỉ đạt: 10,8 triệu CNY tương đương gần 37,3 tỷ đồng chiếm khoảng dưới 10% tổng doanh số TTBM qua Agribank Lào Cai.

3.4.4. Quy trình thanh toán biên mậutại Agribank Lào Cai

Agribank Lào Cai thực hiện mở tài khoản (CNY, USD) với các NHTM của Trung Quốc. Khi các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động XNK, yêu cầu mở tài khoản (VND và/ hoặc CNY,USD) tại Agribank Lào Cai. Đàm phán với chi nhánh NHTM Trung Quốc hướng dẫn các doanh nghiệp của Trung Quốc hoạt động kinh doanh XNK với Việt Nam cũng phải thực hiện mở các tài khoản (CNY,USD,VND) tại các NHTM Trung Quốc. Khi doanh nghiệp xuất khẩu có giấy tờ chứng minh tiền chuyển về cho doanh nghiệp là hợp lệ, hợp pháp sẽ được Agribank Lào Cai hạch toán mua bán cho vào tài khoản VND hoặc CNY, USD theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng không có tài khoản tại Agribank Lào Cai, theo thỏa thuận khi tiền về Agribank Lào Cai sẽ mua bán và thực hiện chuyển tiền về ngân hàng thụ hưởng cho doanh nghiệp.

Ví dụ: một doanh nghiệp A tại Lào Cai xuất khẩu được 5 triệu CNY nếu thanh toán qua Agribank Lào Cai, ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đồng thời thu đổi số tiền trên cho khách hàng; Ngân hàng hạch toán:

(1) Nợ TK: CNY của Agribank Lào Cai tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Khẩu Có TK: Kinh doanh ngoại tệ

(2) Nợ TK: Kinh doanh ngoại tệ

Có TK: Tiền gửi VND của khách hàng hoặc tiền mặt (nếu rút tiền mặt).

Như vậy việc thanh toán và thu đổi diễn ra đồng thời, nảy sinh khó khăn vướng mắc nhất là về tỷ giá. Do tư thương hoạt động tự do, không có đăng ký kinh doanh và trốn thuế nên họ thường mua ngoại tệ với giá cao hơn và bán với giá hạ hơn ngân hàng mà vẫn có lãi.

Ví dụ như tỷ giá chợ đen là: mua vào 3.505; bán ra 3.515 đồng/1CNY; NHTM thu đổi là: mua vào 3.500; bán ra 3.520 đồng/ 1CNY. Với tỷ giá như trên, một số doanh nghiệp đã và sẽ không thanh toán thu đổi qua ngân hàng mà tìm nơi tiêu thụ số ngoại tệ trên.

Mặt khác việc thanh toán và thu đổi diễn ra đồng thời (do khách hàng không có TK tiền gửi ngoại tệ ở ngân hàng) nên các bàn thu đổi ngoại tệ của Agribank chỉ có thể thanh toán và thu đổi cho khách hàng một số lượng ngoại tệ nhất định, nếu khách hàng có nhu cầu thanh toán và thu đổi với khối lượng lớn tiền mặt (VND) giao cho khách hàng, và khối lượng ngoại tệ thu vào không biết tiêu thụ di đâu gây đọng vốn, trường hợp này cũng gây ách tắc cho thanh toán và khách hàng cũng phải tự tìm nơi tiêu thụ ngoại tệ. Như vậy, ngân hàng không thực hiện được vai trò trung tâm thanh toán và quản lý ngoại tệ, và doanh nghiệp đã vô tình cung cấp thêm cho thị trường chợ đen một khối lượng ngoại tệ và tạo điều kiện cho tư thương có môi trường kinh doanh buôn bán ngoại tệ.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Các doanh nghiệp muốn thanh toán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt để tránh sự kiểm soát, trốn thuế, có trường hợp để lợi dụng, tham ô chiếm dụng vốn… chưa có sự phối hợp

chặt chẽ giữa các ngành hữu quan tại cửa khẩu như: biên phòng, hải quan, thuế, ngân hàng và chính quyền địa phương để quản lý kiểm soát và hạn chế tư thương hoạt động kinh doanh thu đổi ngoại tệ thậm chí cho vay nặng lãi bằng ngoại tệ.

Về thanh toán XNK:

1. Trường hợp thanh toán giữa các khách hàng tại một cửa khẩu:

1.1. Khách hàng Việt Nam nhập khẩu - Trung Quốc xuất khẩu: sau khi bên mua đã nhận được hàng theo hợp đồng đã ký, bên bán xuất trình toàn bộ chứng từ thanh toán ghi trên hợp đồng và giấy kí nợ, Agribank Lào Cai kiểm soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, vận đơn, tờ khai hải quan, giấy đề nghị thanh toán. Nếu đầy đủ thủ tục và hợp lệ, hợp pháp ngân hàng sẽ thanh toán:

a) Tại Agribank Lào Cai ghi:

Có TK: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Khẩu Nợ TK: Khách hàng nhập khẩu

Chuyển chứng từ cho Ngân hàng Nông nghiệp Hà Khẩu b) Tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Khẩu ghi:

Có TK: Khách hàng xuất khẩu Trung Quốc Nợ TK: Agribank Lào Cai tại Hà Khẩu.

1.2. Trong trường hợp khách hàng Việt Nam xuất khẩu - Trung Quốc nhập khẩu:

a) Tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Khẩu ghi: Có TK: Agribank Lào Cai

Nợ TK: Khách hàng Trung Quốc

Chuyển chứng từ cho Agribank Lào Cai b) Tại Agribank Lào cai ghi:

Có TK: Khách hàng Việt Nam (xuất khẩu)

Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu có tiền về cũng có thể yêu cầu Agribank Lào cai hạch toán vào tài khoản ngoại tệ. Khi đó doanh nghiệp sẽ chủ động được về nguồn vốn, về tỷ giá, về khối lượng thanh toán mà số dư trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của khách hàng được hưởng lãi suất tiền gửi ngoại tệ theo quy định. Lúc đó khách hàng có thể để ngoại tệ ở TK tiền gửi để hưởng lãi hoặc là nguồn ngoại tệ tiếp tục nhập khẩu hàng hóa hoặc bán ngoại tệ cho bất cứ chi nhánh NHTM tại cửa khẩu, không lo những bất lợi về tỷ giá. Agribank Lào cai cũng không phải lo tìm đầu ra cho ngoại tệ, đảm bảo việc thanh toán mua số ngoại tệ của khách hàng. Tuy nhiên với đặc thù xuất nhập khẩu mậu dịch biên giới, khi các doanh nghiệp xuất khẩu được thường muốn thu tiền về ngay, nên phát sinh ra trường hợp nếu doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa, ứ đọng nguồn bản tệ của Agribank Lào Cai tại Ngân hàng Trung Quốc. Vì vậy nghiệp vụ Điều tiết đồng bản tệ ra đời, nhằm giải quyết khó khăn này cho Agribank Lào Cai.

Việc tổ chức tốt công tác thanh toán XNK mậu dịch biên giới giữa các chi nhánh ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc có nhiều tác dụng: Trước hết là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thanh toán XNK một cách thông thoáng; Các doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua các ngân hàng tập trung được ngoại tệ, giảm bớt, hạn chế được lượng ngoại tệ cung ứng ra thị trường chợ đen là giải pháp tốt nhất để thu hẹp hoạt động tư thương; Kinh doanh ngoại tệ ở các NHTM được mở rộng phạm vi và trình độ thanh toán XNK ở các chi nhánh NHTM được nâng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý ngoại tệ và tiền tệ biên giới; Góp phần huy động nguồn vốn để mở rông kinh doanh tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.

2. Thanh toán giữa các khách hàng khác cửa khẩu: Thực hiện thanh toán tương tự tại một cửa khẩu, sau đó chuyển tiền trong nước theo nhu cầu của khách hàng. Thí dụ: Thanh toán giữa các khách hàng thuộc Agribank Hải Ninh, Lào Cai với khách hàng thuộc ngân hàng Đông Hưng và Hải Khẩu

Trong trường hợp số dư tiền gửi ngoại tệ của chi nhánh Agribank Lào Cai tại Trung Quốc quá lớn thực hiện điều chuyển vốn cho chi nhánh Agribank Hải Ninh qua hệ thống NHTM Trung Quốc.

Việc tổ chức thanh toán XNK với Trung Quốc qua tài khoản song phương thực hiện bằng chuyển khoản cần được sự quan tâm chỉ đạo của NHTW và đàm phán với Ngân hàng Trung Quốc. Thống nhất nội dung hình thức thanh toán và các loại mẫu biểu chứng từ thích hợp, sớm giải quyết những khó khăn ách tắc trong thanh toán XNK với Trung Quốc hiện nay. Góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại và hợp tác giữa hai nước.

3.4.5. Hoạt động điều tiết đồng CNY

Một trong những sáng kiến mang lại thành công cho Agribank Lào Cai trong hoạt động TTBM là hoạt động điều tiết đồng CNY dư thừa sang đồng USD chuyển tiền về nước bán chênh lệch tỷ giá. Từ đầu năm 2011, tận dụng cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá giữa đồng CNY và USD giữa hai ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán biên mậu việt nam trung quốc tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh lào cai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)